6. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ NHĐT dành cho doanh nghiệp tại Ngân hàng
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong triển khai dịch
khai dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.3.2.1. Hạn chế
Tuy ngân hàng Techcombank đã có một số thành cơng nhất định trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhưng vẫn còn một số hạn chế như:
- Tính tiện ích thực sự của dịch vụ: Các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp các thông tin về tài khoản, các thông tin tỷ giá, lãi suất, thơng tin dịch vụ của ngân hàng cịn các giao dịch thực thụ vẫn chưa được phổ biến, chưa tạo ra được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục mọi người sử dụng.
- Hiệu ứng truyền thông: Cơng tác marketing chưa thực sự hiệu quả vì đa số các khách hàng doanh nghiệp chỉ sử dụng homebanking và chưa biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử một cách tồn diện và tính tiện ích của nó nên chưa thu hút được các khách hàng mới. Do ở Việt Nam đối tượng được tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế.
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ… còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính, tư vấn tài chính, tư vấn bảo hiểm…
vào chứng từ lưu trữ truyền thống (khi một số doanh nghiệp vẫn cần in và đóng dấu ngân hàng để sao lưu hồ sơ phục vụ kiểm tra, thanh tra, thuế….) chưa thể điện tử hố mọi chứng từ giao dịch. Ngồi ra, việc sử dụng chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ ký thông thường. Cũng như việc gián đoạn giao dịch do hạ tầng công nghệ hay đường truyền lỗi, nghẽn mạng dẫn đến ngưng toàn bộ giao dịch.
Bên cạnh đó, những rủi ro mới như hacker (tin tặc), virus máy tính có thể có những tác hại rất lớn khơng chỉ đối với ngân hàng mà cịn đối với khách hàng, gây mất lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Vấn đề bảo mật thông tin là một trong những hạn chế lớn nhất đối với người sử dụng thẻ, rủi ro do lỗi công nghệ, hoạt động của ngân hàng là lớn nhất, sau đó là rủi ro do để lộ mã PIN, và do thẻ giả.
Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa thực sự phát triển, các tiện ích chưa được sử dụng hiệu quả nhất, một phần là do quy mô và chất lượng của TMĐT cịn rất thấp và phát triển chậm, cần có một hệ thống TMĐT đủ mạnh để cung cấp tất cả hàng hoá dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển.
2.3.2.2. Nguyên nhân:
a. Khó khăn từ mơi trường kinh tế vĩ mơ
- Về môi trường pháp lý:
Tuy hiện nay đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật cho lĩnh vực này nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ, các văn bản pháp quy của NHNN và một số bộ, ngành chưa đáp ứng được để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, các quy định chưa thật chặt chẽ và rõ ràng, chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hệ thống ngân hàng điện tử phát triển. Như vậy nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết tạo điều kiện ứng dụng, phát triển công nghệ mới chưa được xây dựng nên đã làm chậm lại q trình hiện đại hóa ngân hàng.
- Về phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin:
Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của cả nền kinh tế, gây khơng ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
b. Hạn chế của ngân hàng Techcombank
- Về mặt quản lý
Đội ngũ nhân viên còn nhiều biến động ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ nhân viên kế thừa của phịng Ngân hàng điện tử nói riêng và của Techcombank nói chung. Chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử còn chưa thỏa mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng, hoặc các dịch vụ Ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ cho thuê tài chính
- Về cung ứng DVNH ĐT
Trong các khách hàng tham gia giao dịch tại Techcombank, không phải tất cả các khách hàng đều sử dụng DVNHĐT của Techcombank, lí do sử dụng dịch vụ và chưa sử dụng dịch vụ được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây:
Khác Đáp ứng nhu cầu thanh tốn nhiều, liên tục Miễn phí dịch vụ sử dụng Ngân hàng có uy tín Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 8.1% 41.9% 61.5% 74.4% 79.5% Biểu đồ 2.1: Dịch vụ đang sử dụng
Quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác Lo ngại thủ tục rườm rà Quen đến giao dịch tại ngân hàng Không quan tâm Khơng an tâm, an tồn Chưa có nhu cầu Dịch vụ mới, chưa biết, chưa có thơng tin
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 9.4% 12.5% 18.8% 25.0% 34.4% 46.9% 78.1% Biểu đồ 2.2: Lý do chưa sử dụng dịch vụ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử cụ thể đã và đang phát triển tại Techcombank, đồng thời thơng qua chỉ tiêu, doanh số phát triển có thể đánh giá khái quát nhất những kết quả đạt được và một số hạn chế cùng những nguyên nhân của hạn chế đó. Ở chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp vĩ mơ và vi mơ nhằm mục đích nâng cao hơn nữa sự phát triển của Dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM GĨP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG