cứu.
5.17.1.Kết luận mô hình.
Mô hình hồi quy sau khi đã koại bỏ biến X5:
Y= -182674,4+2,729656X2+1,821528X3+1,329700X4
Từ mô hình trên ta có thể kết luận tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một quốc gia chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố : Tổng dân số, Tổng sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, Tổng sản phẩm công nghiệp - xây dựng. Nhưng mức độ tác động ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau. Trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là Tổng sản phẩm công nghiệp - xây dựng vì có P_value nhỏ nhất, và ít ảnh hưởng nhất là Tổng dân số vì có P_value lớn nhất.
o Giá trị β1 : Khi tổng dân số, tổng sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, tổng sản phẩm dịch vụ bằng 0 thì tổng thu nhập quốc dân đạt giá trị thấp nhất là -182674,4 tỷ đồng/năm
o Giá trị β2 : Khi tổng sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, tổng sản phẩm dịch vụ không đổi và nếu tổng dân số tăng(giảm) 1 nghìn dân/năm thì tổng thu nhập quốc dân tăng(giảm) 2,729656 tỷ dồng/năm
o Giá trị β3 : Khi tổng dân số, tổng sản phẩm dịch vụ không đổi và nếu tổng
sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tăng(giảm) 1 tỷ đồng/năm thì tổng thu nhập quốc dân tăng(giảm) 1,821528 tỷ đồng/năm
o Giá trị β4 : Khi tổng dân số, tổng sản phẩm nông lâm ngư nghiệp không đổi và nếu tổng sản phẩm dịch vụ tăng(giảm) 1 tỷ đồng/năm thì tổng thu nhập quốc dân tăng(giảm) 1,329700 tỷ đồng/năm.
Mô hình trên có hệ số R2 =0,999791 là lớn thì tổng bình phương sai số dự báo nhỏ hay nói cách khác độ phù hợp của mô hình với dữ liệu càng lớn. Hay trong hàm hồi quy mẫu các biến độc lập giải thích được 99,9791% biến phụ thuộc Y (GNI của mổi quốc gia).
Qua mô hình cho ta thấy tất cả các yếu tố về dân số, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều có tác động đến tổng thu nhập hàng năm của nước ta. Yếu tố dân số cho thấy khi dân số tăng thì tổng thu nhập quốc dân sẽ tăng điều đấy là đúng, từ năm 1990 đến năm 2009 trong mô hình hệ số của yếu tố dân số là 2,7316 cao nhất điều đó cho thấy rằng trong 19 năm qua yếu tố dân số tác động vào tổng thu nhập rất cao. Vậy có thể cho rằng muốn tăng tổng thu nhập thì tăng dân số. Điều đó là chưa chắc đúng với ngoài thực tế, khi dân số tăng quá nhanh kéo theo nghèo đói, lạc hậu trong khi các yếu tố về sản xuất lại tăng chậm dẫn đến nền kinh tế kém phát triển. Trong mô hình hệ số của nông lâm ngư nghiệp là 1,2996, công nghiệp và xây dựng là 1,192, dịch vụ là 0,51. Như vậy sản phẩm nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp. Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa cao. Trong những năm tiếp theo cần làm thay đổi mô hình sao cho hệ số của yếu tố dân số giảm đi tăng hệ số của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, và nông lâm ngư nghiệp.
Theo phương hướng của Đảng cộng sản Việt nam đến năm 2020 Việt nam cơ bản sẽ là nước công nghiệp, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng,
nhà nước chú trọng vào công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và dịch vụ, áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật.
5.17.2.Hạn chế của mô hình.
Mô hình đã giải thích khá hợp lý về các yếu tố tác động đến tổng thu nhập ở Việt nam. Căn cứ vào mô hình chúng ta có thể thấy mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế đến tổng thu nhập. Từ mô hình cho ta thấy cần phải làm thế nào để phát triển nền kinh tế đất nước, đưa ra những chính sách hợp lý. Tuy nhiên mô hình vẫn còn nhiều hạn chế và thực sự chưa hoàn hảo do cách tiếp cận nguồn tài liệu và sai số.
o Hạn chế lớn nhất của mô hình là chưa thể hiện được tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc dân GNI như : xuất khẩu,nhập khẩu, lạm phát,...
o Mô hình quan sát còn hạn chế ( chỉ qua 19năm) nên kết luận của mô hình chưa phản ánh chính xác thực tế.