Visual Studio Code

Một phần của tài liệu Phân loại phong cách thiết kế nội thất dùng học sâu và ứng dụng thực tế đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

4.2. Môi trường và Công cụ

4.2.4. Visual Studio Code

Hình 4.8: Trình soạn thảo mã nguồn đa nền tảng (IDE) Visual Studio Code.

VSCode là một công cụ soạn thảo mã nguồn đa nền tảng (IDE) được phát triển bởi Microsoft và giới thiệu lần đầu vào năm 2015, ra mắt chính thức vào năm 2016. VSCode có thể cài đặt và sử dụng trên cả 3 nần tảng Windows, MacOS, Linux. Nó hỗ trợ nhiều ngơn ngữ và chức năng khác nhau tùy vào ngôn ngữ sử dụng cùng với những tính năng mạnh mẽ như : IntelliSense, tích hợp Git, Debugger, Terminal và khả năng tùy chỉnh mở rộng. VSCode là mã nguồn mở và hồn tồn miễn phí.

21 Tham khảo từ: Project Jupyter

Trang | 72

4.2.5. Google Kaggle23

Hình 4.9: Nền tảng Kaggle cung cấp môi trường làm việc với học máy.

Là một cộng đồng trực tuyến gồm các nhà khoa học dữ liệu và những người thực hành máy học. Kaggle cung cấp những dịch vụ, cơng cụ mà ở đó, mọi đối tượng có thể thực hành, nghiên cứu về học máy. Từ khi được thành lập vào năm 2010 đến nay, Kaggle đã tạo ra một nên tảng dữ liệu công vô cùng lớn và cung cấp một môi trường làm việc đám mây vô cùng hiệu quả dành cho các lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Trang web hiện hành cung cấp chức năng gần giống notebook như jupyter và các tài nguyên như: CPU, GPU, TPU.

4.2.6. NodeJS24

Hình 4.10: Nền tảng NodeJS.

NodeJS là một nền tảng (Platform) phát triển độc lập được xây dựng trên JavaScript Runtime của Chrome được xây dựng và phát triển từ năm 2009 của công ty Joyent tại Hoa Kỳ. NodeJS có thể thể xây dựng được các ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng mở rộng với tốc độ xử lý nhanh, realtime thời gian thực có thể áp dụng cho các sản phẩm có lượng truy cập lớn, cần mở rộng nhanh.

23 Tham khảo từ: Kaggle

Trang | 73

4.2.7. RESTFul API25

Hình 4.11: Mơ tả RESTful API.

RESTful API (REpresentational State Transfer Application Programming Interface) là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web Services) để tiện cho việc quản lý resource. Nó chú trọng vào tài nguyên hệ thống, bao gồm các trạng thái tài nguyên được định dạng và được truyển qua HTTP với một số yêu cầu GET, POST, DELETE… đến một URL để xử lý dữ liệu.

4.2.8. Angular

Hình 4.12: Framework hỗ trợ xây dựng giao diện web theo từng mô-đun.

Angular là một JavaScript framework dùng để viết giao diện Web (Front-End) phổ biến sử dụng rộng rãi. Đây là một sản phẩm được viết bởi Misko Hevery và cộng sự, chính thức ra mắt vào năm 2010 được Google duy trì ở hiện tại. Angular là từ ngữ gọi chung cho Angular 2 trở lên (xuất bản 2016) được viết bằng ngôn ngữ TypeScrip là một phiên bản nâng cao của JavaScript. Đến nay đã có phiên bản Angular 11.

Trang | 74

4.2.9. ExpressJS26

Hình 4.13: Framework hỗ trợ xây dựng backend Express.js.

ExpressJS là một framework được xây dựng trên nền tảng của NodeJS cung cấp các tính năng mạnh mẽ để phát triển website hoặc mobile. ExpressJS hỗ trợ các method HTTP và Midleware tạo ra API mạnh mẽ dễ sử dụng. Hiện tại, việc sử dụng ExpressJS là miễn phí.

4.2.10. Heroku27.

Hình 4.14: Nền tảng đám mây hỗ trợ triển khai ứng dụng Heroku.

Heroku la một nền tảng đám mây cho phép các lập trình viên xây dựng, triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng (Platform as a service). Heroku linh hoạt và dễ sử dụng, cung cấp con đường đơn giản để đưa sản phẩm tiếp cận người sử dụng. Nó hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình như : NodeJS, Ruby, Python, PHP….. Ngồi ra cịn cung cấp Database, SSL miễn phí và liên với Github một cách đơn giản. Những tính năng được hỗ trợ như : Heroku Runtime, Heroku Teams, Scale, Add-ons…giúp các nhà phát triển kiểm sốt và quản lý một cách nhanh chóng và dễ dàng.

26 Tham khảo từ: Express.js

Trang | 75

Một phần của tài liệu Phân loại phong cách thiết kế nội thất dùng học sâu và ứng dụng thực tế đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 88 - 92)