16 tuổi so với các vụ án khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngưòi từ năm 20
2.2.3. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho Thâm phán và Hội thẩm Nhân dân
Hội thẩm Nhân dân
Con người luôn là trung tâm của mọi mối quan hệ xã hội, là chủ thể xây dựng pháp luật và cũng là chủ thể áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng. Vì vậy, xây dựng pháp luật hình sự tốt chưa đủ, mà việc thực hiện, áp dụng pháp luật hình sự phải tốt thì mới đạt được mục đích của pháp luật. Do đó, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân càng đòi hỏi phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vừng vàng, có kinh nghiệm và có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đó. Muốn đạt được điều đó thì phải ln nâng cao năng lực và trình độ chun mơn cho Thẩm phán và Hội thấm Nhân dân như việc: Tòa án nhân dân tối cao cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân, cơng chức Tịa án; thường xun tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm công tác xét xử, đặc biệt là kinh nghiệm xét xử, giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em nói chung và về tội phạm về giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đù 13 tuối đến dưới 16 tuổi nói riêng trong tồn hệ thống Tịa án Nhân dân. Trong buổi tập huấn, bên cạnh việc mời các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn đến thuyết trình, phổ biến kinh nghiệm thì cần mời thêm những nhà khoa học, giăng viên đến giăng để bồ sung thêm những kiến thức mới về lý luận, cũng như hồ trợ Tòa án địa phương tố chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và Hội thẩm Nhân dân theo yêu cầu của địa phương.
Việc tổ chức, tập huấn chuyên sâu về BLHS 2015 cho Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân, công chức Tịa án khác có ý nghĩa rất quan trọng. Vì trước khi có văn bản hướng dần áp dụng pháp luật của Tịa án Nhân dân Tối cao thì việc tố chức tập huấn chuyên sâu này nhằm trao đối kinh nghiệm thống nhất
nhận thức, cách hiêu và áp dụng các quy định mới của BLHS năm 2015 vê tội phạm này nói riêng và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói chung, qua đó kiến nghị các văn bản hướng dẫn áp dụng quy định mới của BLHS và giải thích những vướng mắc gặp phải trong q trình xét xử, để từ đó nâng cao hiệu quả công tác xét xử về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuồi.
2.2.4. Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng đúng quy định của
pháp luật hình sự đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Bên cạnh những giãi pháp chính đã nêu trên thì đề đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuồi đến dưới 16 tuổi, cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, đầu tư và trang bị thêm phòng xét xử thân thiện: Như chúng
ta đã biết, bị hại của tội phạm này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sổng của họ sẽ bị hạn chế hơn so với người đã thành niên (đủ 18 tuổi trờ lên). Nên họ dễ bị kích động, bị rù rê, lơi kéo vào những hoạt động của người lớn. Vì vậy khi xét xử những vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi thì cũng cần phải chú ý đến các biểu hiện về tâm, sinh lý của họ kể cả đối với bị cáo hoặc bị hại là người dưới 18 tuối và phải xét xử tại các phòng xét xử thân thiện theo quy định tại Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146,
147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18• • • • • • •
tuổi; Thơng tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 và Thơng tư sổ 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên đa số các Tòa
án câp huyện tại tỉnh Đăk Lăk chưa được đâu tư và trang bị phòng xét xử thân thiện. Do đó, cần phải đầu tư, trang bị phòng xét xử thân thiện cho các cấp
Tòa án để đảm bảo việc xét xử đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, Tòa án tăng cường sự phối hợp với Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát và các cơ quan hữu quan khác, thường xuyên trao đồi, thống nhất nhận thức về các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau về đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án, nhằm đảm bảo xét xử, giải quyết các vụ án về giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói chung đúng pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn tình Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy được những thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn trong q trình xét xử tội phạm này hiện nay tại tỉnh Đắk Lắk.
Bằng việc dẫn chứng những vụ án cụ thể, học viên đã phân tích để thấy được việc định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội phạm này trong quá trình xét xử là đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó có thể nhận thấy những vướng mắc, khó khăn (tuy không nhiều) khi xét xử loại tội phạm này một phàn là do quy định của pháp luật hình sự chưa được hồn thiện, một phần là do nhận thức chủ quan. Đe từ đó, học viên đã đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuối và đăm bảo việc xét xử tội phạm này đúng quy định pháp luật, đúng người đúng tội, không làm oan người vơ tội, nâng cao hiệu quả phịng chống tội phạm này nói riêng và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói chung.
KÉT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu đê tài luận văn thạc sĩ luật học: “Tội giao câu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuôi trong luật hĩnh sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), cho phép rút ra các kết luận chung như sau:
1. Từ những lý luận chung và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với• • • • • JL • •
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, có thể thấy rằng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này về cơ bản được quy định rõ ràng, cụ thể về chủ thể, các hành vi khách quan, mặt chủ quan, khách thể và đã có văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời đề tránh những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
2. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, hiện nay việc xét xử tội• • • V 7 * • • giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuồi cịn gặp một số khó khăn, vướng mắc (tuy khơng nhiều). Tuy nhiên, đây là loại “tội phạm ấn” nhiều trong thực tế, nhiều hành vi phạm tội xảy ra nhưng chưa bị phát hiện, nên pháp luật hình sự về tội phạm này cần phải được hoàn thiện kịp thời. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc phịng, chống loại tội phạm này và làm đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội và sự yên bình cho nhân dân trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
3. Nhận thức và xem xét vấn đề quan trọng đó, Tịa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk không ngừng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người khơng có tội và bỏ lọt tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chù quan của thấm phán, bảo đảm các quyết định của Tòa án đúng pháp luật, đầy đủ, rõ ràng, có sức thuyết phục cao có tính khả thi và được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
4. Với những đóng góp nhât định nêu trên, học viên hy vọng bản luận văn này có giá trị tham khảo các nhà làm luật, áp dụng pháp luật và nhất là tiếp cận dưới góc độ thực tiễn địa phương, tiếp nhận những tồn tại vướng mắc từ cơ sở thực tiễn để có những hướng dần thi hành áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ đủ 13 tuồi đến dưới 16 ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.