Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 29 - 32)

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội cướp giật tài sản

1.2.3. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm

đến nay

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng, tiếp tục thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, tạo cơ chế bảo vệ và thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI) theo hướng bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp 2013; tăng mức phạt tiền bổ sung đơi với nhóm tội xâm phạm sở hữu; đơng thời, cụ thê hóa hành vi phạm tội, bơ sung tỉnh tiết định khung tăng nặng đối với các tội phạm thuộc nhóm này.

Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thi bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

2 3

b) Có tính chất chun nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thốt;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

2 4

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tồn thương cơ thể của mỗi người

31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, so với Bộ luật Hình sự 1999 thì quy định của BLHS 2015 đã có những điểm mới là: Sửa đổi tình tiết định khung tăng nặng “Gây thương tích hoặc gây tơn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ...” thành “Gây thương tỉch

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ...”, việc sửa đổi này nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa quy định của BLHS và các văn bản Pháp luật chuyên ngành. Bổ sung dấu hiệu định khung: “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ”, “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”, “Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”, bỏ tình tiết định khung tăng nặng: “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Nhìn chung, BLHS năm 2015 ban hành, quy định đối với tội cướp giật tài sản 2

đã sửa đổi, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bở đi được một số tình tiết tăng nặng khơng cịn phù hợp, gây bối rối và thiếu nhất quán cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. Điều này, đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt được thống nhất, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa pháp lý về tội cướp giật tài sản trong điều luật cụ thể.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w