VIỆT NAM
- Dù là quốc gia tham gia Công ước quốc tế về vấn đề BĐKH rất sớm, là nước đã sớm ký Nghị định thư Kyoto, nhưng tại Việt Nam, biến đổi khí hậu lần đầu tiên được đăng đàn Quốc hội cách đây chưa lâu. Và nội dung biến đổi khí hậu vẫn còn mờ nhạt, chìm đi trong muôn ngàn vấn đề quốc kế dân sinh khác.
- Một trở lực chính sự thực rằng là sự hiểu biết của các quan chức y tế công cộng về những liên kết giữa sự thay đổi khí hậu và sức khoẻ vẫn còn thấp kém. Trong khi chưa từng có một nghiên cứu nào về đánh giá tác động sức khoẻ ở mức quốc gia nhằm đánh giá những tác động hiện nay và những tác động tiềm năng của sự thay đổi khí hậu làm ấm lên toàn cầu
Giữa muôn vàn tác động mà BĐKH mang theo đó, chúng ta sẽ phải làm gì? Được biết, nhiều quốc gia trên thế giới có rất nhiều nguồn quỹ phục vụ cho các cơ chế làm sạch toàn cầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài, hiện nay Việt Nam đang bị tụt lại so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan trong việc tiếp cận các nguồn quỹ này.
Việt Nam chưa dành đủ sự quan tâm cần thiết, chưa có kế hoạch tốt đối phó với vấn đề này. Do đó, chưa tận dụng được nguồn vốn toàn cầu sẵn có.
“Các nước phát triển như Anh đã cung cấp một lượng tài chính rất lớn trong quỹ toàn cầu như cơ chế phát triển xanh. Những quỹ này Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận. Điều đáng thất vọng là Việt Nam chưa tận dụng được nhiều từ những nguồn quỹ như vậy. Để tiếp cận những nguồn vốn đó, Việt Nam cần có một kế hoạch tốt, một cam kết mạnh mẽ về khí hậu toàn cầu.
Việt Nam chưa hề đưa ra một kế hoạch để có thể tiếp cận nguồn vốn, do đó chưa được nhận vốn. Các nhà tài trợ không thể đưa tiền khi không biết bạn sẽ dùng tiền đó như thế nào. Sau khi có một kế hoạch hành động tốt, các bạn có thể tiếp cận dễ dàng nguồn quỹ này đối phó với vấn đề BĐKH”