Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm bảo

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trên thế giới và ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 117)

3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm hiệu quả quyền con người trong việc ứng

3.2.5.Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm bảo

quyền con người trong úng dụng công nghệ sinh học

Giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến quyền con người trong bối cảnh phát triển công nghệ sinh học hiện đại đòi hởi sự tham gia liên tục, có phối họp của các bên liên quan, bao gồm các quốc gia thành viên, xã hội dân sự, các tổ chức khoa học và kỹ thuật, khu vực kinh doanh, các nhà nghiên cứu và chuyên gia về nhân quyền. Để bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực này cũng không thể thiếu sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, hay các thiết chế nhân quyền trên thế giới cần có nghĩa vụ họp tác quốc tể với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, mà cụ thể hơn là các nguyên tắc của Luật nhân quyền quốc tế. Do đỏ, tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm đóng vai trị rất quan trọng để đảm bảo rằng các công nghệ sinh học được sử dụng đề phát huy tiềm năng của chúng đối với việc nâng cao sự thụ hưởng và giảm thiểu rủi ro đối các quyền con người được ghi nhận trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và tại mỗi quốc gia.

Thứ nhất, các quốc gia cần tăng cường hợp tác với các cơ chế của Liên Hợp quốc về quyền con người

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cần ln chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm tại Hội đồng Nhân quyền, ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa của Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế - Xã hội và các diễn đàn khác của Liên Họp quốc nhằm mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền. Tại các diễn đàn Liên Họp quốc, cần đề cao quan điểm và lập trường tích cực; thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng trong vấn đề quyền con người. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên nên tích cực tham gia đóng góp và là đồng tác giả các dự thảo nghị quyết về thúc đẩy việc thực hiện các quyền con người. Không chỉ vậy, mỗi quốc gia thành viên cần coi trọng họp tác với Cơ chế Rà

sốt Định kỳ Phơ qt (ƯPR) của Hội đông Nhân quyên, coi đây là cơ chê hiệu quả để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giừa các nước, qua đó thúc đẩy và bảo đảm tốt hơn các quyền con người. Nghiêm túc chấp nhận các khuyến nghị tại phiên ra sốt ƯPR và tích cực triển khai thực hiện toàn diện các khuyến nghị đà chấp thuận.

Thứ hai, thúc đấy hợp tác khu vực, đa phương và hợp tác với các tơ chức phi chính phủ về quyền con người

Bởi các thế mạnh của cơ chế khu vực, cụ thể như: dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, vì các quốc gia trong khu vực thường có các tiêu chí chung gần nhau nhiều hơn về kinh tể, văn hóa và truyền thống lịch sử, phạm vi hẹp hơn về địa lý, đã tổ ra dễ tiếp cận hơn với công chúng, với xã hội dân sự đối với các cơ chế của Liên Hợp quốc. Do vậy, các quốc gia cần tích cực tham gia vào q trình hình thành và hoạt động của cơ chế khu vực qua đó đóng góp xây dựng tiếng nói và cách tiếp cận chung về hợp tác nhân quyền ở cấp khu vực.

Bên cạnh đó, các quốc gia cần coi trọng và đánh giá cao đối thoại về quyền con người ở phương diện đa phương. Các cơ chế đối thoại diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng, có nội dung thực chất và đã phát huy kết quả tích cực, thu hẹp khác biệt, khơng chỉ góp phần tăng cường hiếu biết và thúc đẩy quan hệ giừa các quốc gia, mà còn là kênh trao đổi các kinh nghiệm tốt nhất của mỗi bên và giải quyết được nhiều vấn đề quyền con người mà các bên cùng quan tâm. Từ đó nhận được nhiều sự hỗ trợ hiệu quả, thiết thực của các quốc gia, đối tác qua họp tác kỹ thuật về quyền con người và trong nhiều lĩnh vực liên quan như cải cách tư pháp, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, khoa học cơng nghệ, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và nhiều lình vực khác.

Đặc biệt hơn, vai trị của các tổ chức phi chính phủ (trong và ngồi nước) ngày càng được nâng cao trong cộng đồng quốc tế khi hoạt động của chúng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người, xây dựng quan hệ thương mại binh đắng giữa các nước trên thế giới. Các tố chức phi chính phủ nước ngồi đóng vai trị quan trọng trong việc: hỗ trợ tài chính, hồ trợ kỹ thuật và hồ trợ phương pháp, hỗ trợ giải quyết các vấn đề ở cộng đồng; chia sẻ kinh nghiệm,

phương pháp làm cũng như cách thức xây dựng các chương trình, dự án qc gia, chính sách và khung pháp lý cho những vấn đề liên quan đến quyền con người; thúc đẩy ngoại giao nhân dân, đóng vai trị cầu nối thơng tin giữa các quốc gia. Chính vì các vai trị quan trọng đó, mà mỗi quốc gia cần có các chính sách, thể chế để tiếp tục tăng cường công tác vận động họp tác với các tổ chức phi chính phủ phục vụ phát triển đất nước; chủ động đề xuất đổi mới phương pháp và hình thức họp tác với các tổ chức phi chính phủ, xây dựng chương trình quốc gia về hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ lợi ích của công nghệ sinh học nhằm nâng cao sự thụ hưởng quyền con người

Các quốc gia nên thúc đẩy phổ biến quốc tế thơng tin về các lợi ích của cơng nghệ sinh học và khuyến khích dịng chảy tự do và chia sẻ kiến thức về lĩnh vực này. Trong khuôn khổ họp tác quốc tế, các quốc gia cần thúc đẩy họp tác về công nghệ sinh học và tham gia vào các thỏa thuận song phương và đa phương để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển nâng cao năng lực tham gia tiếp thu và chia

sẻ kiến thức khoa học, bí quyết liên quan và lợi ích của chúng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh họp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ sinh học, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ sinh học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng họp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ sinh học, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học tại mỗi quốc gia. Đồng thời, các quốc gia đang phát triển cần tăng cường thực hiện hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm đẩy mạnh hoạt động tỉm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến nhàm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ sinh học của tố chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trong nước.

Hơn nữa, cần tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm kết nối và chuyển giao công nghệ quốc gia, nơi có thế hội tụ cả ba bên: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất (doanh nghiệp), đặc biệt là áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, y dược, nãng lượng và môi trường. Vì vậy, các nhà quản lý cần đưa vấn đề này vào danh mục công việc ưu tiên, nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành

cơng nghệ nói chung và cơng nghệ sinh học nói riêng.

Thử tư, nâng cao vai trò của UNESCO trong việc chia sẻ tri thức và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác hoạt động trong lĩnh vực đạo đức sinh học

UNESCO là tồ chức soạn thảo và xác lập các quy chuẩn như xây dựng những thỏa thuận chung về đạo đức, chuẩn mực và tri thức co sở trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Chức năng này đã đưa UNESCO tham gia vào những tiến trình trao đối tri thức liên ngành phức tạp và vào quá trình trao đổi với các chuyên gia và các quốc gia thành viên. Từ đó, UNESCO đà đi đầu trong chương trình thiết lập các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức sinh học, tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên, giúp các quốc gia xây dựng năng lực về thể chế, nguồn nhân lực trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thơng và thơng tin.

Do đó, cần nâng cao hơn nữa vai trị của UNESCO trong việc chia sẻ tri thức và họp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác hoạt động trong lĩnh vực đạo đức sinh học. Bằng việc xây dựng nhiều dự án kết hợp với các tổ chức chẳng hạn như OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế), trong việc xây dựng khn khổ đạo đức tồn diện cho cơng nghệ sinh học. Bên cạnh đó, cần phối họp với các cơ chế giám sát nhân quyền quốc tế, bao gồm các Uỷ quan công ước và các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng nhân quyền về các vấn đề đạo đức sinh học. Tãng cường chia sẻ các kinh nghiệm thành công về quản lý và kiểm soát đạo đức sinh học thông qua các bổi toạ đàm, hội thảo, hội nghị thường niên và trực tuyến trên các phương tiện điện tử, cổng thông tin của UNESCO.

Thứ năm, tăng cường đối thoại đa chiều, đa ngành trong chính sách phát triển và kiêm sốt cơng nghệ sình học

Sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng chính sách phát triển và kiếm sốt cơng nghệ sinh học cần được tăng cường, củng cố nhu cầu tham gia của các nhóm xã hội dân sự, bao gồm cả những nhóm quan tâm đến môi trường, sức khoe, đạo đức và an tồn sinh học. cần nêu bật nhu cầu khuyến khích phát triển thêm các mơ hình cho cuộc tranh luận cơng khai trong chính sách cơng nghệ sinh học. Năng lực của các quốc gia thành viên đối với sự tham gia của cộng đồng cũng cần được tăng cường, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. UNESCO nên tham gia vào các diễn đàn công khai đang tồn tại về công nghệ sinh học để đảm bảo một

cuộc đối thoại giữa các ngành, giữa các ý kiến và tạo thế cân băng. Các cuộc đôi thoại về chính sách cơng nghệ sinh học cũng cần được thúc đây ở câp khu vực, có

tính đến sự phát triển và mối quan tâm xã hội khác nhau cùa từng khu vực.

Kêt luận Chương 3:

Từ việc phân tích bản chất, đặc trưng và mối quan hệ của công nghệ sinh học và quyền con người, chúng ta đưa ra được quan điểm thống nhất và phương hướng trong việc bảo đảm quyền con người trước các ứng dụng của công nghệ sinh học. Một mặt, vừa thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, thúc đẩy quyền con người. Mặt khác cần quản lý, kiểm sốt ứng dụng cơng nghệ sinh học nhằm hạn chế rủi ro của chúng đến quyền

con người.

Pháp luật và cơ chế trên cả phương diện quốc tể và phương diện quốc gia đều đã có những thành tựu đáng ghi nhận về bảo đảm quyền con người trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhừng hạn chế đang tồn tại cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Đẻ có thể giải quyết được những tồn tại đó, chúng ta cần đưa ra những giải pháp đồng bộ đó là: hồn thiện thể chế pháp luật, hoàn thiện cơ chế, bộ máy bảo đảm, tăng cường năng lực thực thi, hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm quyền con người nói chung và trong việc ứng dụng cơng nghệ sinh học nói riêng.

KẼT LUẬN CHUNG

Sự phát triên nhanh chóng cùng với những ứng dụng to lớn của công nghệ sinh học trong đời sống xã hội khiến người ta nghĩ rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ sinh học. Quả thật, công nghệ sinh học đã mở ra nhiều triển vọng cho việc giải quyết hàng loạt vấn đề lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất, y học, chăm sóc sức khoẻ, nãng lượng, mơi trường... góp phần thúc đẩy quyền con người. Bên cạnh đó, nó cũng đặt con người trước hàng loạt nỗi lo âu, thực trạng về vấn đề vi phạm quyền con người. Rõ ràng những đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ sinh học mang lại cả rùi ro và lợi ích cho quyền con người. Nhận thức rõ về bản chất và thực trạng mối quan hệ tác động giữa ứng dụng công nghệ sinh học đối với quyền con người sẽ giúp cho chúng ta hạn chế được những tác hại và thách thức của nó. Đồng thời, các nhà bảo vệ quyền con người phải tiếp tục tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để có thể tận dụng các cơng nghệ mới nhằm cải thiện điều kiện sống của con người, cũng như thúc đẩy, bảo vệ quyền con người ngày một hiệu quả và rộng rãi.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trước những thách thức đặt ra nhàm bảo vệ quyền con người trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ sinh học ngày một nhanh chóng, phức tạp và khó kiểm sốt như hiện nay. Đảm bảo rằng các công nghệ sinh học được sử dụng để phát huy tiềm năng của chúng đổi với việc nâng cao sự thụ hưởng và giảm thiểu rủi ro đối các quyền con người được ghi nhận trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ÍT’ y • 1 • Ơ__ ______

Tài liệu tiêng Việt:

1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ y tế (2013), “Thực trạng thực hiện các quy

định về an tồn sinh học đối với phịng thí nghiêm tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các yếu tố liên quan”, http://vnniosh.vn/chitiet_NCKH/id/1719/Thuc-

trang-thuc-hien-cac-quy-dinh-ve-an-toan-sinh-hoc-doi-voi-phong-thi-nghiem-

tai-cac-co-so-truc-thuoc-Bo-Y-te-va-cac-yeu-to-lien-quan, truy cập ngày

22/07/2021.

2. Đặng Trung Hà, Kết quả kỷ kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền

và vấn đề nơi luật hố vào phảp luật Việt Nam. Trang tin điện từ của Bộ Tư

pháp, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1092, truy cập ngày 15/07/2021

3. GS. Nguyễn Lân Dũng, Trung tâm Chủng vi sinh, Cơng nghệ sinh học là gì?,

https://www.chungvisinh.com/cong-nghe-sinh-hoc-la-gi.html/, truy cập ngày 08/07/2021.

4. Hội thảo: “Đỏng góp của cây trồng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại

Việt Nam”. Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng (VSTA) phối hợp Trung

ương Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về ứng dụng và Tiếp thu CNSH trong Nông nghiệp (1SAAA) tổ chức, Hà Nội, ngày 7/4/2021.

5. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế

và quyền con người. Nxb. Lao động - Xã hội, tr. 329

6. Khoản 5, Điều 3 Nghị định Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của

Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số

118/2020/NĐ-CP ngày 02/10/2020)

7. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Cơng Giao - Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình lý

luận và phảp luật về quyền con người. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 136.

8. PGS.TS Lê Thị Luyến và TS. Nguyễn Ngô Quang (chủ biên) (2013/ Hưởng

dẫn quốc gia về Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, tr. 12.

9. PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa (2017), “Hiên pháp năm 2013 với sự phát triên

quyền con người”, Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp năm 2013,

Nxb Lý luận chính trị, tr. 55-56.

Tài liệu Tiếng Anh

10. "Diamond V. Chakrabarty, 447 U.S. 303 (1980). No. 79-139." United States Supreme Court, 1980, https://caselaw.findlaw.com/us-supreme-

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trên thế giới và ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 117)