Về khía cạnh học thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – nhật bản từ 2002 đến 2018 (Trang 101 - 103)

2012- 2018

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục giữa Việt Nam

3.3.1. Về khía cạnh học thuật

Khía cạnh học thuật có vai trị tác động quan trọng nhất đến chất lượng chương trình đào tạo và bản thân nó cũng tạo ra sức hút cho mối quan hệ. Trong đó, đội ngũ giáo viên có vai trị qyết định, vì vậy cần phải tập trung nỗ lực vào việc đào tạo và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, bên cạnh việc trau dồi về năng lực chuyên môn, cần đầu tư hơn nữa về phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện có hiểu quả những chương trình giáo dục hợp tác với Nhật Bản.

Trước tiên, mỗi giáo viên phải rèn luyện để bản thân đáp ứng tiêu chí nhân lực tồn cầu. Bản thân mỗi giáo viên phải nắm vựng triết lý và yêu cầu giáo dục của Việt Nam cũng như Nhật Bản, dành thời gian để mở rộng kiến thức và thực hành kỹ năng để có tri thức và nhận thức đúng đắn yêu cầu của cơng tác dạy học, những khó khăn và địi hỏi của việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Các giáo viên, giảng viên cũng cần nắm vững yêu cầu thực tiễn. Để làm được điều này, hàng năm các trường hoặc cơ sở đào tạo nên có kế hoạch đi thực tế tại các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động thuộc các học phần mà họ đảm trách. Các doanh nghiệp này sẽ cho giáo viên có cái nhìn thực tế hơn, đặc biệt là sự khác biệt về mội trường, yêu cầu làm việc kiểu Việt Nam so với kiểu Nhật Bản cũng như những địi hỏi cơng nghệ kỹ thuật trong các xí

nghiệp, cơng ty như vậy bài giảng của giáo viên sẽ thường xuyên có sự thay đổi và phù hợp sự phát triển của thời đại.

Các hội thảo chuyên đề giữa các trường đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản cần được tổ chức thường xuyên hơn để các giảng viên, giáo viên hai nước có thể trao đổi kinh nghiêm, phương pháp giảng dạy. Hơn nữa, các hội thảo ngoài những vấn đề thuần giáo dục và đào tạo cũng nên bàn nhiều hơn đến công nghệ, khoa học hoặc những thay đổi trong tình hình thế giới, trong yêu cầu giáo dục của thời đại và trong tình hình lao động để xây dựng cái nhìn tồn cảnh và thực tế cho đội ngũ giáo viên hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết về thời đại để họ đủ phẩm chất và khả năng không chỉ phục vụ, đào tạo công dân nước họ, nước bạn mà còn để đào tạo ra thế hệ cơng dân tồn cầu ưu tú trong tương lai.

Giảng viên nên giành thời gian hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên. Bên cạnh người cung cấp kiến thức học thuật cho sinh viên cịn đóng vai trị cố vấn cho sinh viên của mình. Cung cấp kiến thức về đời sống, về du học, tư vấn giải thích định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh, sinh viên của mình.

Ngồi ra bản thân các trường đại học cũng nên tổ chức nhiều cuộc thi mang tình học thuật, nghiên cứu về ngơn ngữ, văn hóa Nhật Bản hay về quan hệ giữa hai nước để khuyến khích sinh viên cọ xát kỹ năng cũng như mở mang kiến thức và các chương trình này sẽ trở thành cầu nối cho quan hệ Việt - Nhật hiện tại và tương lai.

Bộ giáo dục cần đi đầu khuyến khích, phối hợp với các trường đổi mới giáo dục theo hướng vận dụng các triết lí giáo dục, mục tiêu học tập trong đào tạo ngoại ngữ trong thời đại tồn cầu hóa đã nêu ở trên để cung cấp nhân lực chất lượng cho xã hội.

Bô giáo dục cũng nên phối hợp với những Hội đồng Khoa học, cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đa dạng hóa chương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội cũng như các hình thức học tập phong phú cho sinh viên.

Bộ cũng nên chú trọng việc đánh giá chất lượng giảng dạy và đề cao trách nhiệm của giáo viên, chú trọng công tác kiểm định giáo dục để nâng cao hình ảnh nền giáo dục Việt Nam cũng như hình ảnh học sinh, sinh viên, giảng viên Việt trong mắt người nước ngồi nói chung và người Nhật nói riêng. Điều này có thể thực hiện bằng một số hành động đơn giản như việc cuối học kỳ, mỗi sinh viên được phát một mẫu “đánh giá giảng dạy”. Sinh viên được nhận xét về những điều bổ ích hay chưa bổ ích của mơn học, ưu điểm và nhược điểm của môn học, ưu điểm và nhược điểm của người giảng dạy. Hiện nay nước ta có năm trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó có 4 trung tâm thuộc 4 đại học hay trường đại học. Tuy nhiên, các hoạt động kiểm định của các trung tâm không hồn tồn cơng khai. Để nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra các trang web riêng của các trung tâm này cần có thơng báo về các dấu hiệu nhận biết về các lị sản xuất bằng cấp, thậm chí có cả danh sách các trường vi phạm trong các kỳ kiểm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – nhật bản từ 2002 đến 2018 (Trang 101 - 103)