* Ngày 23/3, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 378/QĐ-TTg ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng Trung ƣơng.
Theo đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước.
Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động", "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Tỉnh Anh hùng", "Thành phố Anh hùng" (danh hiệu Anh hùng) theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
Đồng thời, định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng; theo dõi, đôn đốc, giám sát công tác thi đua, khen thưởng.
Cơ cấu, thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng Trung ƣơng
Thường trực Hội đồng gồm: Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch
nước là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng cịn có: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Ủy viên Thường trực Hội đồng. Các Ủy viên Hội đồng gồm: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ và đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số, các ý kiến khác nhau của các Ủy viên Hội đồng về việc đề xuất các chủ trương, chính sách về thi đua, khen
thưởng đều được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định. Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá công tác của Hội đồng, tổng hợp tình hình phong trào thi đua và cơng tác khen thưởng của cả nước, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng tiếp theo và cho ý kiến giải quyết những vấn đề cần thiết khác. Hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập…
* Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Theo đó, Quyết định sửa đổi Khoản 2 Điều 2 về đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: a) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật. b) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật. c) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi thành: “1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học
sinh, sinh viên”. Như vậy, so với mức cũ đã áp dụng từ 01/12/2019 thì mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viêntăng thêm 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Quyết định cũng sửa đổi Khoản 2 Điều 9 về trả nợ gốc và lãi tiền vay. Cụ thể, kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định, đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên. Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.
Đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng đã ký hợp đồng trước ngày Quyết định này có hiệu lực: Ngân hàng Chính sách xã hội, khách hàng và các bên liên quan tiếp tục được thực hiện theo các cam kết, các quyền hạn và trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Mức vay vốn tối đa tại Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này được áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2022.