Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ galectin 3 huyết thanh ở bệnh nhân suy tim (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học

2.3.1. Q trình phân tích số liệu

Thống kê mơ tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu.

Các kết quả tính tốn được thiết lập dựa trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.

Chọn điểm cắt nồng độ galectin-3 huyết thanh để nhóm có nhiều bệnh nhân có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.

Xác định phân phối, trung bình cộng, độ lệch chuẩn của galectin-3 máu. Phân tích đa biến để xác định sự tương quan giữa galectin-3 với một số yếu tố: tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu), độ lọc cầu thận, BNP, LVEF.

Tìm mối tương quan giữa nồng độ galectin-3 huyết thanh và BNP máu và nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim.

Xác định giá trị tiên lượng độc lập của galectin-3 huyết thanh và khi phối hợp với BNP.

Nguy cơ RR bị biến cố tim mạch của galectin-3 huyết thanh.

Dùng phân tích mơ hình hồi quy đa biến để xác định sự liên quan giữa các yếu tố tiên lượng chính (galectin-3 huyết thanh và BNP) cũng như giữa các biến cố tim mạch và các dấu hiệu tái cấu trúc trên siêu âm tim (LVEF, thể tích thất trái cuối tâm thu và tâm trương, chỉ số khối cơ thất trái (LVMI), Độ dày thành tương đối (RWT)).

2.3.2. Phần mềm thống kê

Sử dụng chương trình xử lý số liệu thống kê SPSS (Statistical Package for Social Science) 20.0 và phần mềm Medcals và Exel để tính các thơng số thực nghiệm: Trung bình thực nghiệm, phương sai, độ lệch chuẩn.

• Sử dụng tần số (ký hiệu n) và tỷ lệ (ký hiệu %) để mô tả các biến số định tính; giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để mơ tả các biến số định lượng có phân bố chuẩn; giá trị trung vị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và khoảng phân vị 25 (Q1) và 75 (Q3) để mô tả các biến định lượng không có phân phối chuẩn.

• So sánh tỷ lệ bằng kiểm định Chi bình phương (χ2) hoặc kiểm định chính xác của Fisher trong trường hợp vi phạm giả định của kiểm định Chi bình phương; so sánh hai giá trị trung bình bằng kiểm định t nếu biến số định lượng có phân bố chuẩn hoặc kiểm định Mann-Whitney nếu biến số định lượng khơng có phân bố chuẩn; so sánh ba giá trị trung bình bằng kiểm định One-way ANOVA nếu biến số định lượng có phân bố chuẩn hoặc kiểm định Kruskal-Wallis nếu biến số định lượng khơng có phân bố chuẩn.

Sử dụng hồi quy tuyến tính đa biến để tính tốn hệ số hồi quy và khoảng tin cậy 95% nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi nồng độ galectin-3 lúc nhập viện ở nhóm bệnh nhân suy tim.

Kiểm định phân bố chuẩn của biến số định lượng bằng kiểm định Kolmogorov-Smirnov hoặc Shapiro-Wilk.

Tương quan giữa các trị số hiển thị bằng hệ số r, kiểm định bằng hệ số p. Đánh giá hệ số p:

- p > 0,05: Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê - p < 0,05: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- p < 0,01: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.

• Khảo sát sự tương quan giữa hai biến số bằng hệ số tương quan theo Pearson (r) (nếu biến số định lượng có phân bố chuẩn) hoặc Spearman (rs hoặc rho hoặc ƿ) (nếu biến số định lượng khơng có phân bố chuẩn hoặc biến số dạng thứ bậc).

Trong đó:

r (+) là tương quan thuận.

r(–) là tương quan nghịch.

Khi r càng gần trị số ± 1 thì mối tương quan giữa hai đại lượng càng cao. Sự tương quan được đánh giá như sau:

+ [ r ] > 0,7 + [ r ] = 0,5 + [ r ] = 0,3 + [ r ] < 0,3

Kiểm định giá trị của một xét nghiệm chẩn đoán dựa vào diện tích dưới đường cong AUC (Area Under the Currve) của đường cong ROC (Receiver Operating characteristic Curve). Ý nghĩa của giá trị đường cong ROC được trình bày như sau:

Diện tích dưới đường cong AUC

> 0,8 - 1

> 0,6 - 0,8

> 0,4 - 0,6

> 0,2 - 0,4

0-0,2

So sánh giá trị tiên lượng của galectin-3 với BNP, cũng như sự phối hợp BNP và galectin-3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ galectin 3 huyết thanh ở bệnh nhân suy tim (Trang 74 - 76)