Kết quả xét nghiệm bạch cầu và độ lọc cầu thận của 2 nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ galectin 3 huyết thanh ở bệnh nhân suy tim (Trang 80 - 83)

Yếu tố Bạch cầu (k/uL) N (%) Phân loại độ lọc cầu thận

Nhận xét: Nhóm suy tim có bạch cầu trung vị 9,7 (7,3-11,9)

(k/uL)khơng khác biệt với nhóm khơng suy tim 8,9 (6,3-11,5) (k/uL) với p=0,095. Bạch cầu trung tính (Neutrophil: N) cũng bình thường ở 2 nhóm nghiên cứu với p=0,941. Độ lọc cầu thận ở nhóm khơng suy tim chủ yếu là chức năng thận bình thường 61,9% và giảm nhẹ 38,1%. Nhóm suy tim chủ yếu là độ lọc cầu thận giảm nhẹ 42,3%, còn lại phân bố ở độ lọc cầu thận giảm vừa và bình thường. Sự khác biệt về độ lọc cầu thận giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.7. Kết quả siêu âm tim ở hai nhóm nghiên cứu

Yếu tố LVEF (%) Trung bình (ĐLC) LVDd (mm) Trung bình (ĐLC) LVEDV Trung bình (ĐLC) LVM (g) Trung bình (ĐLC) LVMI (g/m2) Trung bình (ĐLC)

Ghi chú: * Independent Samples Test

Nhận xét: Các thông số siêu âm tim như LVEF thấp hơn nhóm khơng suy tim

có ý nghĩa thống kê p<0,001. LVDd, LVEDV, LVM, LVMI ở nhóm suy tim cao hơn nhóm khơng suy tim, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy tim (theo EF) lúc nhập viện và trước khi xuất viện

Nhận xét: Trong nhóm 111 bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu ngoài

3 bệnh nhân tử vong chưa kịp siêu âm tim, số còn lại 108 bệnh nhân được siêu âm tim tỷ lệ giữa 3 nhóm suy tim EF giảm chiếm tỷ lệ 39,81%, suy tim EF bảo tồn chiếm tỷ lệ 29,63% và suy tim EF giới hạn chiếm tỷ lệ 30,56%. Chúng tôi siêu âm tim sau thời gian nằm điều trị, có 94 bệnh nhân siêu âm tim vì có 11 bệnh nhân đã tử vong và 6 bệnh nhân không đồng ý siêu âm tim lần 2. Tỷ lệ suy tim EF bảo tồn cao hơn so với siêu âm lúc mới vào viện 39,36% so với 29,63%, tỷ lệ suy tim EF giảm và suy tim EF giới hạn giảm hơn so với lúc mới nhập viện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ galectin 3 huyết thanh ở bệnh nhân suy tim (Trang 80 - 83)