ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021 (Trang 27 - 32)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh đang học tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Học sinh THCS (lớp 10 đến lớp 12) đang theo học tại trường

THCS Nguyễn Trãi trong năm học 2020-2021 vào thời điểm thu thập số liệu, đồng ý và được phụ huynh đồng ý cho phép tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh khơng có mặt (nghỉ học/vắng mặt) khi thu thập số

liệu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021 (Thời gian thu

thập số liệu: Tháng 1-3/2021)

- Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM 2.3. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu cắt ngang mơ tả có phân tích

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

Áp dụng cơng thức ước tính một tỉ lệ:

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra

- Z21-α/2: Hệ số tin cậy mức 95%, tương ứng là 1,96

- p (Tỷ lệ bạo lực dự đoán) bao gồm tỷ lệ tham gia BLHĐ và bị BLHĐ. Chúng tôi tham khảo nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang năm 2017 (“Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh

trường Trung học cơ sở Tơ Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2017”), cỡ mẫu đã được tính với tỷ lệ tham gia BLHĐ - p1=0,12 và tỷ lệ

2 2 ) 2 / 1 ( (1 ) d p p Z n   

bị BLHĐ - p2=0,10 (71).

- d = 0,05 (độ chính xác tuyệt đối)

Như vậy, khi thay p1 = 0,12; p2 = 0,1 vào công thức, ta được n1 = 162; n2 = 138. Để đảm bảo mẫu đủ lớn để phân tích yếu tố liên quan đến cả hành vi tham gia BLHĐ và bị BLHĐ, học viên đã chọn cỡ mẫu lớn hơn là n = 162 làm mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm, với đơn vị cụm là 1 lớp nên để đảm bảo tính đại diện của nghiên cứu, cỡ mẫu được nhân với hiệu lực thiết kế (DE=2). Vậy cỡ mẫu là 162*2=324, dự phịng 10% đối tượng từ chối, khơng tham gia vào nghiên cứu (324 *10% = 32 người).

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp học. Với số lượng mỗi lớp khoảng 40 em, số lớp cần chọn là 9 lớp (360/40 = 9). Năm học 2020- 2021 nhà trường có 21 lớp, với 856 học sinh. Từ danh sách 21 lớp này, sẽ chọn ngẫu nhiên 3 lớp/khối. Tại mỗi lớp được chọn, toàn bộ học sinh đang theo học của lớp đó và đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu. Tổng cỡ mẫu cuối cùng của nghiên cứu là 352 học sinh.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ được xây dựng trên cơ sở tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Huyền Trang (71), nghiên cứu về các hành vi/yếu tố nguy cơ liên quan đến bắt nạt của bộ công cụ YRBSS (Youth Risk Behavior Surveillance System) của Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ năm 2019 (5, 71). Bộ công cụ (YRBSS) là bộ công cụ của hệ thống giám sát trọng điểm sáu hành vi nguy cơ liên quan đến sức khỏe góp phần gây ra tử vong và tàn tật hàng đầu ở VTN/TN, trong đó có các hành vi góp phần gây ra thương tích và bạo lực khơng chủ ý. Bộ cơng cụ YRBSS đã được dịch và đánh giá tính giá trị với nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng “Đánh giá các hành vi nguy cơ với sức khỏe trẻ vị thành niên tại Hà

nội năm 2019” (72).

2.5.2. Cách thức thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phát vấn để thu thập thông tin, với bộ câu hỏi dành cho học sinh tự điền vào các ý có nội dung mà học sinh lựa chọn. Các bước thu thập số liệu là

Bước 1: Liên hệ với đơn vị có đối tượng nghiên cứu

- Thống nhất kế hoạch khảo sát với Ban giám hiệu nhà trường.

- Trao đổi với GVCN để lấy danh sách học sinh các lớp sẽ khảo sát, đồng thời gửi GVCN phát cho học sinh phiếu đồng ý tham gia khảo sát của phụ huynh học sinh.

Bước 2: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi cho học sinh Bước 3: Tập huấn nội dung thu thập số liệu với ĐTV

Bước 4: Thu thập số liệu: Điều tra viên phát phiếu, hướng dẫn học sinh cách

điền phiếu để thu thập thông tin, với bộ câu hỏi dành cho học sinh tự khoanh vào các ý có nội dung mà học sinh lựa chọn.

2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu

Bộ câu hỏi bao gồm 6 nhóm biến số chính (Chi tiết ở Phụ Lục 1. Biến số

nghiên cứu):

1. Thông tin nhân khẩu học và thông tin cá nhân của học sinh 2. Các hành vi nguy cơ của học sinh

3. Mối quan hệ và hoàn cảnh gia đình 4. Mối quan hệ với bạn bè

5. Mơi trường nhà trường và xã hội

6. Thực trạng BLHĐ (hành vi bạo lực và từng bị bạo lực)

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa theo định nghĩa “bạo lực học đường” của CDC, biến số đầu ra trong nghiên cứu được định nghĩa như sau:

 Học sinh bị BLHĐ “là người bị học sinh khác hoặc một nhóm học sinh khác có những hành động bạo lực thể chất, các biện pháp sử dụng vũ khí, khống chế bằng sức mạnh cơ thể (đánh đấm, đá,…), bạo lực bằng lới nói (đe doạ, xúc phạm,...), bạo lực xã hội (phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay…) và bạo lực điện tử (phát tán tạo tin đồn xấu…) hoặc bị ép buộc thực hiện bất cứ hành vi nào ở trên trong vòng 12 tháng trước thời điểm trả lời bộ câu hỏi. Học sinh bị bạo lực là học sinh được xác định đã từng bị bạo lực vào một hay nhiều hành vi nào trong các hành vi trên”.

 Học sinh tham gia BLHĐ “là học sinh trực tiếp thực hiện các bạo lực thể chất, mang và sử dụng vũ khí, khống chế bằng sức mạnh cơ thể (đánh đấm, đá,…), bạo lực bằng lới nói (đe doạ, xúc phạm,...), bạo lực xã hội (phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay,…) và bạo lực điện tử (phát tán tạo tin đồn xấu,…) hoặc thực hiện bất cứ bạo lực nào ở trên trong vòng 12 tháng trước thời điểm trả lời bộ câu hỏi. Học sinh có bạo lực là học sinh được xác định đã từng tham gia vào một hay nhiều hành vi nào trong các hành vi trên”.

2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dữ liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 26.0. Phân tích gồm Thống kê mơ tả về đối

tượng nghiên cứu, các thông tin về yếu tố gia đình, bạn bè, trường học, mơi trường sống v.v… Thống kê suy luận được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa tham gia BLHĐ và bị BLHĐ thơng qua kiểm định khi bình phương (2) với mức ý nghĩa 5%.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y tế công cộng xem xét và thông qua theo Quyết định 24/2021/YTCC-HD3 ngày 3 tháng 2 năm 2021. Nghiên cứu tuân thủ nghiêm túc theo nguyên tắc bảo mật và giữ kín thơng tin riêng tư của các học sinh tham gia nghiên cứu. Trang thông tin nghiên cứu và phiếu chấp thuận đạo đức đều được gửi cho học sinh và được cha/mẹ/người bảo lãnh ký đồng ý trước khi thực hiện phát vấn. Số liệu của nghiên cứu được mã hoá và bảo mật chỉ sử dụng cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)