Những tồn tại, vướng mắc

Một phần của tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 62)

Thứ nhất, đối tượng tác động của tội phạm quy định trong điều luật hiện nay còn chung chung và phụ thuộc vào văn bản dưới luật rất nhiều, các văn bản đó do Chính phù hoặc bộ chun ngành quy định. Như vậy, có thề loại hàng hóa này ở thời điếm này là hàng cấm nhưng ở thời điềm khác có thể được phép kinh doanh hay ngược lại. Điều này là vấn đề bất cập trong thực tiễn áp dụng, xử lý tội phạm, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không cập nhật

kịp thời các văn bản mới sẽ dẫn tới việc bở lọt tội phạm, xét xử khơng chính xác gây án oan sai.

Thứ hai, quy định về định lượng và giá trị hàng cấm cịn mang tính chất khái qt chưa có hướng dẫn cụ thề cũng gây khó khăn cho các nhà làm luật trong việc xử lý tội phạm, hoặc nếu có thì các văn bản cịn mâu thuần và chưa tìm được sự thống nhất, gây khó khăn cho q trình xét xử.

Thứ ba, văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp với Tòa án cịn thiếu, chưa có và nếu có cũng cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì vậy, nhiều cơ quan, tố chức chưa phối hợp với Tịa án, thậm chí chưa

làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu,chứng cứ làm cho thời gian xét xử vụ án kéo dài và vẫn có những án tồn đọng.

Thứ tư, vê sô lượng án hàng câm sô vụ xử lý vê hình sự chiêm tỷ lệ nhỏ so với tổng số án hình sự của cả tỉnh Đắk Lắk. Chất lượng các vụ án hàng cấm còn thấp như việc thu thập tài liệu hồ sơ vụ án còn sơ sài, không mở rộng điều tra đề xử lý tận gốc, chủ yếu xử lý các đối tượng bn bán nhỏ, lẻ cịn

chủ hàng chuyên nghiệp nguy hiểm lại không bị phát hiện.

Thứ năm, việc xét xử hành vi sản xuất, bn bán hàng cấm cịn quy định chung, mà khơng có sự phân biệt rõ ràng về đặc tính, cơng dụng, khả năng gây nguy hại hay tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chúng được quy định gộp chung trong cùng một điều luật với cùng một chế tài xử phạt là chưa hợp lý, thiếu sự công bằng.

2.2.3. Những nguyên nhăn làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc

Thứ nhất, lực lượng mỏng, trong đó đội ngũ chuyên trách chống hàng cấm chiếm số lượng nhỏ. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của lực lượng chức năng còn chưa đồng đều gây khó khăn trong việc kiểm tra phát hiện các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của tội phạm buôn bán hàng cấm. Ngồi ra một số bộ phận chính trị khơng vững vàng, vì lợi ích kinh tế đã tiếp tay cho tội phạm hàng cấm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công tác điều tra, đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm bn bán hàng cấm nói riêng. Địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi giáp biên giới, đi lại khó khăn tạo điều kiện cho các đối tượng có thể dễ dàng mua bán hàng cấm (các loại pháo và thuốc lá điếu sản xuất ở nước ngoài) và lẩn trốn khỏi sự truy bắt của cơ quan chức năng. Nhận thức của người dân cịn lạc hậu, trình độ dân trí thấp dần tới việc quan niệm sử dụng hàng cấm còn diễn ra trong đời sống hàng ngày như sữ dụng pháo nổ tại các dịp lễ Tet. Phương tiện kỹ thuật trang bị cho lực lượng điều tra, chống hàng cấm còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới.

Thứ hai, nhiều vụ bn bán hàng cấm được chuyển xử lý hành chính,

đây là biện pháp xử lý đơn giàn nhât vê thủ tục, tài sản hàng hóa tịch thu, sơ tiền phạt hành chính cũng góp phần bồ sung ngân sách địa phương nên biện pháp này chủ yếu được áp dụng nên không đủ hiệu lực đề ngăn chặn tội phạm

một cách có hiệu quả.

Thứ ba, hệ thống văn bàn pháp luật còn chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ tư, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đạt được hiệu quả cao, các phương tiện thông tin truyền thông chưa thường xuyên có nội dung phản ánh đúng đắn kịp thời thực trạng, mối nguy hiếm của tệ nạn buôn bán hàng cấm khiến người dân chưa tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh phịng chống Tội bn bán hàng cấm, không tố giác tội phạm hoặc tiếp tay cho tội phạm.

Thứ năm, chính quyền địa phương chưa có những chỉ đạo mạnh mẽ trong cơng tác phịng chống Tội bn bán hàng cấm, sự chỉ đạo cịn chung

chung chưa có biện pháp cụ thể, bám sát tình hình địa phương. Tình hình hiện nay cho thấy, tại một số cơ quan điều tra, truy tố, xét xử ở cấp huyện

khối lượng công việc nhiều đồng thời giải quyết nhiều loại cơng việc, vì thế phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, xét xử các vụ án về buôn bán hàng cấm.

2.3. Những giải pháp, đề xuất

2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đoi với Tội bn bán hàng cẩm

Thứ nhất, hoàn thiện khái niệm về hàng cấm: Khái niệm hàng cấm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quy định Tội buôn bán hàng cấm. Nếu không xác định được khái niệm hàng cấm sẽ không nhận thức đúng được việc sản xuất, bn bán nó. Hiện nay BLHS khơng đề cập đến khái niệm hàng cấm mà khái niệm này thực tế đang được vận dụng trên cơ sở quy định của văn

bản hướng dần pháp luật thuộc một lĩnh vực khác hoặc trên cơ sở thuật ngữ pháp lý mang tính lý luận nhiều hơn là thực tiễn. Việc mô tả cấu thành tội phạm mà dấu hiệu về đối tượng tác động của tội phạm còn chung chung - hàng cấm; phạm vi điều chỉnh quá rộng - các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trừ, vận chuyển, kinh doanh trái phép. Trong khi đó, danh mục các loại hàng hóa thuộc hàng cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép không được quy định cụ thể trong Điều luật mà chủ yếu do Chính

phủ hoặc bộ chuyên ngành quy định. Như vậy, để xác định một loại hàng hóa nào đó thuộc “hàng cấm” thì cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào các rất nhiều các nghị định của Chính phủ, quyết định của bộ chuyên ngành ban hành. Trong thực tế, các văn bản này luôn sửa đổi, bổ sung liên tục để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của pháp luật đối sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, có thể loại hàng hóa này ờ thời điểm này sẽ bị cấm kinh doanh nhưng ở thời điểm khác có thế được phép kinh doanh hoặc ngược lại. Đây là một hạn chế phổ biến trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta dẫn đến tính thiếu thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy cần bổ sung khái niệm về hàng cấm và các khái niệm có liên quan vào điều luật về hàng cấm trong BLHS đế làm cơ sở áp dụng pháp luật. Khái niệm hàng cấm quy định trong điều luật cần phải đáp ứng yêu cầu về tính khái quát

cao, dễ hiểu để các cơ quan tư pháp dễ vận dụng trong áp dụng pháp luật.

Thứ hai, quy định rõ về định giá tài sản xác định giá trị hàng phạm pháp để làm căn cứ xử lý: BLHS năm 2015 quy định về hàng cấm đã rõ ràng hơn so với về định lượng hàng phạm pháp, khơng cịn quy định về hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn như điều 155 BLHS 1999. Hiện nay, căn cứ Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự và

Thơng tư 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực

hiện một sô điêu của Nghị định 26: Tài sản khơng có ngn gơc hợp pháp khơng có hóa đơn chửng từ mua bán, do vậy khơng có căn cứ để định giá tài sản. Từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng khơng có căn cứ đế xử lý. Tuy nhiên, việc quy định trị giá hàng cấm đề xử lý hình sự là một bất cập, vì: Trên thực tế đã là hàng cấm, khơng được phép lưu hành trên thị trường sẽ khơng có giá, và cơ sở được tính như thế nào cũng rất khó đặt ra cũng như cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định giá và căn cứ vào giá nào để áp giá xác định giá trị hàng phạm pháp có đủ định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Đây là vướng mắc trong việc xừ lý hình sự đối với các hành vi bn bán hàng cấm. Vì vậy đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn để các cơ quan tố tụng kịp thời áp dụng đế đáp ứng được yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng chổng tội phạm hiện nay.

Thứ ba, rà soát, sửa đồi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành quy định của BLHS về Tội buôn bán hàng cấm nhằm nâng cao chất lượng các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật: TANDTC cần hướng dẫn chi tiết hơn trong việc áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt, trong phạm vi khung hình phạt. Cơ sở của việc hướng dẫn này dựa theo số lượng, khối lượng, giá trị của hàng cấm hoặc số tiền thu lợi bất chính, các tình tiết tăng nặng, định khung hình phạt. Ví dụ: hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 với mức hình phạt từ 1.000.000.000 đến 3.000.000.000 đồng hoặc từ 5 năm đến 10 năm tù. Đối với từng mức hình phạt cụ thể theo nguyên tắc nếu tập trung cả 11 tình tiết tăng nặng thì Tịa án xử phạt ở mức cao nhất là 3.000.000.000 đồng hoặc 10 năm tù nên văn bản hướng dẫn cần chia nhỏ các mức hình phạt tương ứng với số các tình tiết tăng nặng: có từ 1 đến 4 tình tiết tăng nặng thì xử phạt từ 1.000.000.000 đến 1.500.000.000 đồng hoặc từ 5 đến 7 năm tù; có từ 5 đến 8 tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt từ

1.500.000.000 đến 2.000.000.000 đồng hoặc từ 7 đến dưới 9 năm tù; có trên 9

tình tiêt tăng nặng thì xử phạt từ 2.000.000.000 đên 3.000.000.000 đông hoặc từ 9 đến 10 nãm tù.

Trường hợp phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn các tình tiết tăng nặng từ một tinh tiết trở lên thi có thể phạt dưới mức hướng dần của từng trường hợp cụ thể hoặc thấp hơn mức hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hình phạt phải nằm trong mức liền kề trước đó. Nếu theo hướng dẫn trên thì chi khi phạm tội có từ 01 đến 04 tình tiết tăng nặng thuộc khoản 2 Điềul90 BLHS năm 2015 (sửa đồi bổ sung năm 2017) nam trong mức hình phạt từ 5 đến 7 năm tù và tập trung 6 tình tiết giảm nhẹ, trong đó có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoăn 1 Điều 51 BLHS năm

2015 thi Tòa án mới áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng mà cụ thể là hình phạt dưới 1.000.000.000 đồng hoặc dưới 5 năm tù.

Thứ tư, TANDTC cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại: Vì xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới trong lịch sử lập pháp

hình sự nước ta. Đặc biệt là hướng dẫn khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về mối quan hệ giữa trách nhiệm hỉnh sự cũa cá nhân và trách nhiệm hình sự của pháp nhân, cụ thể “việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Đối với cá nhân hình phạt chính có thể là hình phạt tiền hoặc tù có thời hạn. Cịn đối với pháp nhân thì hình phạt chính chỉ có thế là hình phạt tiền thì mối quan hệ này sẽ được giải quyết như thế nào khi quyết định hình phạt.

2.3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ những người tiến hành tổ tụng giải quyết vụ án hình sự về Tội bn bán hàng cấm

Điều tra viên, Kiếm sát viên và Thẩm phán phải là người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có đạo đức tốt. Đe đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi phải thực hiện

tôt từ khâu tuyên chọn, đào tạo, bôi dưỡng và phân công nhiệm vụ công tác cho cán bộ trong từng cơ quan tố tụng hình sự.

Các ngành Cơng an, Viện kiềm sát, Tịa án khơng ngừng có biện pháp nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thông qua các lớp tập huấn, bồi

dưỡng ngắn hạn, chuyên đề về Tội bn bán hàng cấm.

Riêng với đội ngũ Thẩm phán thì: Phải coi trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tường, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư” gan với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành TAND”. Tăng cường đấy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Tịa án về phẩm chất

chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử. Xây dựng đội ngũ Hội thẩm nhân dân có trình độ, am hiểu về pháp luật.

Bản thân Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phải không ngừng tự cập nhật, đối chiếu văn bán quy phạm pháp luật quy định về danh mục hàng cấm, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình.

Trong quyết định hình phạt thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đủ bản lĩnh để quyết định hình phạt tiền là hình phạt chính vì bàn chất của sự việc là như vậy, người phạm tội đủ điều kiện được phạt tiền chứ không phải do Thẩm phán bị tác động bởi những yếu tố khác ngoài quy định pháp luật hoặc Thẩm phán khơng đủ bản lĩnh, sợ “điều tiếng”, tìm giải pháp án tồn mà ưu tiên áp dụng hình phạt tù đối với Tội buôn bán hàng cấm.

Thơng qua hệ thống truyền hình trực tuyến, các địa phương mà tội sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra nhiều cần tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp hoặc tổ chức các buổi tọa đàm theo chuyên đề Tội buôn

bán hàng câm đê cán bộ làm công tác xét xử học tập rút kinh nghiệm, chia sẽ những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tạo cơ chế để Thẩm phán thật sự độc lập trong quá trình xét xử vụ án. Hiện đã có quy định về xử lý trách nhiệm của Thẩm phán, TANDTC đang dự thảo quy tắc đạo đức của Thẩm phán nhưng cần có quy định thêm về bảo hiểm nghề nghiệp đối với Thẩm phán vì thực tế vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán chưa tương xứng với quyền lợi mà họ được hưởng nên khi có rủi ro nghề nghiệp xảy ra thì bản thân Thấm phán khơng đủ điều kiện để bồi thường.

Đặc biệt để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng của Thẩm phán, Kiềm sát viên có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỳ thuật.

2.3.3. Nâng cao trình độ quần chúng nhân dân

Vận động, tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân đặc biệt các vùng dân cư tại biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt và hiểu được chủ trương, chính sách pháp luật về công tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và Tội bn bán hàng cấm nói riêng. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phải thực hiện trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, các lớp học phổ biến kiến thức pháp luật định kỳ, đặc biệt thực

Một phần của tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)