Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 42)

thực định Việt Nam qua ba Bộ luật hình sự (1985,1999, 2015)

1.2.1. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 1985

BLHS năm 1985 được Quốc hội thơng qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986 và trải qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm

1989, 1991, 1992, 1997.

Điều 17 BLHS năm 1985 quy định về đồng phạm và các loại người đồng phạm như sau:

1. Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.

2. Người thực hành, người tố chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. • X

• • •

4. Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó [28].

Tại phân các tội phạm, BLHS năm 1985 đã quy định vê các loại người đồng phạm thông qua việc xử lý những người đồng phạm theo hướng phân hố về khung hình phạt dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi của họ, cụ thể tại các Điều 72, 75, 76, 77, 83, 85. Các quy định này đều thể hiện người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực phải chịu mức hình phạt cao hơn những người đồng phạm khác.

Đẻ áp dụng thống nhất BLHS năm 1985, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 để hướng dần cụ thể về một số quy định của BLHS trong đó có hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm cùa người tồ chức tội phạm. Sau đó, Nghị quyết 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn bổ sung BLHS đã hướng dẫn cụ thể hơn về điều kiện của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức để được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS 1985 về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

BLHS 1985 đã sử dụng thuật ngữ “đồng phạm” thay cho “cộng phạm” đã được sử dụng trong các văn bản PLHS trước đó. Theo quy định này thì đồng phạm là việc hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Ngoài ra, BLHS năm 1985 đã quy định người đồng phạm bao gồm người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức; đồng thời, đưa ra các dấu hiệu để xác định từng loại người đồng phạm, cũng như nguyên tắc quyết định hình phạt đối với từng loại người đồng phạm.

Như vậy, BLHS năm 1985 đã có bước tiến vượt bậc khi đã có một Điều luật về đồng phạm, các loại người đồng phạm. Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn còn hạn chế cơ bản về mặt kỹ thuật lập pháp, cụ thể là định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm sử dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người” là chưa phù hợp, bởi lẽ, nhiều người được hiểu là từ hai người trở lên nên việc sử dụng cụm từ trên là chưa chuấn xác về mặt khoa học. Đồng thời, cụm từ “cùng thực

hiện một tội phạm” chỉ bao hàm hành vi của người thực hành, không bao hàm hành vi của những người đồng phạm khác như người tố chức, người xúi giục. Bởi lẽ, chỉ có người thực hành mới có hành vi thực hiện tội phạm, những người khác chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm đó, do vậy, thuật ngữ phù hợp nên là “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm”.

Đối với định nghĩa pháp lý về người thực hành, người xúi giục, người giúp sức: Theo như những phân tích tại mục 1.1.2 chương này thì các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người xúi giục còn chưa đầy đủ, cụ thể: định nghĩa người thực hành thiếu trường hợp người thực hành là người thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng người mà theo các quy định của BLHS không phải chịu TNHS, định nghĩa người giúp sức thiếu trường hợp người giúp sức dùng thủ đoạn khác thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và chưa rõ ràng, chưa khái quát được biếu hiện của sự giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.

Không những vậy, BLHS năm 1985 chưa có định nghĩa về người đồng phạm; chưa quy định vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức). Các nhà nghiên cứu, người áp dụng luật chỉ có thể dựa vào các quy định của trường hợp phạm tội riêng lẻ để xác định TNHS của các loại người đồng phạm khác trong đồng phạm. Đặc biệt, BLHS này cũng “còn thiếu quy phạm về sự thái quá của người thực hành và vấn đề TNHS của những người đồng phạm khác trong trường hợp này” [8, tr. 129],

1.2.2. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999 hình sự năm 1999

Trong 14 năm thi hành, BLHS năm 1985 đã có vai trị đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cơng cuộc phịng ngừa và đấu tranh chống

tội phạm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đê đáp ứng kịp thời việc điêu chỉnh các quan hệ xã hội mới hình thành và phát triển, Quốc hội khố X đã thơng qua BLHS Việt Nam năm 1999 vào ngày 21/12/1999. Bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2000.

Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về đồng phạm và các loại người đồng phạm như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tố chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. • X •

Tương tự như BLHS năm 1985, tại phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cũng đã quy định về các loại người đồng phạm thông qua việc xử lý những người đồng phạm theo hướng phân hố về khung hình phạt dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi của họ, cụ thể tại các Điều 79, 81, 82, 83, 89. Các quy định này đều thể hiện người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực phải chịu mức hình phạt cao hơn những người đồng phạm khác.

Như vậy, định nghĩa pháp lý về đồng phạm đã có sự sửa đổi cụm từ “hai hoặc nhiều người” thành cụm từ “hai người trớ lên” để có sự chính xác về mặt khoa học. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 vần giữ nguyên hạn chế của

BLHS năm 1985 khi giữ nguyên cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm”.

Đồng thời, trong phần chung của BLHS năm 1999 vẫn chưa có quy định định nghĩa về người đồng phạm; các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức, người xúi giục còn chưa đầy đủ; còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và còn chung chung.

Khác với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã tách vấn đề quyết định hình phạt đối những người đồng phạm ra thành một điều luật riêng nhưng vẫn giữ nguyên nội dung cũ. Cụ thế:

Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tồ án phải xét đến tính chất cùa đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia

phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Tương tự như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 chưa quy định vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng phạm còn lại (người tố chức, người xúi giục, người giúp sức). Đồng thời, Bộ luật này vẫn chưa quy định về hành vi vượt quá của người thực hành và vấn đề TNHS của những người đồng phạm khác trong trường hợp này.

1.2.3. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khố XIV đã thơng qua BLHS năm 2015, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2016. Tuy nhiên, do có những sai sót trong kỹ thuật lập pháp nên bị sửa đổi vào năm 2017 và phải lùi hiệu lực thi hành đến ngày 01/01/2018.

Điều 17 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về đồng phạm và các loại người đồng phạm như sau:

1. Đơng phạm là trường hợp có hai người trở lên cơ ý cùng thực hiện một tội phạm.• • • 1 •

• • •

3. Người đồng phạm bao gồm người tồ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.• • • • JL •

4. Người đồng phạm khơng phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành.

Tương tự như BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, tại phần các tội phạm của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã quy định về các loại người đồng phạm thông qua việc xử lý những người đồng phạm theo hướng phân hoá về khung hình phạt dựa vào vai trị và mức độ thực hiện hành vi của họ, cụ thể tại các Điều 109, 111, 112, 118. Các quy định này đều thể hiện người tố chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực phải chịu mức hình phạt cao hơn những người đồng phạm khác.

Điều 58 của BLHS này quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tịa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Khoản 2 Điêu 54 quy định:

Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể.

Đây là quy định mới, thể hiện nguyên tắc cá thể hoá TNHS.

Như vậy, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) vần giữ nguyên những điểm hạn chế của BLHS năm 1999 đối với định nghĩa pháp lý của đồng phạm, các loại người đồng phạm. Cụ thể như: giữ nguyên cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm”; chưa có quy định định nghĩa về người đồng phạm; các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức, người xúi giục còn chưa đầy đủ; còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và còn chung chung; chưa quy định về vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức).

Tuy nhiên, so với hai BLHS trước đó, các nhà làm luật đã bổ sung thêm khoản 4 vào Điều 17 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) với nội dung “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi

vượt quá của người thực hành Đây là “lần đầu tiên trong lần pháp điển hố

thứ ba nhằm góp phần khẳng định rõ các nguyên tắc nhân đạo, cá thể hoá và phân hoá tối đa TNHS của PLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền” [8, tr. 208], Mặc dù đã ghi nhận về hành vi “vượt quá của người thực hành” nhưng BLHS này vẫn còn điểm hạn chể khi không định nghĩa về hành vi vượt quá của người thực hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu một sô vân đê chung vê các loại người đơng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, tác giả đi đến những kết luận dưới đây:

À/ợt là, các loại người đồng phạm là một vấn đề thuộc chế định nhỏ về đồng phạm, nằm trong chế định lớn tội phạm của PLHS. Căn cứ vào tính chất sự tham gia của từng người đồng phạm vào việc thực hiện tội phạm mà Luật hình sự Việt Nam chia người đồng phạm thành: người thực hành, người tổ

chức, người xúi giục và người giúp sức; đồng thời đưa ra những định nghĩa khoa học đối với từng loại người đồng phạm. Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá một cách khoa học và khách quan hành vi của mồi người,

cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi này, để từ đó xác định TNHS cụ thể đối với từng người.

Hai là, đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt nên cơ sở, phạm

vi và nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm có những điểm khác so với trường hợp phạm tội do một người độc lập thực hiện. Luật hình sự Việt Nam đã đưa ra những nguyên tắc xác định TNHS đối với những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành, cụ thể: Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện, nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm và nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm. Việc nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành là cơ sở cho việc xác định TNHS cho các loại người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm

chưa hoàn thành và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các loại người đồng phạm.

Ba là, trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành, nếu những người

đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng vì do những ngun

nhân ngồi ý mn của họ, thì người thực hành thực hiện tội phạm đên giai đoạn nào, những người đồng phạm khác phải chịu TNHS đến giai đoạn đó. Ngồi ra, để được miễn TNHS, người đồng phạm phải tự ý chấm dứt việc phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hồn thành và có hành động tích cực làm mất tác dụng của hành vi đã làm, đã tố chức, xúi giục, giúp sức việc phạm tội trước đó của mình.

Và cuối cùng, bốn là, ba BLHS (1985, 1999, 2015) đều đã có những điều luật riêng biệt quy định về các loại người đồng phạm. Trong các điều

luật đó, BLHS đều đưa ra các định nghĩa pháp lý về từng loại người đồng phạm và nguyên tắc khi quyết định hình phạt đối với từng loại người đồng phạm đó. Đặc biệt, BLHS năm 2015 (sửa đổi bố sung năm 2017) đã ghi nhận quy phạm mới về việc người đồng phạm khác không phái chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành. Tuy nhiên, qua ba lần pháp điển hoá, các quy phạm này trong phần chung của BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) vẫn còn một sổ hạn chế và nhược điểm về kỷ thuật lập pháp cần được nghiên cứu và tiếp tục sửa đổi trong tiến trình lập pháp.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY PHẠM VÈ CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN 2016-2020) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)