23
(Nguồn: phịng tài chính kế tốn)
Qua bảng 1.1 và hình 1.2 ta thấy: trong tổng chi phí thì chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng hơn khá cao, hơn 50% qua các năm. Cụ thể, năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.344 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,63%tổng chi phí, tăng so năm 2013 là 125 triệu đồng, tương ứng tăng 16%. Năm 2015 chỉ tiêu này là 1.556 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,02%, tăng 122 triệu đồng so năm 2014.
Nguyên nhân tăng là do khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp như tiền lương và các khoản thưởng kinh doanh cũng tăng cao bên cạnh đó là các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Ngồi ra cịn có các chi phí khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu xuất dùng cho cơng tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm cũng cao tới 51 triệu đồng, chi phí dịch vụ mua ngồi đạt 131 triệu đồng.
Đến năm 2016 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 51,27%, tăng 622 triệu đồng, tương ứng tăng 40% so với năm 2015. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao là do các khoản đầu tư cho hệ thống máy móc và trả lương, thưởng cho phịng kinh doanh dự án cao. Ngồi ra, trong năm này cơng ty đã thực hiện chính sách tăng lương cho người lao động nhằm khuyến khích họ phát huy hết khả năng cống hiến của mình.
24
- Tình hình lợi nhuận của công ty:
Lợi nhuận luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào, tổ chức kinh tế nào cũng phải quan tâm và là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một cơng ty.
Chính vì vậy cần phải phân tích chung tình hình lợi nhuận của cơng ty theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác để từ đó có thể thấy rõ lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận nhiều, hoạt động nào đem lại lợi nhuận cao cho cơng ty, trên cơ sở đó có chiến lược phát triển phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.