Sao mày nhổ lúa ruộng ơng hỡi cị?
Nhưng đổi sang phụ hệ thì cái lui vào hậu trường để chỉ những gì có cái sống ẩn tàng. Huyền sử nước ta chỉ thời quá độ bằng truyện 50 con theo Mẹ lên núi lập ra nước Văn Lang và chia nhau cai trị thay Mẹ. Còn Mẹ rút vào trong nắm lấy cái “ cồng bà “ với chức nội tướng và từ đấy thì vật sống ngầm kêu là cái: cái bút, cái chén, cái nhà, cịn vật sống hiện thì kêu là con “ con cị bay lả bay la “.
* Liên hệ giữa Tư tưởng và Ngơn ngữ
Trên đây chỉ là cái nhìn thoáng của triết, vừa đủ để đặt ra nhiều vấn đề bàn luận để gây sinh động trong lãnh vực văn hóa, cũng như để nhận ra mối liên hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ: cả hai cùng một nét
song trùng y hệt. Nếu tư tưởng là Tiên Rồng, Sông Núi, Đất Trời, Mẹ Cha, thì ngơn ngữ cũng thích đi cặp đôi: chăn chiếu, ngân nga, lê phê, ve vãn. Nếu tư tưởng là Nhân chủ thì tiếng nói cũng thế, từ ông Trời, qua cô Hằng cho đến cái cị, con tơm, cái nồi, cái chảo đều mang ấn tích con người. Đó là hai bước song trùng và nhân chủ hay là nhịp vài ba 2-3 hoặc tham lưỡng : 3-2.
c.- Số 5
* Con số “ Thiệp đại xuyên
Bây giờ xin bàn đến số 5 hay hành ngũ, nó bao trùm tiếng ta bằng 5 dấu: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Tại sao tiếng ta lại được tràn hợp bởi số 5?
Ý nghĩa sâu xa nằm ẩn trong hai chữ hành ngũ. Hành là hành động vì đây là đợt cơ cấu nên phải nói
tới hành căn để, vậy hành đó là bước vào cung ngũ mà theo cơ cấu là “ hành vô hành “ , “ địa vô địa “ tức là An vi = theo nghĩa khơng cịn đối tượng, đi đến chỗ “ vô thanh vô xú “ . Cái bước quan trọng đó Kinh Dịch kêu là “ thiệp đại xuyên” sang qua sông lớn, nhà Phật kêu là “ đáo bỉ ngạn “ vì thế cần thuyền bát nhã, mà trong Trống đồng là thuyền Rồng là thứ “ thuyền tình bể ái “ cùng cực để nối Trời với Đất.
* Ngũ hành ( 5 ) với Linh cổ ( 3 – 4 )
Vì thế xa xưa trống Linh Cổ có 6 mặt và có cái cả 8 mặt. 8 mặt chỉ Trời (8 gió của Kinh Dịch) 6 mặt chỉ Đất (lục phương). (1) Thứ trống này gọi là Linh Cổ được nói đến trong sách Mục Thiên Tử truyện, chương 5. Linh Cổ có 6 mặt nhưng cũng được trình bày như trống kép 3 (6 mặt) và được dùng để tế thần Đất (nhờ Thổ Bá có ba con mắt). Còn trống 8 mặt cũng gọi là trống Sấm để tế Trời. Lẽ ra 6 Trời 8 Đất hay 3 Trời 4 Đất chứ sao lại 8 Trời 6 Đất. Thưa ở đây theo luật Giao chỉ là theo Dụng mà không theo Thể (Thể viên Dụng phương, thể Âm dụng Dương) 3 trời Dương nhưng Dụng 4 Vuông. 4 Đất
Âm nhưng Dụng Dương. Vì luật giao chỉ đó mà Phục Hy Dương lại cầm cái Củ Vuông, bà Nữ Oa Âm
lại bồng cái Quy Trịn (diễn nơm là ơng giị miếng chả, bà giả miếng nem, nem Thủ Đức gói khá trịn!). Cịn nhiều rắc rối khác nên không lạ con cháu mất trọn ý thức về bộ cơ cấu uy linh của mình. Chúng tơi đã cố tìm lại dấu vết trong hai quyển Kinh Hùng Khải Triết và Sứ Điệp Trống Đồng. Nhưng xin hỏi 6-8 liên hệ với Ngũ hành chỗ nào? Thưa đó là liên hệ ngầm có đầy trong các số cơ cấu là loại số cũng đầy uyển chuyển linh động. Vậy 6-8 cũng là 3-4 (cặp đơi) mà 3-4 cũng chính là 3-2 mà 3-2 là
số 5, số 5 kép bởi 3 trời 2 đất. Hai Đất cũng có thể là 4 Đất, hai số có thể dùng thay nhau: 2 hay 4 cũng được. Nói 3 + 2 (vài ba) hay 3-4 cũng là một. Nhà Phật nói “ tam tế tứ đại “ = 3 cái tế vi chỉ Trời, chỉ cái gì vơ hình siêu linh, tứ đại là 4 cái thơ đại chỉ Đất. Đó là liên hệ ngầm giữa 6-8 (ra 3-4) với Ngũ hành. Ngũ hành thành bởi 3-2. 3 chỉ Nhân chủ, 2 chỉ bước lưỡng hành: hành trong cõi hiện tượng lẫn hành trong cõi vơ hình: có vậy mới ra lưỡng thê = amphibious gồm cả cái sống của Phàm ngã lẫn Siêu ngã.
- 112 -
Ta thấy tính chất ghê sợ của hành Ngũ cũng biểu thị bằng số vài ba, 3-4 hay 6-8 sâu xa dường nào, thẩm thấu tới tận Trời cùng Đất. Có ngày chúng ta sẽ tham luận về tính chất thiên biến vạn hóa của hình thái song trùng kép này.
*Bộ số Vài Ba ( nhịp kép Hai ) nhập vào Ngữ lý
Hôm nay chỉ xin áp dụng bộ số vài ba vào ngữ lý. Ta biết Song trùng là nhịp Đầu, Nhân chủ là
nhịp kép Một, vài ba là nhịp kép Hai. Ta đã thấy tiếng Việt phản chiếu hai nhịp đầu (Song trùng và
Nhân chủ). Bây giờ đến nhịp Vài Ba nó cũng phản chiếu cách kỳ diệu trong thể thơ lục bát (6 là 3 cặp, 8 là 4 cặp). Hãy mở truyện Kiều ra đọc những câu lục bát tuyệt vời:
Trăm năm / trong cõi / người ta.
Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.
(Đánh dấu phân để thấy câu đầu có 3 cặp, câu sau có 4 cặp)
Cơ cấu Nói bằng số “ Vài Ba” hay nói bằng “ hình Trịn Vng giao hợp “, hoặc cụ thể cùng cực là làm hai chiếc “ bánh Dầy bánh Chưng “, hoặc muốn “ Xổ Nho “ thì “ Thiên viên Địa phương “ đều cũng một cơ cấu. Vậy cơ cấu đã hiện thân cách kỳ diệu vào ngôn ngữ qua thể thơ lục bát trong
cách gieo “ yêu vận “ tức câu trên không gieo vận vào cuối câu mà lại gieo vào lưng vào lòng câu sau:
Trăm năm trong cõi người ta/
Chữ tài chữ mệnh khéo là / ghét nhau.
Vậy mới là tình thâm chứ! Đọc lên như thầm bảo yêu em anh để trong lòng (trong mà) mà khơng để ngồi da đâu! Em đừng có ngại! Thật là bất ngờ, thảo nào thể lục bát được nhìn nhận là thể thơ độc nhất nói lên đức tính An vi ở chỗ gieo tồn vần bằng: dấu hiệu của an lạc siêu linh.
* Bè 6 – 8 được thể hiện trong trống Đồng Ngọc Lũ
Xem ra thể thơ này cũng có trong nhiều chi của đại chủng Việt vì thấy hiện diện trong nhiều chi khác và có thể ngờ là đã được phản chiếu vào trống đồng Ngọc Lũ nơi vòng hoa văn giữa gồm 14 con chim chia
hai bè: một bè 6, bè kia 8. Phải chăng chúng đang ngâm thơ lục bát. Ít ra lục bát đang manh nha? Vì
thế mà chúng có thái độ siêu thốt trần tục để đi về miền thái cực linh thiêng. Dầu sao mặc lòng, tức dầu 6-8 con chim có phản chiếu lối thơ lục bát hay không, nhưng không ai chối cãi rằng đó là thể thơ đặc trưng của Việt tộc, gói ghém cả hai bộ số 2 và 3 cũng như cơ cấu kép vài ba. Có thể lối đó đã manh nha từ buổi bình minh với nhịp Trống quân khai quốc. Câu sáu có thể chỉ bè Nam (3 cặp từ) câu 8 bè
Nữ (4 cặp từ) tức là đã từ lâu đời lắm.
*Tiếng Nói theo Cơ cấu tràn đầy Nhân chủ tính và Tâm linh
Chính vì vậy mà lịng ta nao nao ngây ngất khi đọc những câu lục bát trong Kiều nhất là khi gặp những chữ đi đôi như nao nao, nho nhỏ, sè sè. Mỗi cặp đôi xuất hiện như nhịp cầu 2 mối: một mối bắc bên
Có mối kia cắm vào hư Khơng làm cho ta như chạm vào cõi u linh bát ngát.
Nao nao dòng nước uốn quanh.
Nhịp cầu nho nhỏ dưới ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường.
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Xem thế đủ biết tiếng ta thuộc loại ngơn ngữ đầy tràn Nhân chủ tính cũng như Tâm linh tính tức
nghiêng về nghệ thuật và triết lý: đề cao cái tổng quát trên cái tư riêng, tránh rõ rệt, ưa âm u nên dùng rất nhiều hư tự.
- 113 -
* Cái Thừa và thiếu của tiếng Nói theo Ngữ luật
Ngược với tiếng của Âu Mỹ có tính cách khoa học ưa khúc chiết khi đến độ khơng cần, thí dụ bắt cả mọi cái phải là đực hay cái, số nhiều, ít phân biệt chi li. Ta nói “ ba cái hoa này đó “, chỉ một chữ ba đủ chơi vai trị số nhiều, các từ khác khơng bị phiền hà chi cả. Mỹ thì “ these three flowers are red “ . Đã có three rồi cịn bắt these flowers cũng phải thêm chữ s, this phải đổi ra these, verb phải đổi ngôi và số is ra are. Tiếng Pháp cịn phải đổi đỏ ra đỏs (rouges). Đó là một thí dụ về sự tơn thờ ý niệm mà tiếng nói là dấu hiệu. So với tiếng Việt thì vừa thừa mà lại thiếu, thừa vì đã có 2 chữ s, verb còn phải đổi ra số nhiều; thiếu vì chữ ba khơng đủ bao qt tồn bộ, đấy là điểm một, còn điểm nữa là cú pháp mạch lạc mà cơ cấu yếu: ta nói ăn được, được ăn, chỉ cần đổi vị trí của từ. Cịn Mỹ phải dùng hai verb can và may. Đấy là lý do ngữ luật trở nên bề bộn và được quan trọng hóa rất mực. Ở La Hy xưa trẻ mới khai tâm phải học ngữ luật chứ không học về luân lý, sử ký.
* Tính chất đơn sơ và hàm súc của tiếng Nói theo Cơ cấu
Tiếng ta trái lại rất đơn sơ nên có sức hàm súc nhiều. Trong quyển Man and People ông Ortega Y
Grasset nhận xét rằng tiếng Tàu giàu nhất thế giới về khả năng hàm súc (comprehension) do cơ cấu
mạnh với sự dùng nhiều hư tự, vì hư tự chơi vai trị âm u với tồn bích. Ta có thể nói về tiếng Việt như vậy mà cịn hơn nữa vì về hư tự thì tiếng Việt giàu hơn tiếng Tàu.
Hư tự của ta là những chữ kép vào khơng cần thiết thí dụ nói chợ, nết, ngân đủ rồi khơng thêm chợ búa, nết na, ngân nga như ta quen dùng: đó chỉ là hư tự không cần mà lại cần: không cần cho nghĩa từng
chữ nhưng lại rất cần để móc nối với âm u tồn thể. Đó là nét biểu lộ nhiều tính chất triết lý của dân tộc Chủ nhân Trống đồng, trống là hư, là không, hư không làm nền tảng cho triết Việt do thế mà ngôn ngữ của ta tràn ngập hư tự tức là tiếng đầy triết lý nhân sinh vậy.
Có lẽ đây là lý do của một kinh nghiệm bản thân tôi. Số là nhiều người đọc sách tôi mà không hiểu, có người đề nghị cần sửa đổi dăm ba từ ngữ thí dụ khơng nên viết “ cần suy nghĩ lại “, “ đã bàn rồi “, “ xin nhắc lại “ mà nên viết cần chúng ta suy nghĩ lại, chúng tôi đã bàn rồi, chúng tôi xin nhắc lại. Tơi bằng lịng sửa lại vì với tơi từ ngữ chẳng qua chỉ là để hiểu đạo, nói chúng ta cần suy nghĩ lại là đặt nổi chủ từ như Tây Âu cũng chẳng sao, y như hiện nay trong việc viết tên ta phải đặt cá nhân trước dịng họ, thay vì Lý Ơng Trọng thì phải viết Trọng Lý Ơng, thơi thì vào xứ cá nhân ta cũng phải đành đi một đường cá nhân vậy. Nhưng nhượng bộ rồi tơi cứ cảm thấy một cái gì ray rứt tạm gọi là khổ tâm như phải đi xa khỏi việc coi trọng gia tộc hơn bản thân, coi trọng lối giương mặt cá nhân (tôi, chúng tôi) hơn là ẩn náu để nhường chỗ cho đạo lý, nhưng gặp thời thế thế thì phải thế. Phải thế nhưng vẫn suy đi nghĩ lại về khía cạnh triết lý của tiếng Việt và ghi lại một ít trong bài này để mở chân trời cho những suy nghĩ về sau. “