Một sô kiên nghị hoàn thiện pháp luật và gỉăi pháp nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 118 - 139)

2017) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổ

2.2. Một sô kiên nghị hoàn thiện pháp luật và gỉăi pháp nâng cao hiệu

quả đấu tranh, phòng, chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

2.2.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự

Qua việc nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành và trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật như sau:

Thứ nhất, đường lối xử lý đối với người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 BLHS năm 2015 chưa phù hợp, cụ thể: Tại điểm a Khoản 1 Điều 142 BLHS năm 2015 quy định: “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi” thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù. Nghĩa là dù giao cấu thuận tình hay khơng thuận tình (trái ý muốn) với người dưới 13 tuồi thì đều chịu hình phạt như nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thấy rằng việc quy định như vậy là chưa phù hợp, bởi lẽ: Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội có sự đồng thuận của nạn nhân thì cơ hội thực hiện hành vi phạm tội sẽ dễ dàng hơn. Sự đồng thuận giao cấu của nạn nhân cũng là sự tiếp sức cho hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội. Chính vì thế, cần có sự phân hóa cụ thể về hình phạt trong trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi có yếu tố “thuận tình” hoặc “trái ý muốn” của nạn nhân. Theo quan điểm của tác giả cần quy định mức hình phạt đối với trường hợp phạm tội trái với ý muốn của nạn

nhân phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp nạn nhân thuận tình, đồng thời đề xuất mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm mà nạn nhân thuận tình tối đa bằng % trường hợp bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm trái với ý muốn của nạn nhân.

Thứ hai, BLHS năm 2015 bổ sung thêm hai tình tiết định khung tăng nặng mới so với BLHS năm 1999 gồm: Điểm c Khoản 2 Điều 142 BLHS năm 2015 “Gây thương tích, gây tơn hại cho sức khỏe hoặc gây rơi loạn tâm thân và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” và điểm d Khoản 3 của điều luật này quy định “Gây thương tích, gây tốn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”. Trong đó tình tiết gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân là tình tiết mới được ghi nhận trong BLHS năm 2015 nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên khi áp dụng trên thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn nhiều lúng túng và chưa có cách hiểu đúng. Vì vậy, càn có văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng các tình tiết này để việc áp dụng luật một cách chính xác và thống nhất. Theo quan điểm của tác giả thì “rối loạn tâm thần” được hiểu là một trạng thái tâm trí liên quan đến sự nhầm lẫn giữa điều gì là thực và điều gì khơng có thực. Cịn “rối loạn hành vi” được hiểu là “một nhóm các vấn đề bất thường về hành vi và cảm xúc thường gặp phải chủ yếu ở trẻ nhỏ hay người trong lứa tuổi vị

thành niên. Người mắc bệnh này này có xu hướng khơng kiểm sốt được những hành vi xấu hay cảm thấy khó khăn nếu thực hiện theo đúng những quy chuẩn xã hội hay những quy tắc khuôn khổ được đặt ra”.

Thứ ba, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng và phân hóa trách nhiệm hình sự, có chế tài nhẹ hơn đối với những chủ thể có những sai lầm khi ý thức về độ tuổi của người bị hại (người phạm tội bị nạn nhân lừa dối hoặc chủ quan nạn nhân cũng khơng rõ tuồi thật của mình) so với trường hợp biết rõ về tuổi của người bị hại. Bởi lẽ: Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu vật chất ngày càng đầy đủ hiện nay thì nhiều trẻ em dưới 16 tuổi nhưng đã phát triển như người đã thành niên. Ngoài ra, nhiều trẻ em được tiếp xúc với nhiều hình ảnh dành cho người lớn từ sách báo, phim ảnh ... điều này đã tác động đến tâm, sinh lý của trẻ làm cho trẻ phát triển và dậy thì sớm, làm cho chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi lầm tưởng rằng mình đang thực hiện hành vi sai phạm này với một người đã thành niên. Có quan điêm cho răng trường hợp người phạm tội không biết nạn nhân là người dưới 16 tuổi do sự lầm tưởng có căn cứ (dựa vào quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, hình dáng bên ngồi của nạn nhân, thơng tin do nạn nhân và người khác cung cấp, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội) nếu thực tế khách quan nạn nhân là người dưới 16 tuổi và ý thức chủ quan của người phạm tội lầm tưởng rằng khơng phải là người dưới 16 tuổi thì người phạm tội phải chịu

trách nhiệm về tội hiếp dâm chứ không phải là hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, tác giả khơng đồng tình với quan điểm này. Trong trường hợp thực tế nếu có những vụ việc có sự lầm tưởng có căn cứ thì chủ thế thực hiện hành vi đủ điều kiện để cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuối thì vẫn xem xét và xử lý về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhưng khi xét xử và quyết định mức hình phạt cần xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt đối với người phạm tội là phù hợp.

Thứ tư, việc quy định mức tối đa bồi thường tổn thất tinh thần theo quy định hiện hành là quá thấp, khơng phù hợp với thực tiễn cuộc sống, vì vậy theo tác giả cần tăng mức bồi thường tối đa cho nạn nhân khi danh dự, nhân phấm, uy tín của họ bị xâm hại từ 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định lên thành 20 lần mức lương cơ sờ do Nhà nước quy định. Bởi lẽ, với mức bồi thường tối đa nêu trên vừa bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, cũng như đủ sức răn đe đối với người phạm tội.

Thứ năm, về nhận thức cụm từ “quan hệ tình dục khác” trong cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS năm 2015: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “hành vi quan hệ tình dục khác” quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của BLHS được hiểu là:

Hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

b) Dùng bộ phận khác trên co thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác

[19].

Theo hướng dẫn nêu trên đã thừa nhận chủ thể của các tội xâm phạm tình dục trong đó có hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi không chỉ là nam giới mà là cả nữ giới. Tuy nhiên, việc quy định và hướng dẫn này vẫn có một số điểm chưa rõ ràng trong trường hợp vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà người phạm tội hoặc người bị hại là người có giới tính khơng rõ ràng (người chuyển đổi giới tính, người lưỡng tính). Thực tế, đối với người giới tính khơng rõ ràng thì việc xác định lại giới tính của họ cho đến nay chỉ có căn cứ pháp lý duy nhất là Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính. Tại Nghị định số 88 nêu trên quy định: Những người có giới tính chưa được định

hình chính xác là “những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính” [3], Như vậy, việc xác định giới tính thật hay xác định lại giới tính của những người sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính chưa được điều chỉnh cụ thể, gây khó khăn trong cơng tác điều tra khi họ là nạn nhân hay là người thực hành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, hoặc có trường hợp người đó đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính nhưng giấy tờ pháp lý cùa họ vẫn thể hiện là giới tính cũ. Trong các trường hợp trên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào đối với những người này cũng là một vấn đề gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 3 06/2019/NQ-HĐTP ngày

01/10/2019 của Hội đơng Thâm phán Tịa án nhân dân tơi cao, tác giả thây rằng vẫn bỏ sót một trường hợp trong thực tiễn là người nữ trực tiếp hoặc sử dụng dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nam trái ý muốn đe thỏa mãn tình dục của bản thân. Vì vậy, tác giả đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Phạm Minh Tuyên - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần sửa đổi khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 06 theo hướng như sau:

2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của BLHS là việc những người cùng giới tính hay khác giới tính thực

hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thế (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...) xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác; dùng dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục, hậu môn của người khác [42].

Thứ sáu, đoi với trường hợp phạm tội 02 lần trở lên (điểm đ khoản 2 Điều 142)

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm từ 2 lần trở lên nhưng chỉ có 01 lần nạn nhân dưới 16 tuổi, cịn các lần khác nạn nhân đủ 16 tuổi hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất. Theo quan điểm của tác giả thì trong trường hợp này người phạm tội không thuộc trường họp phạm tội 02 lần mà cần truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về cả 2 tội gồm: Tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo khoản 1 Điều 142 và tổng hợp hình phạt theo Điều 103 BLHS năm 2015 vì người phạm tội đã thực hiện 02 hành vi phạm tội vào 02 thời điểm khác nhau mặc dù cùng xâm phạm đến cùng 01 người bị hại và mỗi lần thực hiện hành vi hiếp dâm đều CTTP độc lập. Nếu hiếp 03 lần trở lên trong đó chỉ có 01 lần nạn

nhân dưới 16 tuổi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 142 và điểm d khoản 2 Điều 141 (phạm tội nhiều lần) sau đó tổng hợp hình phạt theo Điều 103 BLHS năm 2015.

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đẩu tranh, phòng, chống tội hiếp

dâm người dưới 16 tuổi

Tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đã và đang gây ra những hậu quả, tác hại to lớn cho xã hội và cho chính nạn nhân, nó khơng chỉ trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phấm của trẻ em mà còn để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm này gây ra, đòi hỏi các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn được loại tội phạm này, cũng như giảm được hậu quả, tác hại mà tội phạm này gây ra, trong đó cần tập trung làm tốt một số giải pháp trọng tâm sau:

* Các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng trong hoạt động khởi tổ, điều tra, truy tố và xét xử

- Trong hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố: Khi giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ các đặc điểm riêng biệt như: Độ tuổi, đặc điểm tính cách của nạn nhân, hồn cảnh gia đình; bởi lẽ,

đây là các yếu tố quan trọng hàng đầu để nhận diện tội phạm và người bị xâm phạm. Mặt khác, xuất phát từ đặc thù của đối tượng bị xâm hại là người dưới 16 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, các dấu vết của loại tội phạm này thường nhanh chóng bị mất mà yêu cầu đặt ra là phải thu thập nhanh chóng, kịp thời đúng trình tự quy định. Vì vậy, trong cơng tác giải quyết các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, các Điều tra viên và Kiểm sát viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra phối hợp với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, bác sĩ chuyên khoa phụ sản, cán bộ đã đuợc đào tạo chun mơn về quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em để xử lý thơng tin ban đầu; kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lơng, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; thăm khám, thu thập dấu vết, vật chứng có liên quan trên thân thể nạn nhân để tiến hành giám định pháp y trong thời gian nhanh nhất nhằm kết luận có hay khơng dấu hiệu xâm hại tình dục.

Đối với một số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, khi xảy ra nguời bị hại và gia đình vì dư luận, định kiến xã hội, sợ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ mà từ chối không hợp tác khai báo và không cung cấp thông tin liên quan, thậm chí tìm cách che giấu hành vi phạm tội cho chính đối tượng. Đối với những trường hợp này, các Điều tra viên và Kiểm sát viên cần tìm cách gặp và tiếp cận với bị hại hoặc

đại diện bị hại, tùy vào từng đối tượng mà có cách tiếp cận khác nhau như: Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể thơng qua già làng, trưởng bản; đối với những gia đình có tơn giáo, tín ngưỡng riêng thì cần thơng qua những người có chức sắc, có uy tín, có tầm ảnh hưởng đối với họ ... để nhờ họ động viên, tác động phía gia đinh và người bị hại hợp tác đưa tội ác của người phạm tội ra trừng trị trước pháp luật.

Trong trường hợp không mời được chuyên gia tâm lý hồ trợ điều tra, xác minh thì bản thân Điều tra viên, Kiểm sát viên được phân công giải quyết khi tiếp cận trẻ em cần quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của các em. Khi hỏi trẻ em cần hỏi những câu rõ ý để trẻ em trả lời đúng, sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu mà ở nhà ông bà, bố mẹ hay dùng để trao đổi với trẻ. Có phương pháp tiếp cận trẻ phù họp khi lấy lời khai của các em ngay từ những lần đầu tiên, tạo cho các em có cảm giác yên tâm, thân thiện mà tự bộc bạch, khai báo, giãi bày suy nghĩ, giúp cơ quan chức năng sớm nhận diện hành vi phạm tội của đối tượng.

Đối với trường hợp bị hại là những em có quan hệ tình cảm, u đương với người phạm tội, đồng ý hoặc chủ động rủ rê, tạo điều kiện, gợi ý quan hệ tình dục trước, đến khi bị phát hiện do các em chưa nhận thức đầy đủ đã đồng tình hoặc

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 118 - 139)