Những dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình sự của tội cướp giật tà

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 32)

theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

1.3.1. Các dấu hiệu định tội

Theo quan điểm của TSKH.GS Lê Văn Cảm thì “Cấu thành tội phạm là tông hợp các dấu hiệu pháp lỷ (khách quan và chủ quan) do pháp luật hình sự quy định thê hiện một hành vi nguy hỉêm cho xã hội cụ thê là tội phạm” [8, tr. 322]. Vê mặt lý luận, bốn yếu tố cấu thành tội phạm là: Khách thể của tội phạm, Mặt khách quan của tội phạm, Chủ thể của tội phạm, Mặt chủ quan của tội phạm. Tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 BLHS 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017), có các dấu hiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

1.3.1.1. Khách thể của tội cưóp giật tài sản

“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây2

nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định” [8, tr. 327].

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khách thể của tội cướp giật tài sản, trong đó có quan điểm cho rằng khách thể của tội cướp giật tài sản chỉ là quan hệ sở hữu, quan điểm cho rằng khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu và tính mạng, sức khỏe của người khác.

Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội thì “Khách thể của tội cưóp giật tài sản giống như tội cướp tài sản

đó là: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân” [6, tr. 254]. Quan điểm này cũng là

quan điểm của Tác giả Đinh Văn Quế trong Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lẽ khách thể của tội cướp giật tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể là quan hệ tài sản và tính mạng, sức khỏe của người khác. Nhiều vụ cướp giật tài sản hiện nay đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại có trường hợp dẫn đến chết người. Tuy những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ khơng phải là đối tượng chính mà người phạm tội xâm hại, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện để mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó BLHS năm 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt.

2 7

1.3.1.2. Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản

“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiêm đáng kê cho xã hội đến khách thê được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thê hiện cách xử sự có tỉnh chất tội phạm trong thực tế khách quan” [8, tr. 327].

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thục hiện tội phạm nhu: Thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn cảnh phạm tội...

về hành vi khách quan: “Hành vi phạm tội là cách xử sự (tác vỉ hoặc không tác

vi) trái pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm” [8, tr. 339].

Mặc dù Điều 171 BLHS 2015 quy định tội cướp giật tài sản không mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản nhưng căn cứ vào khái niệm, thực tiễn, các yếu tố cấu thành tội phạm thì khái niệm “cưóp giật” được hiểu với nghĩa: Chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nhanh chóng, cơng khai.

Hành vi CU’O’P giật tài sản là hành vi của chủ thế nhất định với ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Dấu hiệu chiếm đoạt trong Tội cướp giật tài sản là một dấu hiệu bắt buộc dù tài sản là đối tượng của hành vi cướp giật tài sản đó bị chiếm đoạt hồn toàn (thuộc chiếm hữu của người phạm tội) hay chưa.

Qua định nghĩa khoa học về tội cướp giật tài sản thì hành vi chiếm đoạt ở tội 2

cướp giật tài sản có hai dấu hiệu đặc trưng, đó là dấu hiệu cơng khai và dấu hiệu nhanh chóng.

Dấu hiệu cơng khai: Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách cơng khai, khơng có ý thức che dấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác, nếu hành vi của kẻ phạm tội chỉ công khai với mọi người nhưng lại khơng cơng khai với chủ tài sản thì khơng thể là hành vi cơng khai trong Mặt khách quan của Tội cướp giật tài sản được. Chúng ta cần phân biệt về tính cơng khai về hành vi chứ khơng phải công khai về nhân thân, lai lịch của người phạm tội, ví dụ: A dùng bịt mặt, mũ trùm đầu điều khiển xe máy đi qua các đoạn đường vào ban đêm đê tìm so hở cướp giật tài sản, A đã cướp giật được túi xách của chị B, trường họp này A vẫn phạm tội cưóp giật tài sản.

Trong thực tiễn, có những trường hợp người phạm tội có sử dụng thủ đoạn lén lút nhưng trong quá trình thực hiện tội phạm lại chiếm đoạt tài sản một cách cơng khai, ví dụ: dùng thủ đoạn chen lấn, xơ đẩy, nhân lúc chủ sở hữu không chú ý rồi bất ngờ giật lấy tài sản rồi tẩu thoát hay lợi dụng người bán hàng đang bán hàng cho khách, giật lấy hàng hóa trong sạp rồi bỏ chạy ... những trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với các tội khác như trộm cắp tài sản, cưóp tài sản ...

Dấu hiệu nhanh chóng: Là dấu hiệu thể hiện bản chất, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của tội cướp giật tài sản. Nhanh chóng chiếm đoạt được hiều là người pahmj tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người có tài sản, tận dụng điều kiện khách quan có sẵn để

2 9

tiếp cận và chiếm đoạt ngay tài sản đó. Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản không chỉ là đặc điểm của cách thức chiếm đoạt tài sản và còn thể hiện hành vi chiếm đoạt được thực hiện trong thời gian ngắn làm cho người có tài sản, hoặc người khác khơng có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt.

Chính nhờ dấu hiệu nhanh chóng mà chúng ta có thể phân biệt tội cưóp giật tài sản với các tội khác có cùng một khách thể bị xâm phạm. Trong mặt khách quan của bất cứ tội xâm phạm sở hữu nào khác khơng nhất thiết phải có dấu hiệu nhanh chóng.

Trong mặt khách quan của tội cướp giật tài sản, chúng ta còn thấy xuất hiện dấu hiệu dùng vũ lực của người phạm tội. Việc dùng vũ lực ở tội cướp và cướp giật tài sản khác nhau về phạm vi, mức độ và mục đích. Hành vi dùng vũ lực (nếu có) trong tội cướp giật tài sản khơng phải để khống chế ý chí kháng cự của chủ sở hữu và không nhằm đe dọa gây nguy hại về tính mạng và sức khỏe cho người chủ sở hữu, mà chỉ là những tác động nhẹ đến thân thể và với mục đích để tẩu thốt, khơng có ý thức dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm làm tê liệt ý chí của chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản, không nhằm gây nguy hại cho tính mạng, sức khoe người giữ tài sản, hành vi đó khơng nhằm tác động đến ý chí của người đó. Nếu việc dùng vũ lực trong trường hợp người phạm tội bị phát hiện và đuổi bắt đã có hành vi dùng sức mạnh chống trả lại người đuổi bắt mình nhưng chỉ có mục đích nhằm tẩu thốt thì được coi là tình tiết tăng nặng của tội cướp giật tài sản. Nêu hành vi dùng vũ lực đê tâu thốt gây nên một thương tích đáng kê cho người bắt giữ và hành vi gây thương tích đã cấu thành tội cố ý gây thương tích thì người phạm tội cịn phải chịu trách nhiệm hình sự về3

tội cố ý gây thương tích cùng với tội cướp giật tài sản.

về hậu quả phạm tội: “Hậu quả phạm tội là sự thiệt hại cụ thể nhất định và

• Jl JL • • •

đáng kê do hành vi phạm tội gây ra cho các lợi ích (khách thế) được bảo vệ bằng pháp luật hình sự" [8, tr. 340].

Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngồi ra cịn có những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác.

về lý luận, thì tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, tức là: cấu thành tội phạm mà mặt khách quan của nó được luật quy định bằng các dấu hiệu của hành vi phạm tội, cũng như cả các dấu hiệu của hậu quả phạm tội nữa (hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này được coi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tương ứng), do đó, chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hồn thành, khi tội phạm hoàn thành, hậu quả trên thực tế đã xảy ra qua sự biến đổi nhất định trong thực tế khách quan dưới dạng thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất. Nếu có hành vi giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Hành vi cướp giật tài sản ngay khi thực hiện đã tác động đến quan hệ sở hữu, đe dọa phá vỡ nó nên hậu quả của hành vi cướp giật tài sản xuất hiện ngay khi người phạm tội thực hiện hành vi. Do vậy, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có trong Mặt khách quan của tội phạm này.

Việc được coi là đã chiếm đoạt được chưa trong tội cướp giật tài sản được xác 3

định:

- Nếu vật nhỏ gọn, dễ lấy như dây chuyền, hoa tai... thì coi là đã chiếm đoạt được tài sản khi người phạm tội giật được tài sản rời sự kiểm soát của chủ sở hữu. Sự kiểm sốt này phải được đánh giá, xác định thơng qua cách thức chiếm hữu, giữ, bảo quản tài sản. Cách thức chiếm hữu, giữ, bảo vệ tài sản có thể được thực hiện theo hai cách: tài sản được giữ trong tầm quan sát (thường là phía trước người quản lý); tài sản được giữ ngoài tầm quan sát của người quản lý tài sản nhưng họ phải có thê kiêm sốt được sự dịch chuyên của tài sản đó như: đê ở túi quân sau, đeo túi đằng sau lưng, kẹp đằng sau xe ...

- Nếu vật chiếm đoạt khơng thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được tài • • • • • • sản khi người phạm tội đã giật được tài sản khỏi vị trí ban đầu.

Thời điểm hoàn thành của tội phạm cũng là thời điểm hoàn thành hành vi chiếm đoạt, tức là dịch chuyến một cách bất hợp pháp đối với tài sản của chủ sở hữu, sự dịch chuyển này không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng là kẻ phạm tội có thực hiện được quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản hay không. Hành vi chuẩn bị phạm tội cướp giật khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vì tính chất nguy hiểm của hành vi cướp giật nên nhà làm luật không quy định về giá trị tài sản chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm nên người phạm tội cướp giật được tài sản có giá trị lớn hay nhỏ thì vẫn phạm tội, giá trị tài sản chiếm đoạt có giá trị định khung hình phạt.

Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là dấu hiệu định khung tăng nặng của 3

tội cướp giật tài sản.

1.3.1.3. Chủ thê của tội phạm

“Chủ thể của tội phạm là người đã có lồi (Cổ ý hoặc vô ỷ) trong việc thực

hiện hành vỉ nguy hiêm cho xã hội bị Luật hình sự câm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS và đủ tuôi chịu TNHS theo luật định” [8, tr. 327].

Qua các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đơi bô sung năm 2017) và thực tiễn áp dụng, chú thể của tội phạm (đồng thời là chủ thể cùa TNHS) khi có tổng hợp 05 dấu hiệu cần và đủ, bắt buộc và pháp luật hình sự quy định như sau:

Một là, người đó phải có năng lực TNHS - có trạng thái binh thường để hồn

tốn có khả năng nhận thức được tính nguy hiêm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi ấy, khi thực hiện hành vi • • • • phạm tội khơng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Haỉ là, người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Đối với tội cướp giật tài

sản, chủ thể của tội phạm cũng tưong tự như đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, người phạm tội cướp giật tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên, tuy nhiên người phạm tội từ đủ 14 tuôi đên dưới 16 ti khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS, vì khoản 1 Điều 171 BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm tù, là tội phạm nghiêm trọng, và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội3

đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điêu 171 BLHS. Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản.

Ba là, người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại cho

quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, ở tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu và và tính mạng, sức khỏe của người khác.

Bốn là, hành vi mà người đó thực hiện phải bị luật hình sự cấm: hành vi ấy phải

có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP quy định tại Điều 171 BLHS.

Năm là, người đó phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội, ở tội cướp

giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, là thái độ tâm lý thể hiện dưới hình thức cố ý đối với hành vi nguy hiềm cho xã hội bị luật hình sự cấm và đối với hậu quả do hành vi ấy gây nên.

Nếu như thiếu 1 trong 5 dấu hiệu trên thì khơng bị coi là chủ thể của tội cướp giật tài sản.

1.3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự có 3

tính chất tội phạm xâm hại đến khách thẻ được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, nói một cách khác là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi) [8, tr. 359].

Tội cướp giật tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình, thực hiện hành vi đó một cách cơng khai và hồn tồn khơng có ý định che giấu hành vi đó. Người phạm tội thấy trước khả năng xảy ra hậu quả và cố ý để hậu quả thực tế xảy ra là chiếm được tài sản từ người khác.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi giật tài sản, hành vi giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt.

Đối với tội cướp giật tài sản, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp khơng những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w