Văn hóa nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01002 (Trang 55 - 59)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.1. Văn hóa nhận thức

Nói đến chức năng của thành ngữ trong việc truyền tải văn hóa nhận thức, chúng tôi nhận định yêu cầu bắt buộc của nghiên cứu dựa trên cơ sở của ký hiệu văn bản. Lấy thành ngữ làm đối tượng trung tâm phân định cơ sở nền tảng văn hóa tư duy ngơn ngữ. Trong đặc điểm ấy, đặt ra việc phân tích thành ngữ có dấu ấn của từng đối tượng, dựa trên nhận thức tri giác nền, lịch sử mỗi dân tộc đánh giá chi tiết hình thái văn hóa xuất hiện. Mỗi quốc gia, dân tộc có một cách biểu hiện kinh nghiệm, đặc điểm sinh hoạt, lao động như một trầm tích văn hóa trong thành ngữ. Đó là dấu ấn riêng của mỗi vùng văn hóa khác nhau.

Trên cơ sở khái quát về văn hóa nhận thức, những đặc điểm của thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật theo tiếng Hán và tiếng Việt là đơn vị tiềm ẩn cho việc nghiên cứu. Nếu như các thành ngữ theo tiếng Hán thường có sắc thái nhận thức mang tư tưởng triết lý của điển tích, điển cố có liên quan đến văn chương, triết học, tơn giáo thì ở tiếng Việt, các thành ngữ có nhiều sắc thái nhận thức mang những nét sinh hoạt, hành động của lao động sản xuất. Ví dụ:

Ấm lửa đỏ đèn Bút sa gà chết

Chơi dao có ngày đứt tay

Cịn mồm thì cắp, có nắp thì đậy

Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy Kim trong bọc lâu ngày cũng tịi ra

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật theo tiếng Hán mang nhận thức tư tưởng triết lý. Chất nền của đặc điểm này là quá trình ảnh hưởng của tư tưởng, hệ thống triết lý được xác lập trong suốt bề dầy lịch sử văn hóa xã hội Trung Hoa.

尺短寸长(chǐ duǎn cùn cháng/thước đoản thốn trường) Con người hoặc sự vật đều có ưu điểm và khuyết điểm

尝鼎一脔(cháng dǐng yī luán/thường đỉnh nhất loan) Biết từ bộ phận suy luận ra tồn thể

包罗万象(bāo l wàn xiàng/Bao la vạn tượng) Mn hình vạn trạng/Mn hình mn vẻ

Người Trung Quốc nhận thức về vũ trụ và nhân sinh theo mơ hình phát triển và bản chất triết lý âm dương, bát quái. Sự sống là “包罗万象(bāo luó wàn xiàng/bao la vạn tượng)”, cõi vơ biên, khơng có giới hạn của khơng gian. Con người có mối quan

vệ với vũ trụ, là trung tâm của sự sống. Tác giả Trần Ngọc Thêm cũng đã chỉ ra

những đặc điểm khác nhau về nhận thức tư duy của phương Bắc (Trung Quốc) và phương Nam (Việt Nam). “Văn hóa phương Bắc dương tính (trọng động) sinh ra lối tư duy âm tính – tư duy thiên về phân tích và siêu hình – gọi âm dương là Lưỡng nghi và bằng phép nhân đôi thuần túy, đã sản sinh ra những mơ hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn...Văn hóa phương Nam, thiên nhiên dương tính (xứ nóng) sinh ra nền văn hóa nơng nghiệp âm tính (trọng tĩnh), nền văn hóa nơng nghiệp âm tính này đến lượt mình lại dẫn đến phong cách ứng xử linh hoạt, năng động, với lối tư duy tổng hợp và biện chứng (dương tính) tạo nên những mơ hình vũ trụ bí ẩn dưới dạng thành tố lẻ” [14; 130].

Ảnh hưởng từ văn hóa nhận thức trên, thành ngữ có những biểu hiện mang tính chất phân định rõ ràng trong sự xuất hiện của con số. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật, con số xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cũng có những đặc điểm khác nhau. Theo thống kê của chúng tơi có 79 thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật có mang con số một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm,

nghìn, vạn. Con số liên quan mật thiết đến văn hóa, theo đạo Lão của dân tộc Hán, số

một là khởi nguồn của vạn vật, thành ngữ tiếng Hán có con số mang số 1 có số lượng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ cái tầm quan trọng của số một trong văn hóa dân tộc Hán. Số lẻ được coi là số dương trong văn hóa Hán và số chẵn là số âm, người Trung Hoa thường coi số chẵn là con số may mắn và hay được sử dụng hơn số lẻ.

板板六十四(bǎn bǎn lìu shí sì/Bảng bảng lục thập tứ) Cứ theo quy định cũ, không linh động, cứng nhắc.

二把刀(èr bǎ dāo/Nhị bả đao) Những người khơng chun về một tay nghề. 十步香车(shí bù xiāng chē/Thập bộ hương xa) Nhân tài khắp chốn.

书生气十足(shū shēng qì shí zú/Thƣ sinh khí thập túc) Con mọt sách. 才高八斗(cái gāo bā dǒu/Tài cao bát đẩu) Người tài giỏi xuất sắc.

Người Việt Nam, thích dùng số lẻ khi miêu tả hay kể một sự việc, và trong khi đó số một và số ba xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt.

Một hội một thuyền Ba bè bảy mảng Ba que xỏ lá Năm bè bẩy mối

Quá trình nhận thức về vũ trụ, con người của mỗi dân tộc được soi chiếu qua lăng kính tư duy đặc trưng của dân tộc. Đây là nền tảng cho sự phát triển đặc trưng văn hóa cá biệt của mỗi vùng, miền lãnh thổ.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Việt truyền tải văn hóa nhận thức phần nhiều là những thành ngữ so sánh. Những cấu trúc so sánh quen thuộc được sử dụng như cách thức nhận diện thế giới quan của con người. Người Việt Nam quen với cách tư duy liên tưởng đồng nghĩa nên q trình tích hợp về nhận thức được quy đổi theo mẫu so sánh nhận diện. Những thành ngữ so sánh thường được phân theo cấu trúc hai vế, vế A thuộc về đối tượng so sánh, B là đối tượng được so sánh.

STT A B

1 Ăn Như chèo thuyền 2 Ăn ở Như bát nước đầy 3 Căng Như mặt trống 4 Chắc Như đinh đóng cột 5 Chạy nhanh Như đèn cù

6 Chịng chành Như nón khơng quai 7 Cười Như pháo ran

8 Đẹp Như tranh tố nữ 9 Dức Như búa bổ

Những cấu trúc thành ngữ so sánh trên là cách nhìn văn hóa nhận thức của người Việt về thế giới quan. Tính chất dân gian trong cách nhận thức trên nói nên vai trị của triết lý của sự quy đồng nguyên thủy. Con người sống trong xã hội không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lý thuyết và triết lý thường chọn cho mình phong cách nhận

diện cuộc sống có chủ đích của cộng đồng. Những đối tượng có đặc điểm tương đồng về mặt này hay mặt khác được đặt trong thế so sánh tương liên. Lấy vật này để nhận diện vật kia, đó là nguyên lý nguyên thủy trong việc quy đồng giá trị. Mô thức dân gian được áp dụng triệt để trong quá trình sáng tạo.

Khác với thành ngữ tiếng Việt có kết cấu so sánh thể hiện nhận thức triết lý, thành ngữ tiếng Hán thơng qua nhiều hình thức kết cấu và đồ vật biểu trưng thể hiện nhận thức triết lý hơn. Ví dụ: 秤:châng(xứng, cái cân), :chǐ(thước, cái thước),

:fǔ(phủ, cái nồi), :guǎn(quản, cái ống), 药:yào(dược, thuốc), :dǐng(đỉnh,

cái nồi), 烛:zhú(trúc, cây nến)...

秤不离砣(châng bù lí tuï/Xứng bất ly đà). Cân phải đi với quả cân, 尺短寸

长(chǐ duǎn cùn cháng/thước đoản thốn trường) con người hoặc sự vật đều có ưu

điểm và khuyết điểm, 釜底抽薪(fǔ dǐ chōu xīn/phủ đế trừu tân) giải quyết vấn đề

triệt để, 管中窥豹(guǎn zhōng kuī bào/quản trung khuy báo) khơng có tầm nhìn

rộng xa, chỉ nhìn được bộ phận khơng được tồn thể, 良药苦口(liáng yào kǔ kǒ

u/lương dược khổ khẩu) những lời thẳng thắn nghe ngược tai nhưng rất giúp ích.

Những ví dụ trên là những hiện tượng, hành động rất tầm thường trong cuộc sống hàng ngày, chính do người dân đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống mà có. Chúng thể hiện nhận thức của con người đối với tri nhận của khách quan, của thế giới và sự vật bên ngoài một cách biện chứng mà mang tính triết lý hài hịa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01002 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)