Giàu song ngữ có tính cách co dãn

Một phần của tài liệu MinhTrietVietVN0920 (Trang 127)

VII. – Làm ( theo Triết lý tác hành)

b. Giàu song ngữ có tính cách co dãn

Thế mà trong các nhóm Nam Man, Việt ngữ là một trong những tiếng giàu song ngữ nhất: thanh thanh, nhẹ nhõm, vàng vọt, lung tung, lè phè, tà tà.… Tiếng thêm sau có khi để tăng gia phẩm tính như vàng hoe, đỏ đỏ hoặc để bớt đi như tím tím, vàng vàng, đo đỏ.… Nhưng nhiều khi thêm vào coi như là để cho có vậy thơi. Rõ nhất là trong vần iếc: ăn iếc, yêu iếc, học hiếc, chơi chiếc, hơn hiếc.…Nhờ những tiếng song trùng đó mà Việt ngữ có một số nét đặc trưng như sau: Thứ nhất phải kể đến nét co dãn làm cho

nó biến hóa vơ cùng mà hình thức đầu tiên là nói lái. Riêng tiếng nhị âm mới nói lái được, đa âm như Tây hay độc âm như Tàu đều khơng có nói lái. Tây thì đã rõ: dù có tiếng hai âm nhưng khơng là bản

chất của tiếng, nên khơng nói lái được, thí dụ maison mà lái ra son/mai thì hết nghĩa; cịn Việt mà nói “ cà nhái “ cũng hiểu liền là cái nhà. Tiếng Tàu khơng thể nói lái. Lối ký âm trong tự điển kiểu Ngơ Hoàn chiết đọc là Ngoan khơng phải là nói lái. Tiếng Tàu đơi khi kể một hai tích nói lái thì q cầu kỳ (xem Vân Đài Loại Ngữ quyển VI, câu 42 có cho một thí dụ dài lê thê). Có lẽ vì thế Tàu ưa dùng lối đồng âm. Con dơi Tàu đọc là Phúc nên vẽ hình dơi để chỉ chúc Phúc, vẽ con Hầu để chỉ hầu tước.…

c.- Giàu nhạc tính

Tính chất thứ hai là giàu nhạc tính đến độ nói thơng thường đã có nhạc tính rồi, như nhận xét của nhiều người ngoại quốc rằng: nói tiếng Việt đã là ca hát. Có thể vì đó mà ta có những danh hiệu đồng hóa được với ca hát chăng như Lạc và Dao, Lạc cùng với nhạc viết như nhau (nhạc giả lạc dã), cịn Dao thì là ca dao, có thể hiểu là tiếng hát của người Dao hay Giao Chỉ. (Tàu viết Dao, Diêu, Giao khác nhau mà thấy chua là yao cả).

d.- Nói như Thơ, Thơ như Nói, Nói Thơ đều để ve

Tính chất thứ ba là nói với thơ hầu như một gieo vần ngay trong câu nói “ có mới nới cũ, vì cây giây quấn “ Vậy mà đó là thể lệ trong lúc hát Trống quân. Trong đó nói bằng thơ, hỏi bằng thơ, thưa cũng

phả bằng thơ. Thế mà hầu như khơng ai cho đó là chuyện khó. Hỏi là thưa liền, ứng khẩu thành thơ. Đây là chỗ phải nói về vè. Vè là một lối ở giữa thơ và nói. Nói như thơ, thơ như nói, rất hợp cho Trống quân. Nên ghi ra đây như giả thuyết làm việc là Vè do chữ Ve mà ra, mà Ve là Ve gái: “ vẻ vè ve bắt vè con nhện “ . Và khi đã có sự ưng thuận thì bắt về. Ai bắt về? Bắt về đâu? Thời xa xưa là gái bắt trai. Người đàn bà Radhé hiện cịn nói “ khơng đủ tiền đi bắt cái chồng” . Sau này khi phụ hệ lên chân thì trai bắt gái. Xa xưa nữa là bắt cóc. Sau này bỏ tục bắt cóc thì vẫn cịn một vài nơi giữ một số nghi thức để giả đò bắt cóc. Theo đó câu truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là bắt gái về núi.

Một phần của tài liệu MinhTrietVietVN0920 (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)