Sử dụng bộ điều tốc biogas riêng dẫn động van côn (BĐT loại 2)

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ rv70-n (Trang 56 - 58)

4. Nghiên cứu, cải tiến hệ thống cung cấp biogas cho động cơ RV70-N

4.4.2.2. Sử dụng bộ điều tốc biogas riêng dẫn động van côn (BĐT loại 2)

a). Sơ đồ hệ thống

b). Nguyên lý làm việc

* Khi chạy bằng lưỡng nhiên liệu (diesel + biogas):

+ Khi khởi động: Khi khởi động động cơ ta nới lỏng vít hạn chế (17) ra khoảng vài ba vòng để cho vít không tác dụng lên càng điều tốc (18) và khởi động giống như trường hợp chạy bằng diesel. Lúc này khóa cấp biogas (23) đóng và van côn (22) mở hoàn toàn dưới tác dụng của lò xo điều tốc biogas (2)

+ Khi chạy không tải: Sau khi động cơ hoạt động ổn định rồi ta kéo cần ga diesel (12) về vị trí không tải và chỉnh vít hạn chế để động cơ chạy ở chế độ không

Hình 4-7. Sơ đồ hệ thống dẫn động bằng BĐT loại 2. I. Bộ điều tốc biogas; II. Bộ điều tốc diesel

1. Bánh đai dẫn động điều tốc biogas; 2. Lò xo điều tốc biogas; 3. Trục điều tốc biogas; 4. Quả văng; 5. Càng điều tốc biogas; 6. Họng Ventury; 7. Đường ống nạp

động cơ; 8. Vòi phun diesel; 9. Xu páp; 10. Đường ống xả; 11. Bơm cao áp; 12. Trục cần ga diesel; 13. Lò xo điều tốc diesel; 14. Càng điều tốc diesel; 15. Bánh răng trục khuỷu; 16. Trục khuỷu; 17. Vít hạn chế lượng phun diesel; 18. Càng điều

tốc diesel; 19. Nắp bơm cao áp; 20. Piston; 21. Đường ống cấp biogas vào động cơ; 22. Van côn; 23. Khóa cấp biogas.

Biogas từ bộ phận cung cấp Không khí Khí xả G H 22 9 14 23 6 A B 1 2 3 4 5 7 8 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 21 C D E F I II

tải (cố định ở vị trí 10,162%). Sau đó mở dần khóa cấp biogas (23) đến khi động cơ chạy ổn định, lúc này dưới tác dụng của bộ điều tốc biogas sẽ làm cho van côn đóng dần lại. Trong trường hợp này động cơ sẽ chạy với lượng diesel không đổi và việc tăng công suất động cơ được điều khiển bởi khóa cấp biogas (23). Lúc này bộ điều tốc diesel sẽ bị cô lập còn hoạt động của bộ điều tốc biogas như sau:

+ Khi tải nhỏ: Do tốc độ động cơ lớn làm cho lực ly tâm của các quả văng (4) sẽ thắng lực lò xo (2) đẩy trục điều tốc (3) đi ra ngoài (vị trí F). Thông qua các tay đòn dẫn động làm cho van côn đóng dần lại (vị trí H) và do đó lượng biogas nạp vào động cơ sẽ nhỏ làm cho tốc độ động cơ giảm xuống.

+ Khi tải lớn: Ngược lại thì van côn sẽ mở to ra (vị trí G) làm cho lượng biogas nạp vào động cơ tăng lên và do đó làm tốc độ động cơ tăng lên.

Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại với trường hợp tải thay đổi và ổn định nếu như tải ổn định.

+ Khi tắt máy: Khóa van cấp biogas (23) lại và gạt cần ga diesel (12) về vị trí tắt máy.

Vít hạn chế luôn cố định tại một vị trí và ở các lần khởi động tiếp theo thì ta không cần chỉnh nó nữa.

* Khi chạy bằng diesel:

+ Khó van cấp biogas (23) lại.

+ Nới lỏng vít hạn chế (17) ra khoảng vài ba vòng để cho vít không tác dụng lên càng điều tốc diesel (18) nữa.

+ Khởi động và điều chỉnh động cơ như trước khi cải tạo.

c). Ưu, nhược điểm

* Ưu điểm:

+ Làm việc tin cậy, kết cấu đơn giản.

+ Không làm thay đổi quá nhiều kết cấu của động cơ.

+ Việc điều khiển quá trình cung cấp biogas đơn giản, dễ điều chỉnh các cơ cấu trong bộ điều tốc.

+ Khi hệ thống cung cấp nhiên liệu biogas có vấn đề thì động cơ chuyển sang sử dụng diesel dễ dàng, thuận tiện vì không phải mất nhiều thời gian để lắp ráp và vận hành.

+ Với việc sử dụng van côn và cơ cấu hạn chế lượng phun dùng vít nên việc dẫn động hệ thống đơn giản, không cồng kềnh.

+ Dễ chế tạo, lắp đặt và vận hành. * Nhược điểm:

+Phải thường xuyên bảo dưỡng và tra dầu mỡ.

+ Vì là bộ điều tốc điều khiển bằng cơ khí nên độ rơ ở các khâu khớp vẫn còn làm cho độ nhạy của hệ thống thấp.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ rv70-n (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w