Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhà

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục mpeec theo quan điểm nhà trường hạnh phúc (Trang 84)

2 Những yếu tố chủ quan

2.4 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhà

thuật nhà trường 281 93.7 19 6.33 2.94 3 2.5 Bộ máy tổ chức của nhà

trường 233 77.7 67 22.3 2.78 7

75

Qua khảo sát trên ta thấy điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng =2.86 điểm rất cao. Do đó các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục Mpec.

Yếu tố ảnh hưởng “Các văn bản chỉ đạo của nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo” đạt số điểm =2.99 điểm xếp thứ 1/8. Là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục Mpec theo quan điểm nhà trường hạnh phúc.

Yếu tố ảnh hưởng “Nội dung chương trình đào tạo” đạt số điểm =2.67 điểm xếp 8/8. Là yếu tố ảnh hưởng ít hơn so với các yếu tố còn lại.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng 2.6.1. Những thuận lợi

- Hệ thống giáo dục MPEEC có các trường mầm non với phịng học khang trang, có đầy đủ các phịng chức năng.

- Mơi trường rộng rãi, thống mát.

- Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, đi học đều.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số trẻ, khỏe nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có năng lực chun mơn và kỹ năng sư phạm khá, tốt và nhiều giáo viên tự phấn đấu học tập nâng cao trình độ chun mơn.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng nổ trong cơng tác, 100% giáo viên đạt chuẩn và 85% trên chuẩn. Có nhiều kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

- Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra – thi đua, Cơng đồn, Chi đoàn trong nhà trường hoạt động đều tay, đạt hiệu quả.

- Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

- Các bậc phụ huynh ngày càng nhận rõ hơn vai trò, trách nhiệm cùng nhau tham gia xây dựng, phát triển giáo dục bền vững

- Nguyên nhân của mặt mạnh:

Do hệ thống giáo dục MPEEC có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục mầm non với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Do có sự chỉ đạo chặt chẽ của cán bộ quản lý và sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Do được sự quan tâm phối kết hợp của các bậc phụ huynh học sinh.

76

- Do ngôi Trường mới Giáo viên các trường chuyển về nên sự quan tâm, chia sẻ, sự tin tưởng giữa đồng nghiệp còn hạn chế.

- Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cơng tác chăm sóc trẻ chưa thực sự đầy đủ.

- Số trẻ đơng nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ.

- Yêu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời

kỳ hội nhập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

- Sự phát triển của các nhóm trẻ tư thục ngày càng nhiều, càng có nhiều sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng chăm sóc, thu hút phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp đạt chỉ tiêu hàng năm.

- Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Cần huy động sự đầu tư, đóng góp của xã hội đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học thích ứng với nhu cầu xã hội.

- Trẻ học các trường tư thục trong khu nhiều nên nếp của trẻ cịn hạn chế.

Chưa có kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, làm việc theo nhóm chưa đảm bảo…

- Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.

- Một số trẻ cịn hiếu động, tự kỷ,… chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm.

- Một số ít giáo viên chưa thơng thạo với việc sử dụng CNTT trong giảng dạy. - Cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội cho nhà trường.

- Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường. Nguyên nhân của những điểm yếu:

Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên đa số là đào tạo tại chức nên chất lượng đào tạo chưa đạt hiệu quả.

Một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm trong cơng tác dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa đạt hiệu quả. Chế độ của giáo viên chưa đáp ứng được với yêu cầu đời sống kinh tế thị trường hiện nay.

77

Kết luận chƣơng 2

Quản lý trường mầm non theo quan điểm nhà trường hạnh phúc là một quan điểm đúng đắn và phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Với sự thay đổi để đáp ứng được mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ của bậc học và đạt được mục tiêu đề ra là xây dựng lên một nhà trường hạnh phúc.

Để làm được điều đó trước hết nhà trường cần có cơ sở vật chất trường học đầy đủ, khang trang, xanh - sạch - đẹp, có nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng đươc nhu cầu giáo dục hiện nay, đạt chuẩn, trên chuẩn.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy vấn đề quản lý nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, cần phải được kịp thời khắc phục.

Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường chưa đạt yêu cầu. Ngoài những nguyên nhân trên, còn thiếu sự nỗ lực của cán bộ quản lý và sự nhiệt tình của một bộ phận giáo viên, dẫn đến tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của trường mầm non hạnh phúc.

Đối với hệ thống giáo dục MPEEC việc thay đổi là rất cần thiết và liên tục theo xu thế giáo dục của thế giới. Qua khảo sát, việc chuyển đổi từ trường mầm non sang mơ hình trường mầm non hạnh phúc cần rất nhiều yếu tố. Việc đầu tiên được hệ thống giáo dục MPEEC xác định để thay đổi tư duy của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của hệ thống, đây là nền tảng của quá trình phát triển giáo dục của hệ thống. Các vấn đề còn lại như cơ sở vật chất, giáo án... sẽ được bổ sung hoàn thiện nhanh chóng theo mơ hình quốc tế trên quan điểm nhà trường hạnh phúc. Do đó, việc đào tạo cán bộ nhân viên theo chuẩn quốc tế của hệ thống là rất quan trọng và cần thiết nhằm làm thay đổi tư duy cũng như nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của hệ thống MPEEC.

78

Chƣơng 3:

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THUỘC TỔ CHỨC GIÁO DỤC MPEEC THEO QUAN ĐIỂM NHÀ

TRƢỜNG HẠNH PHÚC

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống được hiểu là tập hợp các phần tử có liên hệ chặt chẽ, tương tác với nhau để thực hiện mục tiêu. Khi xem xét một vấn đề phải đặt đối tượng trong một hệ thống tồn vẹn, phát triển động, có cấu trúc xác định và vận chuyển nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống. Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống, cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ để tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác của vấn đề đang được quản lý. Các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ sẽ đem lại biện pháp khả thi và tính hiệu quả.

3.1.2. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống trường mầm non Mpeec theo quan điểm nhà trường hạnh phúc.

3.1.3. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất những biện pháp mới phải kế thừa cái đã có, đồng thời điều chỉnh bổ sung, nâng cao và làm cho các biện pháp đó liên tục phát triển, hoàn thiện

3.1.4. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết, khả thi

Yêu cầu này, địi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao

Để đạt được điều này, các biện pháp đề ra phải phù hợp thực tế điều kiện cơ bản hiện có tại mỗi nhà trường, phải từ thực tiễn cụ thể, diễn ra theo mốc thời gian cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), môi trường của đơn vị. Trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những quy chế của các cấp quản lý.

79

3.1.5. Nguyên tắc 5: Biện pháp quản lý phải phù hợp với quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

Tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trên các mặt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục và tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng giáo dục.

3.1.6. Nguyên tắc 6: Biện pháp quản lý phải phù hợp với nội dung, chƣơng trình giáo dục mầm non

Để đạt mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì phải đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Luật giáo dục, cụ thể:

- Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

- Phương pháp giáo dục mầm non: chú trọng giao tiếp thường xuyên, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động; chú trọng đổi mới tổ chức mơi trường giáo dục; kết hợp hài hịa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân...

- Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, kế hoạch thực hiện, nội dung ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ thể hiện qua kết quả mong đợi, qua đó đánh giá sự phát triển của trẻ.

80

3.2. Các biện pháp đề xuất nhằm quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục Mpec theo quan điểm nhà trƣờng hạnh phúc

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng trƣờng học theo quan điểm nhà trƣờng hạnh phúc

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc quy hoạch, thiết kế xây dựng triển khai thực hiện mơ hình nhà trường hạnh phúc phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, lớp, địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức hoạt động nhà trường hạnh phúc góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng nhà trường hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục mầm non.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ tại hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục Mpec

Xây dự kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu năm học. Quan tâm đặc biệt tới kế hoạch chăm sóc ni dưỡng trẻ.

Chế độ sinh hoạt của trẻ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường.

Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển hài hịa, cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động. Công tác nuôi dưỡng: Nội dung của GDMN phải đảm bảo hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc, GD, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn”.

Xây dựng môi trường giáo dục, khung cảnh sư phạm thân thiện sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, sân vườn sinh thái, cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ. Khu vui chơi, khu thể chất, phòng thể chất, các phòng chức năng được sử dụng tập luyện, trải nghiệm phù hợp theo điều kiện của cơ sở GDMN. Có hệ thống biểu bảng, biển báo, chỉ dẫn khoa học phù hợp, tạo hình ảnh, phong cách ấn tượng riêng của trường.

81

Kết hợp với phòng GD-ĐT tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho cán bộ quản lý và giáo viên dựa trên kế hoạch của Sở GD-ĐT và của Vụ Giáo dục MN về các nội dung.

Nhận thức đúng nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non là phần quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường, nắm rõ được xu thế phát triển yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với sự phát triển thể chất trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chuyên môn của giáo viên nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.

Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ giáo viên, nhân viên quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên vững mạnh về trình độ chun mơn, nghiệp vụ là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.

CBQL các trường MN tự bồi dưỡng để nâng tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong cơng việc, ln tìm cách thấu hiểu giáo viên để đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên vào tiêu chí đánh giá CBQL.

- Tuyên truyền, phổ biến các kinh nghiệm chăm sóc ni dạy trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống cơ sở giáo dục mầm non thuộc tổ chức giáo dục mpeec theo quan điểm nhà trường hạnh phúc (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)