Ông Lượng lê ghế gỗ ra cửa. Lưới cơn trùng áp lên ngón vết mảnh như vân tay, hờ hững. Phưỡn quạt, rốn béo hở rung rinh. Chiều Cao Hùng đặc quánh mùi bột hồi từ những cửa hàng tạp hóa gần đường nhựa. Những đám mây vắt qua ngọn cây im.
Vạn là khách quen cửa hàng tôi. Vạn lệt xệt qua đường, dép da lê xuống đường nhựa bỏng. Một đám mây nhẹ bỗng tỏa lên trong nắng ba giờ.
- Vợ có nhà khơng? Ơng Lượng nghi ngờ: - Mày hỏi vợ tao? - Vợ mày đi làm chứ gì?
- Đi làm ở cơng xưởng. Đứng băng chuyền xếp trứng gà vào hộp. Mới xin tuần trước. - Cuối tuần bảo nó đi đến nhà tao, dạy con dâu tao tiếng Đài.
Vạn quay nhìn tơi qua những chiếc xe băng ngang đường. Sau lớp cửa kính đọng hơi nước của Seven-Eleven, cái nhìn méo xệch nghi ngờ.
Cửa mở, người khách vào, mang tiếng chuông điện kính coong nhàm nhạt. Tơi hình dung Vạn đè lên bụng béo đấm vỡ mũi ông già Lượng bên kia đường. Lượng xếp quạt lên cái bụng trắng phều, ừ à.
- Vợ tao đi cả tuần. Nó làm ở Tân Trúc, cuối tuần có khi khơng về đây. - Thế thì mày biết ít tiếng Việt, mày đến nhà tao.
Lượng chần chừ, định nói, con dâu mày. Họ quen nhau hai mươi năm rồi!
Vạn nhìn lên cái mũi vẹo vọ trước mặt, nằm kẹp giữa cặp má và cái cằm phì nộn sần sùi, thuyết phục.
Hai mươi năm trước đấm vỡ mũi nhau trên quảng trường Đài Bắc, hai mươi năm sau thành bạn vì cùng rước cô dâu Việt vào nhà.
Lượng lắc đầu.
- Tại sao mày khơng cho nó ra ngồi đi học?
Im lặng. Vạn lủi thủi quay đi. Gió thốc lên giữa lịng phố, một chiếc xe tải lao ầm ầm qua, đám mây trên đỉnh rặng Dương Đề rung rinh.
Con trai Vạn lúc ba tuổi sốt nặng quá, đầu ngoẹo qua một bên.
Làm chú rể đầu vẫn ngoẹo qua một bên. Làm sao một người tàn phế thần kinh có thể sang Việt Nam cưới được vợ mang về, không ai hiểu nổi.
Nhưng không ai thắc mắc. Đám cưới ở Đầm Sen, cô dâu mặc áo đầm đỏ xù to như một đám mây, chú rể gầy đét như con thằn lằn.
Tân hôn, mưa dai dẳng cả đêm, như đám mây kết ở áo cưới rã tan ra dọc đường về nhà chồng.
Quận 5 có những cậu bé mì gõ rảo cẳng chịu khó luồn vào quanh hẻm Triệu Quang Phục. Cơ dâu nhìn xuống cửa tiệm bánh Đức Phát, khi má ni tháo lại vịng vàng. Cho dì xin con nhé! Tiếng gõ lọt thỏm, rời rạc như tiếng giọt nước, chỉ làm đêm thêm tịch mịch.
Bao nhiêu ngày dồn lại một cuộc đời?
Đám mây đỏ tuột hết áo xống. Tóc cứng đơ. Ngồi nhìn người chồng xa lạ chảy nước dãi trong giấc ngủ tối.
Suốt những đêm ở Đại Liêu, người dâu vẫn ngồi cứng đơ nhìn chồng nằm xệch xạc. Ngồi cứng đơ nhìn chồng đập những đồ vật gần tay vào đầu mình.
Bác sĩ Bệnh viện Qn đội Cao Hùng nói bệnh thần kinh khơng dễ lây như bệnh trầm cảm. Nhưng nên thay những đồ vật quanh cậu Vạn bằng những thứ mềm hơn. Đừng để cậu ấy giết người.
Dù sao cũng ba mươi vạn Đài tệ. Tơi khơng biết tình yêu là gì.
Tơi chỉ biết khi tơi gọi điện hỏi, em có quay về với anh khơng, tơi rất muốn nói rằng, anh đã sẵn sàng.
Cơ ấy nói, tơi đã 39 tuổi, tơi sắp lấy chồng rồi. Tháng sáu cưới.
Tôi treo thõng máy lên, tì vào thùng điện thoại, khóc nức nở góc sân bay Trung Chính. Tơi về nhà, ngơi nhà mới mua, cửa sổ rộng.
Cơ ấy nói cơ ấy thích ngơi nhà có cửa sổ rộng.
Cơ ấy nói từ sáu năm trước. Khi đó, tơi mới ra trường. Tôi mới hai hai tuổi. Tôi thất nghiệp, và tôi mới yêu.
Và cơ ấy mơ ước ngơi nhà có cửa sổ rộng, sau ba năm sống chung không hôn thú, cô ấy bỏ tôi.
Lượng đặt máy xuống. Vợ nói khơng đưa hai nghìn tệ khơng về ngủ. Tuần trước ngủ hai đêm mới đưa ba nghìn tệ, chưa đủ.
Vợ thường lấy kim băng khâu chặt quần dài vào. Vạch lên tường phòng ngủ số lần ân ái. Mỗi vạch trên tường một lần ân ái. Vạch nào đã trả tiền, vạch nào còn nợ? Lượng khơng dám đặt mắt nhìn vào đám vạch nguệch ngoạc.
Vợ còn trẻ quá, vợ tưởng Đài Loan là chuyến du lịch dài ngày, vợ không chịu hiểu rằng vợ đang là vợ.
Cũng may, khi cưới, vợ cịn trinh. Ơng già Lượng ngồi xuống ghế bành, buồn thiu, nghĩ, rồi cô ấy sẽ hiểu, cơ ấy q giá hơn hai nghìn tệ rất nhiều lần.
Cơ dâu Việt về nhà chồng khơng biết tiếng nói của cả nhà chồng, sống làm sao? Nhưng nhà Vạn sợ mời người lạ dạy tiếng thì bị lừa mất con dâu. Mời cơ dâu Việt nhà khác dạy thì sợ bị rủ rê đánh bạc, làm liều. Mời giáo viên đến nhà dạy thì tốn kém quá.
Người dâu ở trong nhà từng đêm vẫn im lìm như khúc gỗ. Khơng kêu cả khi hứng chịu những trận địn thần kinh của ơng chồng ngoẹo cổ vẫn gầy teo như con thằn lằn.
Một hôm nhà Vạn sơ sểnh để hở cửa, người con dâu lẻn ra ngồi được, biến mất. Tơi tìm những quảng cáo môi giới cô dâu Việt.
Tôi không biết người con gái Việt Nam có thích một ngơi nhà có cửa sổ rộng hay khơng. Tơi khơng cịn là đồng nam, nên tôi không cần trinh nữ. Tôi nghĩ tơi sẽ đi Việt Nam. Tơi chỉ cần tìm một cơ gái giản đơn đến tham dự vào đời mình.
Hỏi gì cũng khơng nói. Nhớn nhác và thống khổ như đứa trẻ lạc. Nước mắt nước mũi ròng rịng.
Một người phụ nữ đứng khóc thảm thiết giữa ngã tư đường, xe cộ nhộn nhịp qua lại. Không ai dừng lại hỏi xem cơ ta có vấn đề gì. Xã hội Đài Loan ngày càng lạnh lùng. Ngay cả hiếu kỳ cũng không, họ sợ bị lừa dối.
Người Đài Loan sợ bị lừa dối đến mức ngay cả những tiếng kêu cứu cũng khơng bận lịng. Chả phải ngày nào bọn lừa đảo cũng gọi điện, giả mạo là con cái đang bị bắt cóc, kêu cứu cha mẹ đó sao. Bao nhiêu người bị lừa hàng bao nhiêu triệu tệ rồi.
Tôi cũng không muốn là người bị lừa tiếp theo. Tôi gọi 119.
Người dâu bị bắt về rồi, càng nghiêm cấm chặt hơn, cửa đóng im suốt ngày.
Hai người ngồi nhìn nhau trong phòng bé con. Một người tàn phế, ngoẹo đầu hằn học. Một người tâm hồn tan nát, cúi đầu rũ rượi. Cả hai đang tàn tật như nhau.
Máy lạnh chạy ro ro. Giờ là tháng sáu. Đường phố nôn nao, cách biệt một trời với căn phòng chung cư tầng một đầy bóng tối.
Tân Trúc có nhiều nhà máy, nhiều cơng nhân Việt Nam sang lao động, cao lớn, trẻ khỏe, đẹp trai, nói giọng Bắc xơn xao.
Vợ giọng Cần Thơ dễ thương, đi làm hai tháng, bén mùi, khơng về Cao Hùng nữa.
Khơng dám nhìn kỹ, khơng dám đếm, ơng già Lượng đi xóa đám vạch trên tường phịng ngủ. Những chiều Cao Hùng nồng nàn, gió hiu hiu thổi bâng khng, ơng già Lượng kê ghế ra cửa phơi gió, bụng dồi lên, rốn hở mênh mang như tượng Phật Di Lặc.
Tôi hỏi Vạn, con dâu ông sao rồi?
Hỏi xong cảm thấy thất thố, vội xin lỗi rối rít. Dù sao cũng là dâu nhà người ta. - Cho về Việt Nam rồi.
- Sao?
- Nó đi lạc về nhà cả tháng nay khơng ăn, khơng uống, khơng khóc, khơng nói. Chỉ nằm nhìn trân trối, như một xác chết trơi trên giường.
Như thể linh hồn đã rời bỏ nó rồi, bay về Việt Nam của nó rồi. Giờ chỉ là cái xác nằm ở nhà tơi. Cứ thế nó gầy đi. Như một người đã chết. Bất q, đành gọi mơi giới chở nó trả về Việt Nam. Cầm bằng mất toi ba mươi vạn Đài tệ.
Quá nhiều qui ước, quá nhiều khách hàng, quá nhiều ngày nối ngày. Cao Hùng quá nhiều ngày nối ngày. Như người nối người qua đường. Ngày mai, nắng vẫn chiếu vào bên cửa sớm.