1. Hiện tượng “vòi rồng”
- Ngày 08/03/2009, nhiều người dân trên đảo An Sơn và Hòn Tre (kiên Giang) đã được chứng kiến hiện tượng “vòi rồng”.
- Một cột nước khổng lồ cao hàng trăm mét và di chuyển rất nhanh trên vùng biển gần bờ, cách TP Rạch Giá khoảng 10km. Hiện tượng này xảy ra khoảng 15 đến 20 phút thì tan dần, biển trở lại bình thường.
- Trên đường “vòi rồng” đi qua không có tàu bè hoạt động, không có khu vực nuôi trồng thủy sản… nên không để lại hậu quả nghiêm trọng nào.
- Thông thường hiện tượng vòi rồng thường chỉ xuất hiện tại khu vực ngoài Hòn Tre, nơi có mặt biển rộng, nước sâu vào mùa mưa bão. “Vòi rồng” xuất hiện gần bờ vào thời điểm này là một hiện tượng lạ, hiếm gặp
* vậy hiện tượng “vòi rồng” có phải là kết quả của BĐKH hay không?
2. Có thể ngập đảo Hòn Đất
- 50 năm nữa nước biển có thể ngập Hòn Đất – đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học.
- Ở ĐBSCL, mùa mưa ngắn lại và mùa khô kéo dài hơn. Vì vậy, mặc dù lượng mưa trong một năm hầu như không thay đổi, nhưng do thời gian mưa ngắn, cơn mưa lớn hơn và mùa khô kéo dài hơn nên cả ngập lụt và hạn hán đều có xu hướng tăng lên. Một vấn đề lớn nữa là khi khí hậu thay đổi, hệ sinh thái cũng bị tác động, một số loại virus sẽ phát triển mạnh hơn và khả năng thích ứng với khí hậu của con người
- Hòn Đất - địa danh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Phần lớn người dân Hòn Đất sống bằng nghề nuôi tôm hoặc trồng lúa. Diện tích Hòn Đất chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 1m và nằm trong khu vực “tứ giác Long Xuyên”, một trong hai khu vực thấp nhất tại ĐBSCL. . Nếu thế, nước biển sẽ ngập hết toàn bộ diện tích canh tác tại Hòn Đất
- Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hạnh, dự báo viên khí tượng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang, tần suất bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ vào Kiên Giang trung bình nhiều năm trước đây chỉ có 0,2 cơn/năm. Tuy nhiên xu thế BĐKH toàn cầu và hiện tượng ấm dần lên của trái đất trong những năm gần đây đã làm thay đổi điều đó. Trong 22 năm gần đây (1980-2001), có tất cả 35 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ 13o vĩ Bắc đến khu vực mũi Cà Mau – Kiên Giang và vịnh Thái Lan (tỷ lệ tăng gấp 8 lần trước đây). Gây thiệt hại lớn nhất là cơn bão số 5 năm 1997 có tâm bão đi qua đảo Thổ Chu-Phú Quốc, Kiên Giang và vịnh Thái Lan, làm khoảng 3.000 người chết và mất tích.
- 27 -
Những đứa trẻ Hòn Đất này không thể tin rằng, khi chúng lớn lên, có thể vùng đất quanh chân chúng bây giờ đã trở thành biển.
3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp
- Chuyện đất nóng lên tại Kiên Giang đã được một chuyên gia khí tượng, khí hậu địa phương đưa ra con số để chứng minh. “Qua số liệu quan trắc của trạm khí tượng hải văn Phú Quốc – Kiên Giang từ năm 1956 đến năm 1977 (22 năm) so sánh với quãng thời gian 27 năm sau đó (1977-2003) thì nhiệt độ trung bình đã tăng lên 0,4oC”, kỹ sư Nguyễn Văn Hạnh, dự báo viên khí tượng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang nói.
- Theo các nhà khoa học, chuyện trái đất nóng lên thực ra đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về trung bình nhiệt độ thế giới cho biết trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn 1 thế kỷ qua, tức là bắt đầu vào những năm 1900, cùng thời điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. Và càng ngày, càng nhiều nhà khoa học trên thế giới tin chắc rằng trái đất đang nóng lên là do con người gây ra.
- Mặc dù chỉ nóng lên một vài độ C, nhưng sự thay đổi nhiệt độ này, theo các nhà khoa học, đã làm băng tan ở Bắc cực, làm nước biển nở ra vì nóng lên… dẫn đến việc nước biển dâng lên làm ngập nhiều nơi trên thế giới. Trong số các nơi bị ảnh hưởng do nước biển dâng, theo Ủy ban Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thứ 2 thế giới, chỉ sau Bangladesh.
- Không chỉ có thế, theo tiến sĩ Hoàng Minh Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý phòng chống - giảm nhẹ thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi trái đất nóng lên, Việt Nam còn phải gánh chịu một tai họa khác, bên cạnh việc nước biển dâng. “Băng đang tan ở đỉnh núi Himalaya và ĐBSCL sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy. Khi đó, theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu, ĐBSCL sẽ phải hứng chịu thiên tai rất nhiều”, tiến sĩ Hiền nói.
- Là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nước 10 năm nay liên tục xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, nhưng những cảnh báo của các nhà khoa học đang gióng lên một hồi chuông báo động về diện tích đất canh tác có khả năng bị thu hẹp và những biến đổi bất
thường của khí hậu mà mảnh đất này có thể phải gặp phải. Phải làm gì để cứu Hòn Đất nói riêng và cả vựa lúa ĐBSCL nói chung, khỏi cơ nguy đó?