2: Diện tích hiệu dụng của màng (16).

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống phanh khí nén trên xe tải renault v.i (Trang 55 - 60)

- Quạt gió có 8 cánh uốn cong được đặt sau két nước làm mát để hút gió, làm

S 2: Diện tích hiệu dụng của màng (16).

Diện tích S2 là một đại lượng thay đổi nhờ kết cấu đặc biệt sau:

Piston (3) có các gân hướng kính cố định (15) lắp vào các rãnh hướng kính di động (17). Các gân hướng kính (15) cố địng trên thân và có mặt nút hình côn ngược chiều với chiều côn của rãnh hướng kính (17).

của nó, nên diện tích hiệu dụng của màng bằng diện tích chính của piston (3) (S2 = S1).

Khi tải trọng giảm dần đi, cần đẩy (6) dịch xuống phía dưới. Piston (3) đạt trạng thái cân bằng sẽ dịch dần xuống dưới, các rãnh hướng kính (17) tách dần màng cao su (18) ra khỏi gân hướng kính cố định (15) làm diện tích hiệu dụng của màng tăng lên (S2 > S1)

Như vậy tải trọng càng giảm piston càng dịch chuyển xuống dưới thì S2 tăng. Với P1 = const, áp suất P2 càng giảm để đảm bảo cân bằng piston (3).

Quy luật thay đổi S2 phụ thuộc vào độ võng của hệ thống treo (tức là tải trọng) được xác định bởi phần dạng hình đáy của piston (3), tức là diện tích hiệu dụng của màng cao su (18), củng như bởi vị trí của cần đẩy (6).

Khi nhã phanh:

Khi nhả phanh, áp suất khí nén trong khoang A giảm xuống, lúc đó áp suất khí nén trong khoang B cộng với lực lò xo (12) đẩy van xã khí (2) đi xuống cho khí nén trong khoang B đi ra ngoài theo khoang A. Khi đó áp suất khí nén trong khoang C sẽ đẩy piston (3) tách khỏi đầu cần đẩy (6) cho khí nén trong khoang C đi ra ngoài theo cửa xã III. Do sự chênh lạch áp suất tác dụng lên piston tỷ lệ (7) nên dòng khí nén trong bầu phanh sau sẽ đẩy piston tỷ lệ (7) đi lên tách đế van xã (20) ra khỏi van cầp khí cho bầu phanh (8) mỡ đường thông dòng khí từ bầu phanh đi ra ngoài khí quyển theo cửa xã III. Tất cả các chi tiết trở về vị trí ban đầu như khi chưa phanh.

4.5. BẦU PHANH GIỮA.

Cấu tạo của bầu phanh giữa được trình bày qua hình 4.6.

Khi đạp phanh, khí nén vào đầu nối đường khí nén (1) ép màng bầu phanh (3) về phía trước đẩy đĩa đỡ màng (4), cần đẩy bầu phanh (6), đầu nối cần đẩy (10) về phía trước tác dụng lên cánh tay đòn trên trục cam phanh để thực hiện quá trình phanh. Khi nhả phanh, khí nén theo đầu nối đường khí nén (1) thoát ra ngoài bầu phanh, lò

xo hồi vị (8) đẩy đĩa đỡ màng (4), cần đẩy bầu phanh (6), đầu nối cần đẩy (10) về vị trí ban đầu. 10 9 8 7 6 1 2 3 4 5

Hình 4.6. Bầu phanh giữa

1. Đầu nối đường khí nén; 2. Nắp bầu phanh; 3. Màng bầu phanh; 4. Đĩa đỡ màng; 5. Vòng kẹp; 6. Cần đẩy bầu phanh; 7. Thân bầu phanh; 8. Lò xo hồi vị; 9. Bulông để bắt bầu phanh vào giá; 10.Đầu nối cần đẩy.

4.6. BẦU PHANH SAU.

Trên xe tải renault sử dụng bầu phanh sau với lò xo tích năng. Đây là loại bầu phanh dùng chung cho cả hệ thống phanh làm việc, phanh dự trữ và phanh dừng.

Bầu phanh gồm có hai phần:

- Phần dưới là bầu phanh thông thường, điều khiển bằng khí nén từ hệ thống phanh chính.

- Phần trên bầu phanh được gọi là buồng lò xo tích năng, điều khiển bằng khí nén qua van phanh dừng.

Màng của bầu phanh được chế tạo từ cao su định hình, với một - hai lớp sợi cốt, chiều dày màng từ (3 ÷ 6)mm. Thân và nắp bầu phanh được dập từ thép cácbon thấp. Các lò xo được chế tạo từ thép hợp kim có thành phần cácbon cao.

Ở trạng thái nhả phanh, màng bầu phanh (12) chiếm vị trí trên cùng, piston (8) của bầu phanh tích năng dưới tác dụng của không khí nén đi vào khoang A từ van diều khiễn phanh dừng bị đẫy lên trên, ép lò xo phanh dừng (9) lại.

Khi phanh bằng phanh làm việc, khí nén từ tổng van phân phối, đi vào khoang phía trên màng (12), ép thanh đẩy (19) dịch chuyển xuống dưới, tác dụng lên cơ cấu phanh.

Khi phanh bằng phanh dự trữ hay phanh dừng, khí nén từ khoang A sẽ thoát ra ngoài qua đường thông ở tổng van điều khiển. Dưới tác dụng của lò xo phanh dừng (9), piston (3) lúc này tác dụng lên cần đẩy (6) và ép đĩa đỡ màng (14) đi xuống để thực hiện quá trình phanh.

45 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 19 1 18 2 3 A

Hình 4.7. Kết cấu của bầu phanh sau và bầu tích năng.

1. Đầu nối đường khí nén; 2. Bu lông nhã phanh dừng; 3. Đai ốc; 4. Nắp che bụi; 5. Thân bầu phanh dừng; 6. Cần đẩy; 7-Đệm làm kín; 8. Pít tông; 9. Lò xo phanh

dừng; 10. Đầu nối đường khí nén; 11. Vòng liên kết giữa hai bầu phanh; 12. Màng bầu phanh; 13. Vòng tỳ; 14. Đĩa đỡ màng; 15. Lò xo hồi vị; 16. Thân bầu phanh làm việc; 17. Ống định vị lò xo; 18. Bu lông bắt bầu phanh vào giá; 19. Thanh đẩy.

Cụm lò xo tích năng là một bộ phận tác dụng ngược. Vì thế, nó sẽ tự động làm việc và phanh ôtô lại, khi áp suất trong dẫn động giảm xuống hoặc khi có sự rò rỉ khí nén. Để có thể nhả phanh cưỡng bức khi cần thiết, bầu phanh có trang bị cơ cấu mở cơ khí gồm: bu lông 2, đai ốc 3 và vòng tỳ 13.

4.7. CƠ CẤU PHANH.

Cơ cấu phanh được lắp trên tất cả 6 bánh của ô tô, cụm chính của cơ cấu phanh được lắp trên giá đỡ nối cứng với bích của cầu. Cơ cấu phanh loại một bậc tự do với cơ cấu ép bằng cam.

Các má phanh có hình dạng cong tương ứng với đặt tính mài mòn của chúng và được lắp lên hai guốc phanh (4), các guốc phanh này tựa tự do lên các cam lệch tâm của chốt lệch tâm (7). Trống phanh được bắt chặt lên may ơ bằng các bu lông.

12 2 3 4 5 6 7 8 17 18 19 20 21 22 23 9 11 12 14 15 16 13 10

1. Cam phanh; 2. trục con lăn; 3. con lăn; 4. Guốc phanh; 5. Má phanh; 6. Tấm chặn; 7. Chốt lệch tâm; 8. Đinh tán; 9. Cánh tay đòn của trục cam quay; 10. Trục vít; 11. Bánh vít; 12. Bạc lót; 13. Chốt khóa; 14. Giá đỡ trục cam; 15. Giá che chắn; 16. Bu lông; 17. Bu lông; 18. Giá bắt guốc phanh; 19. Xương guốc phanh; 20. Đinh tán; 21. Lò xo hồi vị; 22. Cam ép; 23. Vòng chặn mỡ.

Khi phanh, cam ép (1) có hình chữ S sẽ doãng các guốc phanh ra và các má phanh sẽ ép chặt vào mặt trong của trống. Giữa cam phanh và guốc phanh có lắp con lăn (3) nhằm giảm ma sát và tăng hiệu quả phanh. Các lò xo hồi vị (21) có nhiệm vụ trả guốc phanh về lại vị trí nhả phanh.

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống phanh khí nén trên xe tải renault v.i (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w