Công tác vận hành và khai thác sử dụng lò phản ứng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 33 - 34)

I. Công ty thiết bị điện THIBIDI:

4.Công tác vận hành và khai thác sử dụng lò phản ứng

Trong 20 năm qua, LPƯHN Đà Lạt chủ yếu được vận hành theo từng đợt 100 giờ liên tục ở công suất 500 kW, 3 hoặc 4 tuần một đợt. Tổng số thời gian vận hành đến tháng 2/2004 đạt trên 26.300 giờ năng lượng giải phóng khoảng 525 MWd tương ứng với khoảng 645 g 235U bị cháy. Về cơ bản đã đáp ứng đúng theo kế hoạch vận hành và khai thác lò và đã không gây ra bất cứ một sự cố nào ảnh hưởng đến an toàn lò cũng như đến con người và môi trường xung quanh. Ngoài các đợt chạy 100 giờ liên tục, thời gian

còn lại dành cho công tác sữa chữa, bảo dưỡng các hệ thống công nghệ hoặc tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về vật lý, thủy nhiệt trên lò phản ứng.

Số lượng đồng vị phóng xạ được sản xuất trung bình hàng năm khoảng 150 Ci, nâng tổng hoạt độ được sản xuất và cung cấp trong 20 năm qua lên 2200 Ci, cung cấp một phần quan trọng cho nhu cầu trong nước và góp phần thúc đẩy các hoạt động ứng dụng chất đồng vị phóng xạ trong các ngành y học, công nghiệp, nông nghiệp và nghiên cứu khoa học. Trong đó khoảng 98% được sử dụng trong Y tế để điều trị và chẩn đoán bệnh trong lâm sàng. Các loại sản phẩm chính được sản xuất và cung cấp là 131I dạng dung dịch uống và dạng viên khô, máy phát Tc -99m và các chất mang dưới dạng kit in -vivo, 32P dưới dạng dung dịch tiêm và tấm áp. Trung bình hàng năm khoảng 100.000 lượt người được xét nghiệm bằng kỹ thuật hạt nhân, khoảng 500 người được điều trị bệnh bướu cổ bằng đồng vị phóng xạ 131I được sản xuất từ LPƯHN Đà Lạt mà chưa hề để lại một di chứng đáng tiếc nào cho người bệnh.

Một ứng dụng quan trọng khác của Lò PƯHN Đà Lạt là phát triển kỹ thuật phân tích kích hoạt để phân tích thành phần vi lượng các nguyên tố với độ chính xác và độ nhạy cao. Trung bình mỗi năm khoảng 2500 mẫu các loại được chiếu xạ trên LPƯ để phân tích, phục vụ cho các lĩnh vực thăm dò địa chất khoáng sản, thăm dò và khai thác dầu khí, sinh học, dinh dưỡng, môi trường, v.v...

Nhiều nghiên cứu ứng dụng khác cũng đã được triển khai và thu được những kết quả có ý nghĩa như kỹ thuật pha tạp chất bán dẫn, đổi màu đá trang sức, polymer hóa gỗ, v.v...

Bên cạnh các nghiên cứu ứng dụng, LPƯHN Đà Lạt còn là thiết bị khoa học quan trọng để tiến hành các nghiên cứu cơ bản về vật lý nơtron, vật lý hạt nhân và cấu trúc hạt nhân.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 33 - 34)