Một vài mốc lịch sử đáng nhớ về LPƯHN Đà Lạt là:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 32 - 33)

I. Công ty thiết bị điện THIBIDI:

3. Một vài mốc lịch sử đáng nhớ về LPƯHN Đà Lạt là:

Đầu năm 1960, khởi công xây dựng lò phản ứng TRIGA Mark II do người Mỹ thiết kế và chế tạo. Tháng 12/1962, công trình xây dựng và lắp đặt LPƯHN được hoàn tất và lò đạt trạng thái tới hạn lần đầu vào lúc 12:40 ngày 26/2/1963. Sau một tuần, ngày 4/3/1963, lò TRIGA Mark II được chính thức đưa vào hoạt động với công suất nhiệt danh định 250 kWt. Từ đầu năm 1968, lò tạm ngừng hoạt động. Giai đoạn 1974-1975, tất cả

các thanh nhiên liệu của lò TRIGA được lấy ra khỏi vùng hoạt và chuyển về Mỹ. Lò phản ứng TRIGA Mark II hoàn toàn không còn khả năng hoạt động.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, vấn đề khảo sát, thẩm định để khôi phục và mở rộng Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được đặt ra ngay từ những năm 1976-1977. Ngày 9/10/1979, hợp đồng số 85/096-54100 được ký kết, khẳng định quyết tâm của Nhà nước ta trong việc khôi phục lại cơ sở hạt nhân tại Đà Lạt. Lò phản ứng được đổi tên mới là IVV -9.

Sau một thời gian hoàn thành thiết kế kỹ thuật, ngày 15/3/1982, khởi công công trình khôi phục và mở rộng LPƯHN Đà Lạt. Sau gần 20 tháng thi công, ngày 30/10/1983 bắt đầu công việc nạp nhiên liệu vào vùng hoạt. 19 giờ 50 phút ngày 01/11/1983, LPƯHN Đà Lạt đạt trạng thái tới hạn với cấu hình vùng hoạt gồm 69 bó nhiên liệu không có bẫy nơtron. Ngày 20/3/1984, LPƯHN Đà Lạt được chính thức đưa vào sử dụng.

So với lò TRIGA trước đây, LPƯHN Đà Lạt có công suất gấp đôi trong khi vẫn giữ nguyên cơ chế làm nguội vùng hoạt bằng đối lưu tự nhiên. Một số cấu kiện như vành phản xạ, thùng lò và các kênh thí nghiệm nằm ngang, cấu trúc bê tông được giữ lại từ lò cũ.

Hệ thống dập lò gồm 7 thanh điều khiển (còn gọi là thanh hấp thụ nơtron), trong đó 6 thanh bằng B4C và một thanh bằng thép không gỉ. Lò sẽ được dập tự động khi xuất hiện một trong các tín hiệu như: Mất điện nuôi động cơ điều khiển thanh hấp thụ; Công suất lò vượt quá ngưỡng đặt 110%; Chu kỳ tăng công suất lò giảm dưới 20 giây; Mức nước bể lò giảm hơn 60 cm; Lưu lượng bơm vòng I giảm xuống dưới 40 m3 /giờ; Lưu lượng bơm vòng II giảm xuống dưới 70 m3 /giờ; hỏng 2/3 kênh của hệ thu nhận và xử lý tín hiệu. Ngoài ra các nhân viên vận hành có thể dập lò bằng các nút bấm khi xuất hiện các dấu hiệu nguy cơ dẫn đến sự cố.

Khác với các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, công suất lò Đà Lạt nhỏ, nhiệt độ và áp suất làm việc thấp. Theo tính toán thiết kế cũng như các tính toán của bộ phận vận hành lò, khó có thể xảy ra những sự cố có hậu quả nghiêm trọng trên LPƯHN Đà Lạt.

Nước bể lò được làm sạch nhờ một hệ thống các phin lọc cơ và lọc ion. Chất lượng nước lò luôn được kiểm soát nhờ các máy đo lắp đặt sẵn trong hệ công nghệ cũng như đo định kỳ trong các phòng thí nghiệm, đảm bảo hạn chế tốc độ ăn mòn các cấu kiện bên trong bể lò cũng như theo dõi các sản phẩm phóng xạ có trong nước lò. Nước bể lò được bổ sung từ một hệ thống xử lý nước. Các chất thải phóng xạ được xử lý, ximăng hóa trong các thùng phuy thể tích 200 lít và cất giữ trong nhà chứa thải tạm thời gồm 8 khoang bêtông sâu 4m, thể tích mỗi khoang là 94 m3.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)