Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 74)

3.3. Một số giăi pháp nhằm hoàn thiện chế định về trả hồ sơ điều

3.3.2. Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm

phán có phẩm chat, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức

trách, nhiệm vụ được giao

Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiếm sát xét xử các vụ án hình sự, địi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có tính chun nghiệp cao. Vì vậy, đội ngũ Điều tra viên, Kiếm sát viên, Thẩm phán

làm công tác này phải được lựa chọn, bố trí, sắp xếp cơng tác ổn định và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề cao ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao; mặt khác phải có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, tạo ra động lực để cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng công tác Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong q trình giải quyết vụ án, chịu trách nhiệm trước các quyết định tố tụng, kết quả giải quyết vụ án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Giao việc tương xứng với năng lực của cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thấm phán nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3.3.3. Tăng cường công tác phối họp giữa các co' quan tiến hành tố tụng

Trong q trình giải quyết vụ án, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Trong đó, Kiểm sát viên cần tích cực, chủ động trao đồi với Điều tra viên, Thẩm phán để giải quyết những vấn đề phát sinh cần tháo gỡ ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; tham mưu kịp thời với Lãnh đạo liên ngành kịp thời giải quyết những khó khăn,

vướng măc trong quá trình giải quyêt vụ án nhăm hạn chê và khăc phục triệt để việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với những trường hợp không cần thiết hoặc khơng có căn cứ.

Cần xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa 3 ngành, để phối hợp khắc phục thiếu sót trong q trình giải quyết vụ án. Khi xảy ra tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần tiến hành họp ngay và làm rõ trách nhiệm về những thiếu sót của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để cùng rút kinh nghiệm đối với những vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, hướng tới mục đích đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn luật định, hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với những vụ án phức tạp và nghiêm trọng, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cần chủ động phối hợp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, bên cạnh đó tranh thủ sự hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên.

Duy trì việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về chuyên đề án trà hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bàn bạc, thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tìm ra giải pháp khắc phục các vưởng mắc, thống nhất quan điểm về nhận thức và áp dụng pháp luật. Từ đó giúp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thay đổi nhận thức, khắc phục những hạn chế, thiếu sót cịn tồn tại nhằm hạn chế tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3.3.4. Phân định rõ trách nhiệm của cư quan tiên hành tô tụng và người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ so’ để điều tra bể sung

Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi bàn luận, phân tích mổ xẻ trên lý luận cũng như khi áp dụng trên thực tiễn đã đựng chạm đến rất nhiều vấn đề, nhiều khái cạnh. Nó khơng đơn thuần chỉ là các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung nữa mà còn là cách hiểu, cách vận dụng các căn cứ đó của mỗi cơ quan, người tiến hành tố tụng được Nhà nước giao quyền.

Có ý kiến cho rằng, dẫn đến tình trạng trả hồ sơ để điều tả bổ sung nhiều là do sự sai sót của Cơ quan điều tra, vì Cơ quan điều tra cụ thể là Điều tra viên thụ lý điều tra vụ án chưa làm hết trách nhiệm của mình, để đảm bảo việc điều tra khách quan, toàn diện và đúng thời hạn theo quy định cùa pháp luật, chủ quan, thỏa mãn với những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, không thực hiện nghiêm túc yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên và Viện kiểm sát. Điều tra phiến diện thì mới phải điều tra thêm, điều tra bổ sung những vấn đề

chưa được sáng rõ trong vụ án, đó là chưa kể những vấn đề nóng bỏng như khi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khi có tội phạm khác, đồng phạm khác, khi chứng cứ không đầy đũ kết tội một người, vấn đề về trách nhiệm

dân sự chưa được làm rõ.

Có quan điểm lại cho rằng đó là sự yếu kém của Viện kiểm sát khi không thực hiện tốt chức năng rất đặc biệt của mình đó là thực hiện quyền

công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Với quyền năng của Viện kiếm sát được quy định rõ ràng trong tố tụng hình sự, thì Viện kiểm sát hồn tồn có khả năng hạn chế đến mức tối đa các vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cho dù là trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 168, trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 176, Điều 179 hay Điều 199 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên do Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án chưa chủ động nắm chắc tiến độ, kết quả điều tra và việc lập hồ sơ vụ án ngay từ đầu và trong quá trình điều tra để ra yêu cầu điều tra toàn diện, sát, đúng với thực tế vụ án; có trường hợp tuy đã có yêu cầu điều tra nghiêm túc, có

chất lượng. Do đó, hầu hết các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều do Kiểm sát viên sau khi kết thúc điều tra mới nghiêm cứu hồ sơ và phát hiện ra các vấn đề cần điều tra bổ sung.

Cũng có ý kiến cho rằng khi Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì điều đó đã thể hiện sự hạn chế của thẩm phán được phân công chủ tọa phiên

tịa chưa nghiên cứu kỹ hơ sơ vụ án, việc nhận định, đánh giá chứng cứ khơng tồn diện hoặc khơng đúng, có trường hợp do nặng về thành tích nên việc trả hồ sơ tùy tiện, khơng có căn cứ pháp luật. Sự lúng túng trong khi xét xử của Hội đồng xét xử, vì Tịa án với quyền lực được Tố tụng hình sự cho phép là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ án. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thông qua kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tịa, Tịa án có thể đưa ra phán quyết luôn mà không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ

sung. Với thẩm quyền xét xử của Tòa án, với quy định về giới hạn xét xử của Tịa án, nếu khơng đủ căn cứ để kết tội bị cáo thì Tịa án có thể tun án bị cáo khơng có tội, nếu trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo chiều hướng tăng hình phạt cho bị cáo thì đồng nghĩa với việc vi phạm về giới hạn xét xử của Tòa án, Chức năng công tố và buộc tội là chắc năng của Viện kiểm sát, Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố mà thơi. Vì vậy, Tịa án nên xét xử với đúng thấm quyền và giới hạn xét xử của mình được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Khác với các Nhà nước tư sản, trong tố tụng hình sự nước ta giữa Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát nhân dân và Tịa án nhân dân ngồi quan hệ chế ước còn tồn tại quan hệ phối hợp. Việc phân biệt quyệt đối về quyền cũng như trách nhiệm trong vấn đề để xảy ra trường hợp trả hồ sơ để điều tra bồ sung trong tố tụng hình sự là rất khó, khi chức năng chứng minh tội phạm là chức năng chung của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; tuy nhiên đó là việc nên làm. Trong những năm qua, tỷ lệ các vụ án phải tra hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Phần lớn các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là do không áp dụng, áp dụng không đúng, không đây đủ các biện pháp điều tra đã được quy định trong Luật tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra. Có nhiều trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ một cách tùy tiện dẫn đến tình trạng các vựa án bị kéo dài thời gian giải

quyêt gây bức xúc trong quân chứng nhân dân, gây lãng phí tơn kém; có những vụ án sau khi trá hồ sơ để điều tra bổ sung không điều tra bổ sung được nên không đủ căn cứ để định tội dẫn đến đình chỉ vụ án, gây ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.

Việc xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một biện pháp rất quan trọng nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tả bổ sung. Nên lấy tiêu chí về số lượng ít vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hàng năm để đánh giá chất lượng cơng việc, bình bầu thi đua cuối năm và tái bổ nhiệm giữa các nhiệm kỳ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của cơ quan, người tiến hành tố tụng.

Kết luận chương 3

1. Qua kêt quả thu thập sô liệu vụ án trả hô sơ đê điêu tra bô sung trong giaia đoạn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016-2020, cho thấy số lượng vụ án trả hồ sơ có dấu hiệu tăng nhưng khơng đáng kể. Hầu hết các vụ án mà Tòa án trá hồ sơ điều tra bổ sung vào 2 trường hợp, đó là: Thiếu chứng cứ và vi phạm thủ tục tố tụng. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cũng như tính phức tạp có trong từng trường hợp, cụ thể mà tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại Tòa án vẫn còn tồn tại.

2. Qua thời gian áp dụng các quy định của pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì vẫn cịn nhiều tại, hạn chế cần khắc phục, như: vẫn cịn xảy ra sai sót, làm phát sinh sai sót, làm phát sinh khó khăn, vướng mắc khi giải quyết vụ án, kéo theo việc điều tra, truy tố, xét xử kéo dài; có phần chưa phù hợp trong quan điểm giải quyết vụ án với quy định của pháp luật, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Luận văn đã nêu lên một số hạn chế, vướng mắc cũng như nguyên nhân của một số hạn chế, vướng mắc đó.

3. BLTTKS năm 2015 ra đời góp phần hạn chế những vướng mắc, bất cập trong BLTTHS năm 2003 về chế định trả hồ sơ để điều tra bố sung. Nhưng vẫn còn tồn tại những quy định thiếu sự rõ ràng, thống nhất gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đê tài “Trả hô Sff vụ án đê điêu tra bơ sung trong

Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” luận

văn đã có những phân tích, đánh giá, nhìn nhận và rút ra được những nhận định, quan điểm riêng mong muốn đóng góp một số ý kiến, quan điểm về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa án.

Luận văn đã đưa ra được một số bấy cập, vướng mắc về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ nghiên cứu những quy định pháp luật tố tụng hình sự qua các giai đoạn cùng những văn bản pháp luật khác. Qua đó có thế thấy được quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những điểm mới so với luật tố tụng hình sự năm 2003 nhưng vẫn cịn tồn tại những quy định thiếu sự rõ ràng, thống nhất gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Qua nghiên cứu số liệu cụ thể về thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020, Luận văn đã phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến kết quả trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tịa án. Từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường thực hiện quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung và hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bố sung tại Tòa án. Các giải pháp này góp phần hạn chế các sai phạm, thiếu sốt dần đến việc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng có thể được xem là một trong những hoạt động đánh giá chất lượng công tác của các cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một biện pháp rất quan trọng nhằm hạn chế việc trả hồ

sơ để điều tả bổ sung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyêt sô 48/2005/NQ-TW ngày 24/05/2005

về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

Bộ Chính trị (2002), Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc

triển khai thực hiện nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/2005/NQ-TW ngày 02/06/2005

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Bộ Tư pháp (2006), Từ điếm Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp.

Lê Cảm (2004), “ Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí kiếm sát, (02)

Nguyễn Ngọc Kiện (2012), “ Mổi quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự”, Dân chủ và pháp luật.

Lê Cảm (2005), Những vẩn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, phần

chung, Sách chuyên khỏa sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Cảm (2006), “Các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí Tịa án, (2), kỳ 1.

Nguyễn Thị Hải Châu (2010), Chế định trả hồ sơ điều tra bơ sung

trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24.

Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Đức Dũng (2006), “Những trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 179 BLTTHS”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (3), kỳ I.

Trần Xuân Huệ (2009), Trả hồ sơ để điều tra bô sung cấp sơ thẩm của

tòa án cấp sơ thẩm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Huyên (1997), “Căn cứ quy định thấm quyền xét xử sơ thấm của Tịa án”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr. 56.

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)