6. Kết cấu luận văn
1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại
1.3.4. Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương
thương mại
1.3.4.1. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế
Trên cơ sở tham mưu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chính phủ đã từng bước củng cố khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tốn ngân hàng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển một nền kinh tế ổn định và vững chắc. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn (Nghị định 64/2001/NĐ-CP) tạo khn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, làm cơ sở cho các tổ chức này ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh tốn trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh tốn an tồn và nhanh chóng, ổn định.
Đặc biệt đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh tốn của các ngân hàng, Chính phủ đã rất chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh tốn có ứng dụng cơng nghệ điện tử. Khi chưa có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã được quy định, sau khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội phê duyệt Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại…
Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền mặt và NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7
của Nghị định 161.
Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ khơng chỉ là các ngân hàng, mà cịn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức khơng phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngày 03/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN Quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh (tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng). Do thẻ trả trước vơ danh là sản phẩm có những đặc thù riêng, chỉ để sử dụng thanh toán hàng hố, dịch vụ có giá trị nhỏ và phục vụ cho bộ phận có thu nhập thấp khơng có tài khoản tại ngân hàng nên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì hạn mức số dư của một thẻ không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý.
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho người dân.
Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã khơng ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh tốn qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thực hiện cơng tác thanh tốn tới cơng chúng được nhanh chóng, an tồn và thuận tiện. Từ đó,
các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh tốn phong phú, hiện đại, góp phần đa dạng hố các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với các quy định về áp dụng các điều ước quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập.
1.3.4.2. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống TTĐTLNH là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến online hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế theo mơ hình tập trung hóa tài khoản. Thơng qua việc tập trung số dư tài khoản tiền gửi của các Chi nhánh về Hội sở của NHNN; Thanh toán trực tuyến (online) kết nối các Hội sở chính, các chi nhánh của NHTM với Trung tâm thanh toán Quốc gia, tạo luồng thơng tin thơng suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an tồn cho mọi khoản thanh tốn. Nhờ có hệ thống TTLNH mà dịch vụ ngân hàng điện tử mới có thể phát triển vững mạnh.
Hệ thống TTĐTLNH ở Việt Nam là một tiểu dự án trong dự án "Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn" do WB tài trợ. Ngày 16/01/1996, hiệp định tín dụng “Dự án Hiện đại hố Ngân hàng và Hệ thống Thanh tốn” ký kết giữa Chính phủ Việt nam và WB số 2785 VN, bao gồm 7 Tiểu dự án: 01 của NHNN và 06 của các NHTM, trong đó Tiểu dự án thanh tốn điện tử liên Ngân hàng do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất trong toàn Dự án. Việc triển khai Tiểu dự án được bắt đầu vào cuối năm 1999 đến 6/3/2001 hồn thành thi cơng kỹ thuật. Từ 3/2001- 02/2002 hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu giả định và từ 03/2002 đến 30/04/2002, hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu thật.Từ ngày 02/05/2002 Hệ thống TTLNH chính thức được đưa vào vận hành.Tiếp nối TTLNH-1, hệ thống TTLNH-2, được NHNNVN chính thức vận hànhtừ 18/11/2008, sẽ là một nền tảng công nghệ quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.Đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Hiện nay, qua 18 năm vận hành chính thức, hệ thống TTLNH đã hoạt động ổn định và ngày càng phát huy hiệu quả. Hiện nay hệ thống có 472 đơn vị tham gia
thanh tốn là các ngân hàng (71 ngân hàng), chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong cả nước, có thể xử lý 40.000 - 44.000 giao dịch/ngày, doanh số trung bình khoảng 70 nghìn tỷ đồng/ngày. Số lệnh thanh tốn qua hệ thống ngày càng gia tăng, năm 2006 trung bình mỗi ngày có khoảng 17.000 đến 20.000 lệnh thanh tốn thì đến năm 2008 bình qn mỗi ngày có khoảng 35.000 đến 45.000 lệnh thanh tốn với thời gian thực hiện một lệnh thanh tốn chỉ trong vịng 10 giây. Tất cả các món thanh tốn đều bảo đảm an toàn; Số liệu đối chiếu cuối ngày đều khớp đúng.
Theo thống kê của các ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước, từ năm 2002 đến năm 2010, có 24.450.134 lệnh thanh tốn và tổng số tiền giao dịch là 26.082.850 tỷ đồng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng. Cả nước hiện đang có hơn 5600 máy ATM, gần 18.000 máy POS và hơn 27.380.000 thẻ ATM đã phát hành. Đây là một yếu tố cần thiết để các ngân hàng liên kết và xây dựng hệ thống thanh toán điện tử theo chuẩn chung.
1.3.4.3. Hệ thống tập trung hóa tài khoản kế tốn (core banking)
Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng, là hệ thống kế tốn khách hàng tập trung hóa tài khoản dựa trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ hiện đại. Thơng qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có "core" hiện đại hoặc dùng "core" lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, khơng thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Như vậy, với hệ thống core banking, các dữ liệu về khách hàng được cập nhật và lưu trữ tập trung, giúp cho việc quản lý, phân loại khách hàng được chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngồi ra, core banking cịn giúp tăng tốc độ xử lý, rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân cơng, và nhiều chi phí hành chính khác. Ngân hàng có thể thực hiện tới
1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Công nghệ phần mềm lõi (core banking) là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ sách kế tốn, dữ liệu máy tính... chỉ hiển thị bằng thơng tin và quản lý tài sản đó thơng qua thơng tin chứ khơng thể quản lý tài sản vật lý. Lõi banking chính là hạt nhân tồn bộ hệ thống thơng tin của một hệ thống ngân hàng.
Tại Việt Nam năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này, tức 84% các ngân hàng Việt Nam đã triển khai xong và đưa vào sử dụng hệ thống Core banking phù hợp với cơng nghệ hiện đại của thế giới, trong đó có một số ngân hàng đã kết nối tồn quốc, một số mới trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Các ngân hàng cũng đã quan tâm chú ý đến việc phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo mật của ngân hàng mình. Tuy nhiên, quy mơ hệ thống vẫn cịn nhỏ và chưa đầy đủ các chức năng.
1.3.4.4. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học cơng nghệ cao
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay khơng cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking… Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học cơng nghệ và địi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Để có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong một ngân hàng đồng bộ, các ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, được quản lý bằng một hệ thống máy tính với phần mềm tương thích, mà chi phí cho phần mềm cơng nghệ hiện đại khơng hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho các loại máy móc như máy ATM, máy POS, hệ thống core banking nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đòi hỏi khách quan.
Như vậy để đầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng vốn lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ là một điều kiện tất yếu để có thể phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. u cầu về
cơng nghệ cao cũng địi hỏi nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài nghiệp vụ chuyên mơn thành thạo, nhiều kinh nghiệm, cịn cần phải có kiến thức về cơng nghệ thơng tin. Với số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng, liên tục gia tăng tính mới mẻ, các nhân viên ngân hàng phải ln nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và có hiểu biết về các ứng dụng khoa học công nghệ trong ngân hàng.
1.3.4.5. Hạ tầng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin – truyền thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử ứng dụng hàm lượng công nghệ thông tin cao. Các yếu tố như dung lượng đường truyền internet, tính ổn định của đường truyền, mức độ tin học hóa trong các cơ quan quản lý, trong cộng đồng dân cư... nâng cao sẽ giúp cho các dịch vụ như internet banking, phone banking, mobile banking... đáp ứng tốt hơn.
Công nghệ thông tin – truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Cục Ứng dụng công nghệ thơng tin, Bộ Bưu chính Viễn thơng, tính đến đầu năm 2007, tổng số máy điện thoại trên toàn quốc là 29,54 triệu máy, đạt mật độ 35 máy/100 dân. Tốc độ phát triển cơng nghệ thơng tin bình quân đạt 25-30%/năm.
Về sự phát triển của mạng Internet nói riêng, tháng 11 năm 1997 Việt Nam tham gia mạng tồn cầu, giữa năm 1999 mới có khoảng 20 nghìn th bao, chủ yếu là khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, FPT, nhưng dịch vụ internet đã dần dần mở rộng đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng cá nhân. Đến năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân trong nước truy cập mạng thơng tin tồn cầu, nhưng chỉ sau tám năm tức chưa đầy một thập kỷ, con số này đã tăng 100 lần lên 20,2 triệu, chiếm 23,4% dân số, 100% các doanh nghiệp lớn, tổng cơng ty đã có kết nối Internet. Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet.
(Theo thống kê Internet Việt Nam 2019 tại GSMA Intelligence)
Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự phát triển của cơng nghê, các dịng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên