Thực tiễn xét xử các loại người đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (tt) (Trang 32 - 33)

2020) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY PHẠM NÀY

2.1.1.Thực tiễn xét xử các loại người đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

Hàng năm, số lượng các vụ án hình sự phải giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đắk Lắk là rất lớn so với các tỉnh thành trong khu vực và trong cả nước. Đồng thời, các vụ án có đồng phạm cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số án thụ lý và xét xử. Nhìn chung, số vụ án có sự tham gia của người đồng phạm cơ bản ngày càng tăng qua các năm. Trong đó, so với số vụ án có đồng phạm đã xét xử, người thực hành chiếm tỷ lệ cao nhât (100%), người tô chức chiêm tỷ lệ cao thứ hai và người giúp sức chiếm tỷ lệ cao thứ ba và người xúi giục chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các vụ án có đồng phạm đã xét xử chủ yếu tập trung trong các tội: trộm cắp tài sản; cố ý gây thương tích; đánh bạc; nhóm tội về tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản; vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; tổ chức đánh bạc.

Người đồng phạm giữ vai trò người tổ chức, người giúp sức xuất hiện nhiều trong các tội, nhóm tội như: trộm cắp tài sản; cố ý gây thương tích; đánh bạc; nhóm tội về tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản; vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; tổ chức đánh bạc. Người xúi giục thường

xuất hiện ít hơn so với người tổ chức, người giúp sức; chủ yếu tập trung ở tội cố ý gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản.

về tình hình áp dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk luôn đẩy mạnh công tác xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm. Tỷ lệ các vụ án bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ thấp. Các phán quyết của Tịa án khơng chỉ căn cứ vào chứng cứ có trong hồ sơ, mà còn dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tịa. Các bản án của Tịa án khơng những áp dụng chế tài thể hiện sự trừng trị, răn đe người phạm tội, mà cịn có tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (tt) (Trang 32 - 33)