HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Nghiên cứu này thực hiện khảo sát 300 nhân viên đã và đang làm việc tại các ngân hàng ở Thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên do số lượng nhân viên ngân hàng trên toàn Thành phố Đà Nẵng quá lớn so với mẫu nghiên cứu của khảo sát, chính vì vậy, kết quả của nghiên cứu cũng vẫn cịn hạn chế và khơng thể đại diện hết cho tồn bộ nhân viên ngân hàng khắp các tỉnh thành Thành phố Đà Nẵng.
- Vì thời gian nghiên cứu khơng nhiều nên việc thu thập dữ liệu sẽ không tránh khỏi những sai số và thiếu sót, vậy nên “thời gian” cũng chính là một hạn chế của nghiên cứu này.
- Với kỳ vọng nghiên cứu này sẽ tìm thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố khả năng lãnh đạo, thu nhập và phúc lợi và bản chất công việc đến sự gắn kết của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu hẹp, số lượng mẫu hạn chế đã khơng tìm thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự gắn kết của
nhân viên và khả năng khái quát chưa cao. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ các nhân tố này mà nên có
23
những biện pháp hữu hiệu để biến chúng trở thành những động lực tăng thêm sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức mình. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau và mở ra hướng nghiên cứu các nhân tố này với phạm vi rộng hơn ở cấp độ ngành ngân hàng Việt Nam với mẫu lớn hơn nhằm đánh giá một cách khái quát và toàn diện hơn các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên.
KẾT LUẬN
Ngân hàng hiện nay là một lĩnh vực dịch vụ được đánh giá ở mức cao về ứng dụng công nghệ tiên tiến và chịu nhiều tác động của làn sóng cơng nghiệp 4.0 vì hầu hết tất cả các ngân hàng hiện nay đều chuyển thành ngân hàng số, chính vì vậy, Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng cần có nguồn lực lao động trẻ, sẵn sàng cập nhật, bắt kịp xu hướng và tiếp thu những thay đổi mới mẻ trong cả dịch vụ khách hàng lẫn máy móc, thiết bị và cơng nghệ. Xu hướng chuyển đổi số mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo đó là khơng ít những thách thức về nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng. Bởi muốn chuyển đổi số hiệu quả phải có nhân sự hiểu cả cơng nghệ và nghiệp vụ kinh doanh. Vì vậy, giữa các ngân hàng đang diễn ra cuộc cạnh tranh nhân sự chất lượng cao rất quyết liệt.
Có thể nhận thấy rằng, vấn đề đặt ra là các công ty, tổ chức, đặc biệt là ngành ngân hàng rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao đề phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, chính vì vậy, việc “giữ chân” được nhân viên và cán bộ then chốt, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” là một vấn đề ‘sống còn” mà các nhà quản trị nhân sự doanh nghiệp cần phải nghiêm túc, đặc biệt xem xét và đánh giá và có những chính sách và tác động tích cực, phù hợp để quản trị nguồn nhân
24
sự. Từ năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ chun mơn, hoạch định chính sách của lãnh đạo cấp cao, khẩu vị rủi ro hay những dự báo tình hình để đưa ra những chính cách phù hợp cho doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khơng ổn định đó là do cấu trúc nhân sự thay đổi quá nhanh và chạy theo xu thế nhất thời, không ổn định tư tưởng và hơn hết là khơng có sự gắn kết của nhân viên với cơng việc nên hầu như các ngân hàng không thể thực hiện trọn vẹn chính sách hoặc chiến lược đã đưa ra.
Sau khi tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, với mục tiêu góp phần nâng cao sự gắn kết của nhân viên ngân hàng Thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như nhân viên làm trong ngành ngân hàng trên toàn quốc, luận văn đã tập trung làm rõ những luận điểm sau:
Thứ nhất, luận văn đã làm rõ các cơ sở lý thuyết về sự gắn kết nhân viên với tổ chức và tham khảo, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên.
Thứ hai, phân tích thực trạng biến động nhân sự ngành ngân hàng tại Thành phố Đà Nẵng và tìm kiếm, tham khảo các mơ hình nghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhau trong và ngồi nước từ các quan điểm, góc độ nhìn nhận khác nhau của các tác giả về sự gắn kết nhân viên đối với tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, làm cơ sở để tiến hành khảo sát, nghiên cứu ý kiến của các nhân viên đã và đang làm việc tại các ngân hàng khác nhau khắp các tỉnh thành Thành phố Đà Nẵng và đưa ra các chính sách hàm ý quản trị nhằm đóng góp, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn, cấp thiết và hiểu rõ tầm quan trọng của việc gắn kết nhân viên để từ đó sẽ xây dựng chiến lược phù hợp để “giữ chân” nhân viên nịng cốt, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.