Thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 74 - 118)

2017) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổ

2.1. Thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57" đến 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" đến 13°25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đơng giáp Phú n và Khánh Hồ; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nơng; phía Tây giáp Campuchia. Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2 [46], Tính đến ngày 01/4/2019 tổng dân số của Đắk Lắk là 1.869.322 người, trong đó dân số nam là 942.578 người, chiếm 50,42% và dân số nữ là 926.744 người, chiếm 49,58 %. Như vậy, Đắk Lắk là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây nguyên và đứng thứ 10 toàn quốc. Sau 10 năm, quy mô dân số Đắk Lắk tăng thêm 73.733 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,75%. Đắk Lắk có 49 dân tộc hiện đang cư trú trên địa bàn, (năm 1999 là 43 dân tộc, năm 2009 là 47 dân tộc). Đông nhất là dân tộc kinh chiếm 64,3%, kế đến là dân tộc Ê đê chiếm 18,79%; dân tộc Nùng chiếm 4,1%; dân tộc Tày là 2,3%; dân tộc Mông là 2,1%... Một số dân tộc như Tày, Nùng, Mường ... ở vùng các tỉnh phía bắc di cư vào Đắk Lắk những năm giai đoạn 1999-2009 tăng, đến giai đoạn 2009-2019 đã giảm dần.

Tính đến năm 2019, có 16 tơn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đắk Lắk có 14 thành phần tơn giáo [47], Với đặc điểm về tự nhiên, xã hội phức tạp như trên nên tình hình tội phạm cũng rât phức tạp, Đăk Lăk là một trong những địa phương có số lượng các vụ việc phải giải quyết hàng năm nhiều nhất các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Theo thống kê trong giai đoạn năm 2016 - 2020, TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk phải giải quyết 61.170 vụ việc các loại (trung bình mồi năm phải giải quyết 12.234 vụ việc/năm); riêng năm 2020, thụ lý 14.430 vụ việc; giải quyết 12.656 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,71%). Số lượng các loại vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng, tính chất các loại vụ việc ngày càng phức tạp. Trong đó tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng diễn biến rất phức tạp qua các năm, chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra xét xử 65 vụ (trong đó: Năm 2016 xét xử 17 vụ; năm 2017 xét xử 08 vụ; năm 2018 xét xử 19 vụ; năm 2019 xét xử 13 vụ; năm 2020 xét xử 08 vụ). Qua đó cho thấy diễn tiến của loại tội phạm này hiện nay rất đáng quan tâm và đáng báo động.

2.1.1. Tình hình xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 2020

Trong những năm qua tình hình tội phạm vẫn đang có những diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi phạm tội. Điều đó, tạo ra áp lực lớn cho hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là TAND các cấp trong công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

2. ỉ. 1.1. Khái qt tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 — 2020 (xem phụ lục số 01)

Từ năm 2016 - 2020, TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 6.856 vụ án các loại với 13.396 bị cáo; giải quyết được 6.543 vụ với 12.677 bị cáo (trung bình mồi năm giải quyết được 1.309 vụ với 2.674 bị cáo). Nhìn vào số liệu nêu trên cho thấy, tình hình tội phạm trong giai đoạn này tương đối phức tạp, cụ thể:

-Vê sô lượng vụ án cân phải giải quyêt trong giai đoạn này, tội phạm có xu hướng tăng cao nhất vào năm 2016 với 1.448 vụ, rồi giảm dần xuống còn 1.245 vụ vào năm 2017, đến năm 2018 số lượng vụ án tăng trở lại với 1.290 vụ, năm 2019 là 1.431 vụ và năm 2020 là 1.442 vụ.

-về số lượng bị cáo thực hiện hành vi phạm tội cũng diễn phức tạp: Năm 2016 bình quân 1,86 bị cáo/vụ, sang năm 2017 giảm cịn bình qn 1,79 bị cáo/vụ; sau đó lại có dấu hiệu tăng dần bình quân 2,1 bị cáo/vụ vào năm 2018 và bình quân 1,92 bị cáo/vụ vào năm 2019 và đến năm 2020 bình quân số bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trong một vụ án là 2,08 bị cáo/vụ.

Việc giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh được TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020 đạt tỷ lệ cao, đã giải quyết được 6.543 vụ/12.677 bị cáo trên tổng số 6.553 vụ/12.730 bị cáo, chiếm tỷ lệ 99,84%.

2.1.1.2. Tình hình xét xử sơ thâm các tội xâm hại tình dục nói chung trên địa bàn tỉnh Đẳk Lẳk giai đoạn từ năm 2016 — 2020 (xem Phụ lục so 02)

Từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải giải quyết 214 vụ/236 bị cáo (trong đó: Năm 2016: 55 vụ/68 bị cáo; năm 2017: 38 vụ/ 40 bị cáo; năm 2018: 31 vụ/ 36 bị cáo; năm 2019: 37 vụ/ 37 bị cáo; năm 2020: 58/60 bị cáo).

Ket quả giải quyết các vụ án xâm hại tình dục nói chung trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ rất cao, 214 vụ/236 bị cáo, đạt 100% (Cụ thể: Đã xét xử 203 vụ/224 bị cáo; đình chỉ 01 vụ/01 bị cáo và trả hồ sơ 10 vụ/11 bị cáo). Nhìn chung, việc giải quyết các vụ án trong giai đoạn này đạt hiệu quả cao, trong đó, các năm 2016, 2017, 2018 và 2020 tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đều đạt 100%.

Tình hình các vụ án xâm hại tình dục nói chung trong giai đoạn này cũng tương đối phức tạp, số lượng các vụ án, người phạm tội tăng giảm không đều.

Vê sô lượng các vụ án: Năm 2016 sơ lượng các vụ án xâm hại tình dục tương đối cao nhưng các năm sau đó đã giảm rõ rệt từ 58 vụ giảm còn 38 vụ vào

năm 2017 và chỉ còn 31 vụ vào năm 2018. Điều này cho thấy cơng tác đấu tranh phịng, chống nhóm tội phạm này đang phát huy tác dụng và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, những năm tiếp theo số lượng các vụ án này lại tăng trở lại, cụ thể: Tăng lên 37 vụ vào năm 2019 và đỉnh điểm cao nhất là năm 2020 tăng lên đến 58 vụ. Qua đó cho thấy, cơng tác đấu tranh, phịng chống nhóm tội này hiệu quả chưa cao, địi hỏi có những giải pháp mới phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.

2.1.1.3. Tình hình xét xử sơ thẩm tội hiếp dâm người dưới 16 tuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 2020 (xem phụ lục so 03)

Từ năm 2016 - 2020 TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý tổng số 66 vụ án với 73 bị cáo (trung bình mỗi năm 11,6 vụ/14,6 bị cáo), bình quân 01 vụ/01 bị cáo; đã giải quyết được 66 vụ với 73 bị cáo, trong đó đã xét xử 65 vụ với 72 bị cáo và trả hồ sơ 01 vụ/01 bị cáo. Nhìn chung, việc giải quyết án đạt tỷ lệ cao chiếm tỷ lệ 100%.

Tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn này diễn biến tương đối phức tạp, mặc dù số lượng vụ án thụ lý hàng năm không cao nhưng số lượng vụ án khơng hồn tồn tăng mà cũng khơng có xu hướng giảm trong cả giai đoạn. Cụ thể:

nhưng sang năm 2017 giảm mạnh xuống mức thấp nhất cả giai đoạn chỉ cịn 08 vụ. Tuy nhiên, các năm tiếp theo tình hình tội phạm lại tiếp tục gia tăng trở lại từ 8 vụ tăng dần lên 19 vụ vào năm 2018 và 14 vụ vào năm 2019 nhưng lại giảm còn 8 vụ vào năm 2020.

về số lượng bị cáo thực hiện tội phạm, bình qn trung bình mồi vụ án chỉ có một bị cáo tham gia.

Nêu so sánh năm đâu 2016 và năm ci 2020 của giai đoạn này thì thây số vụ án và số lượng bị cáo giảm xuống một cách rõ rệt. Điều này cho thấy chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ người dưới 16 tuổi khỏi sự xâm hại và đường lối xử lý đối với người thực hiện tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã thực sự phát huy hiệu quả.

* Đánh giá tình hình tội phạm nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuồi trên địa bàn tỉnh Đấk Lắk từ năm 2016 - 2020 (xem phụ lục số 04), thấy rằng

Tổng các vụ án hình sự sơ thẩm được TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk giải quyết là 6.543 vụ với 12.677 bị cáo (bình quân mồi năm xét xử 1.308 vụ/ 2.535 bị cáo), số lượng các vụ án cũng như bị cáo đưa ra xét xử phức tạp, không ổn định, tăng giảm không đều. Cùng với sự thay đồi gia tăng của các loại tội phạm nói chung thì tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong giai đoạn này cũng

tương đối phức tạp. Điều này đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những giải pháp để đấu tranh, phịng ngừa tội phạm mới, có tác dụng và hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình mới nhằm bảo vệ an ninh, trật tự chung cho xã hội.

So với tổng số các vụ án hình sự nói chung được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì số lượng vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 01% về số vụ án và 0,57% về số bị cáo. Tuy nhiên, tính chất mức độ, cũng như hậu quả của hành vi mà tội phạm này gây ra là rất nặng nề, không chỉ xâm phạm trầm trọng đến danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi mà còn ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại địa phương, gây bức xúc và hoang mang trong dư luận xã hội, nhất là các vụ án có tính chất loạn ln và phạm tội nhiều lần.

• • 1 • •

* Đánh giá tình hình tội phạm xâm hại tình dục và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lẳk từ năm 2016 - 2020 (xem phụ lục số 05), thì thấy

Số lượng vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ tương đôi cao so với tơng sơ các vụ án xâm hại tình dục nói chung trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, cụ thể bình quân chiếm 30,8%/năm,

nhất là năm 2020 với 8 vụ/58 vụ (chiếm 13,8%).

về số lượng bị cáo được đưa ra xét xử về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi so với các tổng số các bị cáo bị xét xử về tội xâm hại tình dục nói chung trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao chiếm 30,9%. Trong đó, cao nhất vào năm 2018 với 24 vụ/36 bị cáo (chiếm 66,7%) và thấp nhất là năm 2020 với 08 vụ/60 bị cáo (chiếm 13,3%).

* Ngoài ra, qua nghiên cứu tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn này có một số đặc điểm đảng chú ỷ sau

-về địa điếm phạm tội: Các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn này thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, khơng có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố giác thường ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc chứng minh tội phạm và người phạm tội.

-về đặc điếm người phạm tội: Người phạm tội là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tương đối cao 24/73 bị cáo (chiếm 32,9%) so với các dân tộc khác; về độ tuổi của người phạm tội là người trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 33/73 bị cáo (chiếm 45,2%); người phạm tội là người chưa thành niên 07/73 bị cáo (chiếm 9,6%); về giới tính người phạm tội đều là nam giới, chưa có trường hợp nào

người phạm tội là nữ giới kể cả là đồng phạm người giúp sức; người phạm tội là đảng viên có 01/73 bị cáo (chiếm 1,4%); khơng có trường hợp nào người phạm tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

-về giới tính bị hại: Trong tổng số 73 vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã đưa ra giải quyết, xét xử từ năm 2016 - 2020 thì 100% người bị hại là nữ giới.

- Vê hình phạt áp dụng đơi với các bị cáo phạm tội hiêp dâm người dưới 16 tuổi, cụ thể như sau: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm có 17/73 bị cáo (chiếm 23,3%); phạt tù từ 07 năm đến 15 năm có 22/73 bị cáo (chiếm 30%); phạt tù từ 15 năm đến 20 năm có 20/73 bị cáo (chiếm 27,4%). Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Hiếp dâm trẻ em theo BLHS năm 1999) trong giai đoạn này đều là hình phạt tù có thời hạn và khơng bị áp dụng hình phạt bổ sung, trong đó, phạt tù từ 07 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà các bị cáo đã thực hiện, đồng thời thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc bảo vệ người dưới 16 tuổi và việc xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội này.

2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người

dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 2020

Trong những năm qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung và cơng tác xét xử của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đối với các vụ án hiếp dâm

người dưới 16 tuổi nói riêng đã và đang có những đóng góp đáng kể trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ tốt các quyền công dân, quyền con người. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, việc thu thập chứng cứ đối với tội phạm này gặp rất nhiều khó

khăn và phức tạp làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Chẳng hạn như trong một số vụ án bị cáo, bị hại có giấy khai sinh không đúng nên phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác định tuổi của bị cáo, bị hại; có nhiều trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ đặc biệt là chứng cứ ban đầu, giám định đối với người bị hại ... chưa được thực hiện kịp thời, gây khó khăn trong việc chứng minh tội phạm.

Ví dụ: Vụ án Nông Văn TH và đồng phạm phạm tội “Giết người”, “Cướp

tài sản” và tội “Hiêp dâm trẻ em” xảy ra tại thôn EK, xã ES, thị xã BH, tỉnh Đắk Lắk. Nội dung vụ án như sau:

Ngày 04/4/2016 Nông Văn TH chở vợ đi từ nhà (ở xã CH, huyện EK, tỉnh Đắk Lắk) đến nhà mẹ vợ ở xã ES, thị xã BH, tỉnh Đắk Lắk. Khi đến nơi vợ của TH ở lại, cịn TH đến nhà Nơng Văn p nhậu. Đến khoảng 17h40 cùng ngày, TH rủ p về nhà TH chơi. Khi đi ngang qua quán nhà ông Sláy, p dừng lại mua thuốc lá, tại đây TH lấy một khúc cây gỗ để trên gác baga xe máy. Sau đó, TH tiếp tục

chở p đi, khi đến gần khu vực rẫy cà phê của ông Lăng Văn Trình thuộc thơn EK, xã ES, thị xã BH thì gặp cháu Nguyễn Thị T (sinh ngày 09/10/2003), hai xe gần

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 74 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w