III. QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ THEO FIDIC
3. Những khác biệt cơ bản
3.5.3. Bồi thường và phạt do chậm trễ thi công
Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định về bồi thường và phạt dường như như đã q rõ ràng và khơng có sự nhầm lẫn về hai chế định này32. Tuy nhiên, khi các quy định hướng dẫn về hợp đồng xây dựng trong thời gian gần đây được ban hành thì việc hiểu và áp dụng các quy định phạt và/hoặc bồi thường vào hợp đồng xây dựng lại phát sinh nhiều vấn đề, cụ thể:
▪ Theo quy định của luật Việt Nam33, nếu nhà thầu vi phạm thời gian hoàn thành (khơng hồn thành đúng hạn) thì có thể sẽ bị PHẠT không vượt quá mức 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
▪ Chưa nói tới sự đa nghĩa của cụm từ “giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”, quy định phạt như vậy vơ hình trung các bên khi viện dẫn tới luật Việt Nam đã quy
31 Tham khảo Mục 3.2 nêu trên.
32 Xem thêm Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005.
Bản Tin Số 6 | 2018
36
ước với nhau rằng việc áp dụng phạt là cần thiết và tách biệt với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đây là một sự tiếp cận không hợp lý bởi có quá nhiều trường hợp mà nhà thầu có thể bị phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, bao gồm tất cả các vấn đề về thời hạn, an toàn, chất lượng, v.v. Nếu tất cả những vi phạm như vậy bị áp đặt một nghĩa vụ phạt thì cũng đồng nghĩa chủ đầu tư đang gia tăng một cách đáng kể nghĩa vụ của nhà thầu và mục đích răn đe của chế định phạt đã khơng cịn ý nghĩa mà tạo ra cho chủ đầu tư một lợi thế quá lớn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
▪ Ở chiều ngược lại, FIDIC đã ngầm ấn định trách nhiệm của nhà thầu khi chậm hồn thành cơng việc là một trách nhiệm được quy kết theo mức thiệt hại dự kiến34. Với cách tiếp cận này, FIDIC giải quyết hai vấn đề quan trọng, thứ nhất đó là việc khơng làm gia tăng một cách quá đáng nghĩa vụ của nhà thầu khi vi phạm nghĩa vụ hồn thành; thứ hai, nó hỗ trợ chủ đầu tư trong việc ước lượng thiệt hại do chậm trễ thi công. Việc xác định, đánh giá và cân nhắc giá trị chính xác bị thiệt hại do việc chậm trễ thi công sẽ trở nên vơ cùng khó khăn, phức tạp và nhiều trường hợp có sự chênh lệch giữa giá trị mà chủ đầu tư ước tính, giá trị mà nhà thầu xét thấy phù hợp và giá trị mà cơ quan tài phán có thể cân nhắc. Việc tơn trọng ý kiến thoả thuận của các bên đối với giá trị thiệt hại do chậm trễ phải được triệt để tuân thủ.
▪ Ngoài ra, theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại hay tổn thất, trong nhiều trường hợp trách nhiệm của nhà thầu đối với chủ đầu tư có thể là khơng có giới hạn (do phải thực hiện bồi thường theo thiệt hại thực tế). Tuy nhiên theo quy định chung của FIDIC thì tổng giới hạn này thông thường là toàn bộ giá trị hợp đồng được chấp thuận, trừ khi có quy định khác đi35.