Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn
Tiếp tục tiến độ thối vốn và cổ phần hóa DNNN
Trong năm 2021, Nhà nước chỉ thoái vốn khỏi 18 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách là 1,7 nghìn tỷ đồng và thu về 4,4 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách 27,3 nghìn tỷ đồng được ghi nhận từ việc thối vốn trong giai đoạn 2016 - 2020, thu về 177,4 nghìn tỷ đồng. Chúng tơi cho rằng việc thối vốn Nhà nước chậm tiến độ cũng là do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh thứ tư tại Việt Nam. Khi dịch bệnh được kiểm soát, việc thoái vốn của các DNNN sẽ trở lại đúng hướng. Dự kiến, Nhà nước Việt Nam sẽ thoái vốn tại 6 doanh nghiệp lớn trong năm 2022 gồm FPT Group, Habeco, Bảo hiểm Bảo Minh…
Về kế hoạch cổ phần hóa, có 89 doanh nghiệp được lên kế hoạch với 13 doanh nghiệp lớn tại Hà Nội và 38 doanh nghiệp lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm MobiFone, Agribank, VNPT… Nếu thành cơng sẽ tạo thêm một dịng chảy lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam, mang đến nhiều sự lựa chọn mới cho các nhà đầu tư.
Kịch bản Thận trọng Trung lập Lạc quan
Chỉ số VN-Index (điểm) 1.457,5 1.709,6 1.949,3
Tăng trưởng so với 4/1/2021 -2,7% 14,1% 30,1%
Báo cáo chiến lược – 2022 Ngày 24/03/2022
Phịng Phân Tích ACBS www.acbs.com.vn 54
Tel: (+84) (28) 3823 4159 (ext: 354) Bloomberg: ACBS <GO>
Nguồn: MoF
Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân trong nước
Con số 1,5 triệu tài khoản chứng khoán mới được mở trong năm 2021 đã khẳng định ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Con số này cao hơn nhiều so với tổng số tài khoản mở trong 4 năm trong giai đoạn 2017-2020 (tổng cộng 1,0 triệu tài khoản). Theo dữ liệu của Fiinpro, 93.079 tỷ đồng (~ 4,0 tỷ USD) đã được rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Kể từ tháng 1 năm 2022, thêm 195.068 tài khoản được mở mới. Chúng tôi tin rằng sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ thúc đẩy thanh khoản thị trường lên mức cao kỷ lục mới vào năm 2022.
Các chuyên gia đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường Đài Loan trong những năm 90 bao gồm việc giới thiệu các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo và sự tăng vọt về số lượng các nhà đầu tư cá nhân. Theo kịch bản tương tự như Đài Loan, thị trường Việt Nam có thể thấy số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới.
0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số doanh nghiệp cổ phần hóa
số doanh nghiệp
Báo cáo chiến lược – 2022 Ngày 24/03/2022
Phịng Phân Tích ACBS www.acbs.com.vn 55
Tel: (+84) (28) 3823 4159 (ext: 354) Bloomberg: ACBS <GO>
Theo đó, chúng tơi cũng nhận thấy sự bùng nổ tương tự của các nhà đầu tư cá nhân tại các thị trường khác, đặc biệt là ở Đông Nam Á khi lãi suất huy động xuống thấp và khuyến khích mọi người chuyển kênh đầu tư để thu lợi nhuận hiệu quả hơn trên nền tảng giao dịch trực tuyến dễ tiếp cận. Sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường Thái Lan có thể thấy được thông qua số lượng tài khoản giao dịch cá nhân, tăng từ 47.429 tài khoản mới trong năm 2019 lên 119.634 tài khoản mới trong năm 2020 (+ 152%). Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2021, số lượng tài khoản cá nhân mới tại thị trường SET đã tăng gần gấp đôi lên 230.445 tài khoản, tương ứng với tỷ lệ tham gia của cá nhà đầu tư cá nhân là 42% (so với 39% vào cuối năm 2020). Kịch bản tương tự cũng áp dụng cho Malaysia với các tài khoản cá nhân mới tăng 264.118 tài khoản trong năm 2020 và thêm 223.249 tài khoản vào năm 2021 (gấp đôi so với 113.665 tài khoản mới trong năm 2019), đưa tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường Bursa từ 25% lên 38% vào cuối năm 2021.
Sự phát triển các quỹ đầu tư trong nước
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp là yếu tố chính góp phần làm tăng mạnh lượng nhà đầu tư cá nhân và dòng vốn vào thị trường chứng khoán. Lãi suất giảm mạnh vào năm 2020 đã tạo ra nhiều thế hệ nhà đầu tư mới dịch chuyển từ kênh tiền gửi tiết kiệm sang đầu tư cổ phiếu nhằm tìm kiếm cơ hội và lợi suất cao hơn. Mặt hạn chế của điều này là không phải tất cả các nhà đầu tư mới đều được trang bị kiến thức đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đang tồn tại trên thị trường chứng khốn. Theo đó, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khốn Việt Nam đã chứng kiến sự sơi động với nhiều cổ phiếu penny tăng giá gấp nhiều lần. Điều này xảy ra một phần do thị trường vẫn cịn mới và khơng có đủ sản phẩm để cung cấp cho các nhà đầu tư mới. Điều này cũng đã thu hút được sự chú ý của các công ty quản lý quỹ. Một trong những đối tượng đầu tiên nhắm đến khách hàng cá nhân là Dragon Capital, quỹ lớn nhất tại Việt Nam, đã thành lập quỹ hưu trí đầu tiên giành cho với cơng chúng. Ngay cả khi khơng có lãi suất thấp, chúng tơi vẫn dự đốn nhiều quỹ trong nước sẽ xuất hiện và nhắm đến khối khách hàng cá nhân khi thu nhập đầu người tại Việt Nam ngày càng tăng. Hiện tượng xảy ra trong đại dịch vừa qua cho thấy tiềm năng của khách hàng cá nhân vẫn bị bỏ quên cho đến nay. Chúng tôi tin rằng nhiều công ty quản lý quỹ trong nước đã nhận ra và đã chuẩn bị sẵn sàng để khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Nhìn chung, trong khi việc tiệm cận một thị trường mới chưa được khai thác là hấp dẫn, sẽ khơng dễ dàng vì người dân Việt Nam vẫn khá bảo thủ với nhiều hứng thú vào tài sản thừa kế, bất động sản và vàng. Nhìn vào nước láng giềng Trung Quốc, một nước rất giống Việt Nam về nhiều mặt, nhưng đã tiến bộ khá xa với hàng nghìn quỹ mặc dù thị trường tài chính Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào đầu những năm 2000.
Khả năng được nâng hạng lên thị trường mới nổi
Cũng cần đề cập đến tiềm năng FTSE nâng cấp Việt Nam lên thị trường mới nổi vì Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam sẽ nâng cấp lên hệ thống mới do KRX phát triển, cho phép Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đáp ứng hầu hết các tiêu chí của FTSE đối với Thị trường mới nổi (ví dụ: bán khống). Chúng tơi kỳ vọng trong năm tới hệ thống mới sẽ hoạt động tốt và Việt Nam sẽ được nâng cấp lên thị trường mới nổi