TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC HÀNH VI NGUY CƠ Ở HỌC SINH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021 (Trang 56)

học sinh Đặc điểm (n=635)Tổng Thực hiện BL OR CI 95% P Có (n, %) Khơng (n, %) Mang vũ khí theo người Chưa bao giờ 337 18 (5,3%) 319 (94,7%) 4,43 1,14-17,11 0,031 * Đã từng 15 (20%)3 (80%)12 Khơng đến trường vì cảm thấy khơng được an tồn Chưa bao giờ 334 (4,5%)15 (95,5%)319 10,63 3,51-32,21 0,001 * Đã từng 18 (33,3%)6 12 (66,7%) Thử hút thuốc lá Chưa bao giờ 335 (5,7%)19 (94,3%)316 2,21 0,47-10,41 0,313 Đã từng 17 (11,8%)2 (88,2%)15 Hút thuốc lá thường xuyên Chưa bao giờ 349 20 (5,7%) 329 (94,3%) 8,22 0,71-94,60 0,091 Đã từng 3 (33,3%)1 (66,7%)2 Sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) Chưa bao giờ 135 5 (3,7%) (96,3%)130 2,07 0,740-5,786 0,166 Đã từng 217 (7,4%)16 (92,6%)201 Sử dụng chất gây nghiện Chưa bao giờ 344 19 (5,5%) 325 (94,5%) 5,70 1,07-30,16 0,041 * Đã từng 8 (25%)2 (75%)6 Có ý định tự tử Chưa bao giờ 321 16 (5,0%) 305 (95%) 3,66 1,24-10,80 0,019 * Đã từng 31 (16,1%)5 (83,9%)26 *p<0,05 và ** Nhóm so sánh Bảng 3.19 chỉ ra các hành vi nguy cơ và thực trạng tham gia BLHĐ. Kết quả

cho thấy nguy cơ học sinh bị BLHĐ trong nhóm từng mang vũ khí theo người cao hơn tới 4,43 nhóm chưa bao giờ mang vũ khí (OR= 4,43; KTC 95%: 1,14-17,11). Học sinh cảm thấy đến trường khơng an tồn cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn 10,63 lần so với học sinh chưa từng cảm thấy (OR= 10,63; KTC 95%: 3,51-32,21). Học sinh từng sử dụng chất gây nghiện cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn 5,70 lần so với học sinh chưa từng sử dụng (OR= 5,70; KTC 95%: 1,07-30,16). Cuối cùng, Học sinh từng có ý định tự tử cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn 3,66 lần so với học sinh chưa từng sử dụng (OR= 3,66; KTC 95%: 1,24-10,80).

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu Bạo lực học đường và một số yếu tố liên ở học sinh các trường

THCS của thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang để tìm hiểu về thực trạng cũng như các yếu tố liên quan đến tình hình bạo lực ở học sinh khu vực thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang và các vùng lân cận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực chiếm 19,0%, trong khi đó phổ biến nhất là học sinh chưa từng bị bạo lực 81,0%. Về từng tham gia bạo lực, tỷ lệ trả lời có chiếm 8,3%, trong đó khơng đánh nhau trong trường lần nào là 14%, 1 lần là 13,6%, 2-3 lần là 8,2%, 4 lần là 4,6%, và tỷ lệ bị thương do đánh nhau củng tưng ứng với số lần đánh nhau.

4.1. Thực trạng bạo lực học đường của học sinh tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM

Tỉ lệ bị bạo lực của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM là 6%, tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ chung khoảng 10-12% trong 3 nghiên cứu tại trường THCS Tơ Hiệu, Thường Tín, Hà Nội năm 2017: 10,6% (76), trường THCS thành phố Hà Nội năm 2019: 11,9% (74) và Báo cáo GSHS Việt Nam 2019: 10,42% (75). Tỷ lệ này chỉ bằng 1/3 so với điều tra tại Mỹ năm 2014-2015 ở nhóm học sinh từ 12-18 tuổi có 20,8% học sinh từng bị bạo lực (77). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh có thực hiện hành vi BLHĐ trong vòng 12 tháng qua trước thời điểm nghiên cứu là 18%. Tỷ lệ này gần với dữ liệu từ GSHS năm 2013: Có 1 trong 6 học sinh tham gia vào bạo lực một hoặc nhiều hơn một lần trong vòng 12 tháng qua (16,7%) (71). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng học sinh nữ có khả năng là nạn nhân của BLHĐ ở tất cả các hình thức thấp hơn học sinh nam.

Tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM, tỉ lệ học sinh từng tham gia bạo lực học đường trong vòng 12 tháng qua là 6,5% trong tổng số ĐTNC, thấp hơn so với tỉ lệ tham gia BLHĐ của học sinh trên địa bàn Hà Nội được trình bày trong báo cáo YRBSS (7,6%) (74). Nghiên cứu GSHS 2019 được thực hiện bởi nhóm tác giả trường Đại học Y tế cơng cộng cũng chỉ ra rằng tỉ lệ học sinh THCS có hành vi bắt nạt học sinh khác chỉ chiếm trên 4% (75). So sánh với 2 số liệu trên

cho thấy, tỉ lệ học sinh thực hiện bạo lực ở trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM vẫn còn khá cao. Những hành vi bạo lực phổ biến ở học sinh trường THCS Nguyễn Trãi là bạo lực lời nói (3,6%) và bạo lực thể chất (1,4%). Cứ 10 em thì có 1 em từng gán gọi biệt danh hoặc gọi tên bố mẹ mang ý nghĩa xấu. Tỷ lệ hành vi bạo lực sử dụng lời nói thấp hơn so với nghiên cứu tại trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín là 11%.

Những hành vi bạo lực có tính chất nghiêm trọng như bạo lực thể chất (đánh đấm, trấn lột, phá hoại có chủ đích…) tuy có tần suất khá ít (1,4%) nhưng vẫn xuất hiện trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng bạo lực được thực hiện ở học sinh THCS tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2015 cho thấy có khoảng 1% - 2% học sinh trong mẫu nghiên cứu phải trải qua ít nhất một lần những hành vi bạo lực (đấm, đá, bị giễu cợt, chế giễu, bị hủy hoại tài sản cá nhân…), học sinh nam thường phải chịu đựng hành vi BLHĐ nhiều hơn học sinh nữ (73). Tỉ lệ bạo lực trong trường khá cao về tần suất cho thấy một thực trạng rằng những biện pháp quản lý của ban giám hiệu các trường THCS chưa thực sự hiệu quả, mơi trường trường học chưa phải là an tồn và thân thiện đối với mỗi học sinh.

Về các hành vi nguy cơ dẫn đến tình trạng BLHĐ, tỉ lệ học sinh mang vũ khí theo người, có thực hiện hành vi bạo lực khá cao (20%) và tỉ lệ này ở nhóm bị bạo lực cũng chiếm tỉ lệ lớn (20%) mặc dù tỉ lệ học sinh mang vũ khí vào trong trường chỉ là 4,3%. Những vũ khí này có thể phục vụ mục đích thực hiện hành vi bạo lực với người khác, nhưng cũng có thể là để bảo vệ bản thân, thể hiện ở tỉ lệ nhóm bị bạo lực có mang vũ khí trong người, với tần suất 3 em bị bạo lực có mang vũ khí vào trong trường trong số 15 học sinh có mang vũ khí vào trong trường. Mặt khác, số học sinh không đến trường do cảm thấy khơng an tồn ở cả 2 nhóm đối tượng đều cao (5,1%). Những tỉ lệ này đưa ra một khả năng rằng học sinh có thể bị tấn cơng từ những đối tượng bên trong và bên ngoài trường.

Nghiên cứu SAVY II đưa ra tỉ lệ thanh thiếu niên từng mang vũ khí theo người là 2,3% (80). Dự án YRBSS thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đưa ra tỉ lệ mang vũ khí của học sinh THCS là 5,5% (74). Điều này cho thấy thực trạng sở

hữu và mang vũ khí theo người vẫn là một vấn đề lớn cho đến thời điểm hiện tại và việc tỉ lệ học sinh mang vũ khí theo người khơng chỉ đưa ra một nhu cầu cần siết chặt quản lý hơn về vật dụng học sinh mang đến trường, cũng như quan tâm tới tình hình học sinh khơng chỉ ở trong trường mà cịn ở ngồi trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng bị học sinh bạo lực nhiều nhất là học sinh cùng lớp, với tỉ lệ là 2,6% và 1,5% là học sinh cùng khối nhưng khác lớp. Người yêu hoặc người thân của ĐTNC tuy chiếm một phần khá nhỏ (0,8%) nhưng vẫn thuộc một trong những nhóm đối tượng chịu đựng tác động từ các hành vi bạo lực của học sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã thực hiện về chủ đề bạo lực gia đình, tuy nhiên đối tượng chịu ảnh hưởng của bạo lực trong nghiên cứu thường là trẻ vị thành niên (72, 81). Trẻ với vai trị là người tác động bạo lực thường ít được nhắc đến. Hành động bạo lực từ trẻ với người thân của mình có thể là một phần phản ứng từ việc bạo lực của cha mẹ tới các em, với tỉ lệ học sinh tại địa bàn nghiên cứu từng chứng kiến bạo lực gia đình với tần xuất hiếm khi là 20,2%, tần xuất thỉnh thoảng là 6%.

4.2. Các yếu tố liên quan tới thực trạng bạo lực học đường của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi

Về đặc điểm cá nhân, Trong các yếu tố về thông tin cá nhân của học sinh, có

yếu tố giới tính và kết quả học tập kỳ trước có có mối liên quan tới tình trạng thực hiện bạo lực. Tỷ lệ thực hiện bạo lực ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ (lần lượt là 10,6% và 4,1%). Những học sinh có kết quả học tập kì trước trung bình/yếu thực hiện bạo lực nhiều hơn so với nhóm học sinh có kết quả học tập kì trước xuất sắc/giỏi/khá với OR= 3,092 lần (95% CI: 1,121 - 8,524). Thực trạng này cũng được thể hiện trong luận văn thạc sỹ y tế công cộng thực hiện năm 2017 tại trường THCS Tô Hiệu của tác giả Trần Thị Huyền Trang: “Những HS có kết quả học tập trung bình /kém có khả năng thực hiện hành vi bạo lực cao hơn nhóm có kết quả học tập khá giỏi với OR=1,4 (95% CI: 1,1 - 2,3). Kết quả này cũng khá tương tự với nghiên cứu trên cỡ mẫu 750 học sinh tại 3 trường của Sóc Sơn. Khảo sát trên đối tượng học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội của luận văn Tiến sĩ Xã hội học tại Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ ra khá nhiều mối liên quan giữa yếu tố cá nhân tới tình trạng thực hiện BLHĐ (73). Theo đó, giới tính Nữ là yếu tố bảo vệ tới hành vi đánh nhau, gây rối của học sinh THCS, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy học sinh nam thường có xu hướng gây hấn, bất hịa với những bạn mình khơng thích và cũng là nạn nhân của các vụ BLHĐ nhiều hơn so với học sinh nữ (73). Mặt khác, những học sinh có xu hướng thực hiện BLHĐ thuộc nhóm khối 11 và 12, nhóm học lực trung bình và kém, trường ngồi cơng lập (73). Luận văn của tác giả Nguyễn Ngọc Bình, thực hiện trên học sinh THCS tại tỉnh Bắc Giang lại chỉ những yếu tố ảnh hưởng tới trạng bị bạo lực ở học sinh có mối liên quan tới giới tính, mức độ cố gắng giúp đỡ của bạn bè và việc tham gia các chương trình kỹ năng sống hoặc hoạt động tập thể (74). Kết quả của 2 nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là ở mối liên quan về phân loại trường, xu hướng có sự đối lập so với luận văn của tác giả Dương Thị Thu Hương đã được thực hiện cách đây 2 năm (73). Với khoảng cách trong thời gian thực hiện khá lớn, có thể trong thời điểm đó đã có các can thiệp nhằm giảm thiểu những yếu tố nguy cơ trên.

Về đặc điểm gia đình, kết quả phân tích cho thấy tình trạng bạo lực ở gia

đình có mối liên quan đến 2 nhóm đối tượng BLHĐ. Học sinh sống trong gia đình có tình trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình có xu hướng bị bạo lực hoặc thực hiện bạo lực nhiều hơn so với những em có gia đình hịa thuận. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới tình trạng bạo lực của trẻ được thực hiện bởi tác giả John Fantuzzo cũng đã đưa ra các bằng chứng, số liệu chứng minh rằng trẻ em sống trong những hộ gia đình thường xun xích mích sẽ có xu hướng giải quyết mâu thuẫn với người khác bằng bạo lực (83).

Kết quả này tương tự các nghiên cứu trước đây. Học sinh sống trong gia đình có xung đột, bạo lực có xu hướng bị bạo lực hoặc thực hiện bạo lực nhiều hơn so với những em có gia đình hịa thuận. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới tình trạng bạo lực của trẻ được thực hiện bởi tác giả John Fantuzzo cũng đã đưa ra các bằng chứng, số liệu chứng minh rằng trẻ em sống trong những hộ gia đình thường xun xích mích có xu hướng giải quyết mâu thuẫn với người khác bằng

bạo lực (75). Đồng thời, trong luận văn của mình, ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt cũng chỉ ra ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách và hành xử của học sinh với các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng từ các hành vi bạo lực từ bố, mẹ của học sinh (76, 77). Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Điệp, các yếu tố về tần suất cãi vã với các thành viên gia đình và từng chứng kiến các vụ bạo lực ở nơi sống là yếu tố nguy cơ của hành vi BLHĐ (78). Xét về đặc điểm gia đình, những học sinh sống trong gia đình thiếu cha hoặc mẹ đều có xu hướng bị bạo lực và thực hiện bạo lực. Tác động của việc phải sống xa cha hoặc mẹ cũng được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là một trong những yếu tố tác động tới xu hướng bạo lực của trẻ em (79). Khảo sát trên đối tượng học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội của luận văn Tiến sĩ Dương Thị Thu Hương cho thấy số lượng các hành vi nguy cơ tăng dần trong gia đình có ảnh hưởng tới tình trạng bị bạo lực (73).

Về yếu tố bạn bè và trường học, Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm có bạn

thân tham gia bạo lực có xu hướng bị bạo lực và tham gia bạo lực cao hơn so với nhóm bạn thân khơng tham gia. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên một số nghiên cứu khác trên thế giới với nhận định việc có bạn bè có hành vi phạm tội có mối liên quan đến bạo lực ở học sinh (85). Điều này có thể giải thích được do tác động của bạn bè tới hành vi của học sinh. Vì vậy, đây có thể là nhóm có xu hướng nguy cơ cao hơn. Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm học sinh có tham gia các chương trình tập huấn kỹ năng thì ít có nguy cơ tham gia cũng như bị BLHĐ hơn.Điều này cho thấy cần có can thiệp chuyên sâu về chủ đề BLHĐ do phần lớn thời gian học sinh tiếp xúc là với những người bạn ở trường. Việc can thiệp trong nhà trường có thể trực tiếp làm giảm tỉ lệ bị bạo lực ở học sinh.

Về môi trường xã hội, học sinh ngày nay có điều kiện được tiếp xúc với các

phương tiện giải trí như tivi, truyện tranh, máy tính... từ rất sớm. Trong nghiên cứu tước đây cũng nhận định rằng, việc tiếp xúc với các ấn phẩm nội dung bạo lực có tác động rất lớn đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh thường xuyên/luôn luôn tiếp xúc với ấn phẩm có nội dung bạo lực thực hiện BLHĐ bằng 4 lần học sinh không bao giờ/thỉnh thoảng tiếp xúc (p<0,004; KTC 95%:1,619-12,429).

Các ấn phẩm này bao gồm phim, clip hoặc áo trên mạng xã hội, trò chơi hành động. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới (80). Theo đó, những học sinh có xu hướng cao hơn trong thực hiện hành vi bạo lực so với nhóm đối chứng thuộc những nhóm thường xuyên tiếp xúc với với ấn phẩm bạo lực. Tương tự với kết quả nghiên cứu, tác giả Dương Thị Thu Hương cũng chỉ ra rằng nhóm học sinh chứng kiến hành vi bạo lực ở nơi ở cũng như thường xem phim “kiếm hiệp” thường có tỉ lệ thực hiện hành vi “đánh nhau” cao hơn nhiều so với học sinh khác (73). Đồng thời, yếu tố tiếp xúc với sản phẩm như súng ống, truyện tranh bạo lực… cũng được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng thực hiện bạo lực ở trẻ em (79). Thực trạng này chỉ ra sự cần thiết và lời cảnh báo đến sự quản lý và định hướng của người lớn trong việc giới hạn thời gian tiếp xúc của học sinh với những ấn phẩm bạo lực, giáo dục nhằm cải thiện nhận thức của các học sinh về vấn đề này để có thể chủ động tránh việc tiếp xúc quá nhiều với những ấn phẩm này, làm ảnh hưởng tới hành vi của các em.

Về các hành vi nguy cơ, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm học sinh từng

mang vũ khí theo người, khơng đến trường vì cảm thấy khơng được an tồn, từng sử

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)