Đặc điểm sắc thái phong phú của ngữ nghĩa yếu tố chỉ đồ vật trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01002 (Trang 37)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật

2.2.1. Đặc điểm sắc thái phong phú của ngữ nghĩa yếu tố chỉ đồ vật trong

thành ngữ tiếng Hán

Thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai của ngôn ngữ. Thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ tạo nên nó mà ngụ ý đến điều gì suy ra từ chúng. Mỗi một thành ngữ đều có một nghĩa biểu trưng, ví dụ “一箭双雕(yī jiàn shuāng diāo/nhất tiễn song điêu)”, nghĩa gốc là một tên bắn được hai con chim, ví kỹ thuật rất cao siêu, nhưng nghĩa bóng của nó lại là một cơng đơi việc. Như thành ngữ “偃旗息鼓(yǎn qí xi gǔ/yển cờ tức cổ)” ngoài nghĩa đen là ngừng đánh trống, bỏ cờ xuống, mọi người được hiểu theo nghĩa bóng là ngừng hoạt động của một trạng thái. Đặc điểm sắc thái phong phú của thành ngữ được thể hiện thông qua đặc điểm giàu tính hình tượng, tính liên tưởng, tính triết lý của thành ngữ.

1) Tính hình tượng của thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật

Thành ngữ “蜜口剑腹(/kǒu fù mì jiàn/mật khẩu kiếm phụ)” có nghĩa là lời nói ngọt ngào nhưng trong bụng lai nghĩ xấu, xuất xứ Tư trị thông giám – Đường Kỷ

gươm, đây là hai đồ vật, mật ở bên ngoài và gươm ở bên trong. Cái nổi và cái ẩn đối lập với nhau rõ rệt, thể hiện mặt xấu của con người trong truyện ghi chép, có tác dụng nhấn mạnh sắc thái chê bai. Thành ngữ “目光如炬(mù guāng rú jù/mục quang như

cự)” xuất xứ Nam sử- Đàm Đạo Tế Truyện nói về một hịa thượng có ánh mắt sáng

như bó đuốc, nghĩa bóng là ví con người có tầm nhìn xa. Thành ngữ “杯中蛇影(bēi zhōng shé yǐng/bôi trung xà ảnh)” có nguồn gốc từ một truyện cổ tích xưa là một người đến nhà bạn uống rượu khi nâng cốc rượu nhìn thấy một con rắn, người đó tự cảm thấy đau bụng sau khi uống rượu và bị bệnh, có hơm lại đến nhà bạn đó uống rượu kể lại lần trước uống rượu trong cốc có con rắn. Người bạn đó qua suy nghĩ phát hiện hóa ra là do cái cung treo trên tường chiếu vào cốc rượu thành hình con rắn, giải thích như vậy người đó khỏi ốm ln. Thành ngữ có ngụ ý là những người mắc bệnh đa nghi chỉ làm cho mình buồn khổ, người có trí tuệ sẽ tìm ra nguyên nhân của vấn đề để giải quyết. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật tiếng Hán, trong 199 loại đồ vật được thu thập thì cịn rất nhiều thành ngữ giàu đặc sắc tính hình tượng nữa. Như thành ngữ “一字一板(yī zì yī bǎn/nhất tự nhất bản)”, “杯水车薪(bēi shuǐ chē xīn/bôi thủy xa tân)”, “釜底抽薪(fǔ dǐ chōu xīn/phủ đế trừu tân)”, “戴盆望天(dài pén wàng tiān/đái bồn vọng thiên)….”

2) Tính liên tưởng của thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật

Liên tưởng là một hoạt động tâm lý nghĩ một sự vật có liên hệ nhất định với một sự vật khác, có thể khơng chịu hạn chế bởi thời gian và khơng gian. Đặc điểm của nó là có hai sự vật, và có sự liên hệ với nhau nhất định. Có nhiều thành ngữ có thể làm con gười sản sinh ra liên tưởng phong phú khi có 2 yếu tố mang tính tương tự. Nội dung và hình thức liên tưởng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa cho nên mang

đậm đặc sắc dân tộc, thể hiện đặc trưng tư duy và quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc. Thành ngữ “一琴一鹤(yī qín yī hè/nhất cầm nhất hạc)”, được dùng để khen những quan chức liêm chính, cuộc sống thanh đạm. “美如冠玉(měi rú guān yù/mỹ như quán ngọc)”, lấy viên ngọc đẹp để ví trai đẹp. “韦布匹夫(wéi bù pǐ fū/vi bố thất phu)”, từ những mảnh vải thơ ví người bình dân. “玉减香消(yù jiǎn xiāng xiāo/ngọc giảm hƣơng tiêu)”, lấy ngọc và hương để liên tưởng đến người cơ gái. “玉清冰洁(ý qīng bīng jié/ngọc thanh băng khiết)”, nguồn biểu trưng lấy ngọc ví con người có phẩm chất cao quý trong sáng. Tính liên tưởng của thành ngữ đồ vật làm con người liên tưởng đến những sự vật khác có liên hệ với nó nhất đinh. Các hình thức: A) liên tưởng có các vật cùng loại, ví dụ thành ngữ “琼浆玉液(qióng jiāng ý yè/quỳnh tương ngọc dịch)”, “琼林玉树(qiïng lín yù shù/quỳnh lâm ngọc thụ)”, quỳnh và

ngọc đều có nghĩa là ngọc. Trong sáng tác văn học có thể vay mượn cùng loại sự vật

liên tưởng đến những sự vật khác cùng loại cùng chất. B) Liên tưởng tương tự, đây là hình thức liên tưởng lấy tính chất tương tự của mơt sự vật để liên tưởng đến một sự vật khác, liên tưởng tương tự thể hiện tính tương đồng và tính tương tự của sự vật. Thành ngữ “玉清冰洁(yù qīng bīng jié/ngọc thanh băng khiết)”, tính chất của ngọc và băng và phẩm chất cao quý trong sáng có những điểm tương tự. C) Liên tưởng tương cận, hình thức này lấy một sự vật có tính chất tương tự giống một sự vật khác ở xung quanh không gian hoặc thời gian. Như thành ngữ “爱屋及乌(ài wū jí wū/ái ốc cập ô)”, “水涨船高(shuǐ zhǎng chuán gāo/thủy trưởng thuyền cao)”, D) liên tưởng ngược hướng, hình thức này lấy đặc điểm tương phản của một sự vật liên tưởng đến đặc điểm của một sự vật khác.

Như chúng ta đều biết, phần lớn thành ngữ có nguồn gốc xuất xứ từ điển cố, truyện cố tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao. Chúng là những đơn vị ngôn ngữ đúc kết kinh nghiệm và trí tuệ của một dân tộc. Trong kho tàng thành ngữ tiếng Hán, tính triết lý của thành ngữ là một đặc điểm nổi bật của chúng, tính triết lý của chúng thể hiện qua nhiều khía cạnh của dân tộc Trung Hoa đối với vũ trụ, nhân sinh, kinh nghiệm lao động sản xuất và đối nhân xử thế. Ví dụ thành ngữ “载舟覆舟(zài zhōu fù zhōu/tải châu phị châu)”có nghĩa là nước là cơ bản để đẩy thuyền đi, nhưng cũng có thể làm lật thuyền, nghĩa của thành ngữ này mang tư duy biện chứng về quan hệ sự vật, thể hiện triết lý sự vật tồn tại là nương tựa vào nhau, không thể tự ý đối xử với nhau. Thành ngữ “日月如梭(rì yuè rú shuō/nhật nguyệt như thoa)”, thoa là một loại dụng cụ trong máy dệt vải xưa, quay rất nhanh. Nghĩa của thành ngữ ở đây nói về thời gian trơi qua rất nhanh, nói về dân tộc Trung Hoa lấy đồ vật cuộc sống hàng ngày biểu trưng cho thời gian, thể hiện triết lý nhân sinh quan phải trân trọng thời gian. Thành ngữ “包罗万象(bāo luó wàn xiàng/bao la vạn tượng)”, từ“万象(wàn xiàng/vạn tượng)”có nghĩa là vũ trụ, ý là bao trùm cả vũ trụ, cái gì cũng có. Thành ngữ này thể hiện cách nhìn nhận sự vật tồn diện, thể hiện phép biện chứng toàn diện của triết lý. Ngồi ra cịn rất nhiều thành ngữ chứa đựng triết lý mộc mạc của dân tộc được đúc kết từ cuộc sống như “车到山前必有路(chē dào shān qián bì yǒu lù/xa đáo sơn tiền tất hữu lộ), “覆车之鉴(fù chē zhī jiàn/phúc xa chi giám)”, “秤砣虽小压千 斤(chèn tuó suī xiǎo yā qiān jīn/xứng đà tuy tiểu áp thiên cân)”, “水涨船高(shuǐ zhǎng chuán gāo/thủy trưởng thuyền cao)”, “尺蠖之屈(chǐ huò zhī qū/thƣớc họa chi khuất)”, “磨杵成针(mó chǔ chéng zhēn/ma chử thành trâm)”,...

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa hồn chỉnh và cơ đọng

Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật phần lớn là tứ tự cách, đặc điểm của chúng là hồn chỉnh về nghĩa và có nội dung cơ đọng, bất cứ loại hình thành ngữ nào, ngữ nghĩa của thành ngữ đều là một chỉnh thể chứ không thể hiểu một cách đơn giản là do các thành tố trong thành ngữ hợp thành. Đặc điểm này được thể hiện qua những góc độ sau:

1) Điển cố lịch sử. Như chúng ta đã đề cập ở phần đầu thành ngữ tiếng Hán có 4600 thành ngữ có xuất xứ rõ ràng được ghi chép trong thư tịch cổ. Điển cố lịch sử là một hình ảnh được thu nhỏ trong lịch sử phát triển của Trung Hoa, khi đặc sắc độc đáo của văn hóa dân tộc trong điển cố được cơ đọng thành thành ngữ, luôn luôn mang lại cho con người cảm giác siêu phàm thốt tục. ví dụ thành ngữ “完璧归赵(wán bì guī zhào/viên bích quy Triệu)”, theo nghĩa mặt chữ chúng ta hiểu một viên bích ngọc được trả lại trọn vẹn cho nước Triệu, nhưng nếu không đọc Sử ký thì khơng biết nguồn gốc của câu chuyện là đại thần của nước Triệu lấy viên bích ngọc đến nhà Tần đổi lấy 15 đô thành, nhưng vua nhà Tần đã giữ lại viên ngọc và không đồng ý việc trao đổi, đại thần của nước Triệu phải dùng mưu trí mới lấy về được viên bích ngọc. Thơng qua điển tích mới hiểu được nghĩa bóng của thành ngữ là chỉ những đồ vốn thuộc về mình được trả về. Thành ngữ “割席分坐(gē xí ér z/cát tịch phân tọa)”, theo nghĩa đen là cắt chiếu chia nhau mà ngồi, nhưng hiểu theo nghĩa đen rõ ràng là không đủ. Thực ra thành ngữ này xuất xứ từ một điển cố trong cuốn Thế thuyết tân ngữ - Đức Hành của Lưu Nghĩa Khánh có điển tích là cuối thời kỳ nhà Hán, Quản Ninh và Hoa Hân la hai người bạn chơi rất thân từ nhỏ, nhưng Quản Ninh chăm chỉ học hành, còn Hoa Hân lười biếng nông nổi tham đồ phú quý, dần dần Quản Ninh

ghét Hoa Hân nên cắt đôi cái chiếu mà hai người hay cùng ngồi. Qua điển cố chúng tôi mới hiểu được thành ngữ này có nghĩa là cắt đứt tình bạn. Trong các thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật chúng tơi thu thập cịn có những thành ngữ điển tích như “杯羹之让(bēi gēng zhī ràng/bôi canh chi nhượng)”, “杯弓蛇影(bēi gōng shé yǐng/bôi cung xà ảnh)”, “杯酒释兵权(bēi jǐu shì bīng qn/bơi tửu thích binh quyền)”, “弄玉吹箫(nịng ý chuī xiāo/lộng ngọc xuy tiêu)”, “琴挑文君(qín tiāo wén jūn/cầm điệu văn quân)”, “东窗事发(dōng chuān shì fā/đơng song sự phát)”, “ 程门立雪(chéng mén lì xuě/trình mơn lập tuyết)”, “过门不入(guỵ mãn bù rù/quá

môn bất nhập)”, vân vân.

2) Phong tục tập quán và quan niệm độc đáo của dân tộc Hán. Nền văn hóa của dân tộc Hán có lịch sử lâu đời, mơi trường sinh sống và lịch trình phát triển xã hội phức tạp làm con người dân tộc Hán hình thành những phong tục dân tộc, tâm lý dân tộc và giá trị về quan nhân sinh độc đáo. Chúng thể hiện rõ nét ở quan hệ hài hịa, quan niệm q hương, và văn hóa ẩm thực. Về quan điểm hài hòa với các mối quan hệ, ở thời xưa đã có quan niệm mộc mặc về hài hòa như thiên thời địa lợi nhân hòa, thiên nhân hợp nhất, dĩ hòa vi quý. Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật cũng thể hiện quan điểm hài hòa của dân tộc Hán như “载舟覆舟(zài zhōu fù zhōu/Tải châu phò châu)”, “琴瑟和好(qín sâ hã hǎo/cầm sắt hịa hảo)”, “琴瑟之 好(qín sâ zhī hǎo/cầm sắt chi hảo)”, “镜圆璧合(jìng yuán bì hã/kính viên bích hợp)”. Về quan điểm quê hương, dân tộc Hán rất có tình cảm với q hương ni dưỡng mình lớn lên, quan niệm quê hương, cội nguồn rất nồng nhiệt. Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật cũng thể hiện quan niệm đó, như thành ngữ “衣锦 还乡(yī jǐn huán xiāng/y cẩm hoàn hương)”, “衣锦荣归(yī jǐn róng guī/y cẩm vinh

quy)”, “人去楼空(rén qǜ lóu kōng/nhân khứ lầu khơng)”. Văn hóa ẩm thực của dân tộc Hán rất phong phú đa dạng, cho nên trong nhiều sáng tác văn chương cũng như thành ngữ đã xuất hiện rất nhiều hình ảnh của đặc trưng ăn uống của dân tộc Hán, ví dụ thành ngữ “画饼充饥(huà bǐng chōng jī/họa bính sung cơ)”, “粗茶淡饭(cū chá dàn fàn/thô trà đạm phạn)”, “酒阑宾散(jǐu lán bīng sàn/tửu lam tân tán)”, “米珠薪 桂(mǐ zhū xīn guì/mễ châu tân quế)”, vân vân.

2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa lấy con người làm trung tâm

Xét về nội dung của thành ngữ là hết sức đa dạng và phong phú, chúng bao gồm cuộc sống vật chất lẫn cuộc sống tinh thần của con người. Thành ngữ thể hiện tâm lý tình cảm, cảm xúc và sự nhận thức về nhân sinh xã hội, và miêu tả nhiều về đồ vật, đối xử đồ vật nhân cách hóa, gửi tình cảm vào đồ vật. Trong giới hạn luận văn chúng tôi, thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật được chọn làm đối tượng khảo sát chỉ là một dấu hiệu hình thức để tập hợp tư liệu và dựa trên những tư liệu đó thơng qua nghĩa biểu trưng phản ánh đến con người dân tộc Hán. Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật sử dụng những yếu tố đồ vật đã gắn liền rất gần gũi với con người dân tộc Hán.

Ví dụ: 1,玉减香消(ý jiǎn xiāng xiāo/ngọc giảm hƣơng tiêu) 2, 玉清冰洁(yù qīng bīng jié/ngọc thanh băng khiết) 3, 一琴一鹤(yī qín yī hè/nhất cầm nhất hạc)

Chúng ta thấy được thuộc tính của con người như hình dáng con người được biểu trưng trong ví dụ 1, phẩm chất đạo đức con người được biểu trưng trong ví dụ 2, phong cách cuộc sống được biểu trưng qua ví dụ 3.

Thơng qua khảo sát những thành ngữ được chúng tôi thu thập, chúng ta có thể dựa trên nghĩa biểu trưng của thành ngữ liên hệ đến con người dân tộc Hán với những thuộc tính, đặc điểm sau:

Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật nói về hình thức con người “布衣黔首 (bù yī qín shǒu/bố y kiềm thủ)”, “美如冠玉(měi rú guān yù/mỹ nhu quán ngọc)”, “ 裙屐少年(qún jī shào nián/quận tịch thiếu niên)”, “白衣秀士(bái yī xìu shì/bạch y tú sĩ)”.

Nói về sức khỏe con người “力能扛鼎(lì nãng káng dǐng/lực năng kháng đỉnh)”, “灯尽油干(dēng jìn yïu gān/đăng tận do can)”.

Nói về quan hệ vợ chồng “镜风鸾凤(jìng fâng luān fâng/kính phong loan phong)”, “镜破钗分(jìng pỵ chāi fēn/kính phá thoa phân)”, “镜圆璧合(jìng yuán bì hã/kính viên bích hợp)”, “被底鸳鸯(bâi dǐ yuān yāng/bị để un ương)”.

Nói về trí tuệ tài năng con người “才高八斗(cái gāo bā dǒu/tài cao bát đẩu)”, “ 匹马单枪(dān qiāng pǐ mǎ/thất mã đơn thƣơng)”, “巾帼须眉(jīn guó xū méi/cân quốc tu mơi)”.

Nói về đạo đức phẩm chất con người “九鼎一言(jǐu yán yī dǐng/cửu đỉnh nhất ngôn)”, “九鼎大吕(jǐu dǐng dà lǚ/cửu đỉnh đại lữ)”, “斗筲之人(dǒu xiāo zhī rén/đẩu

tiêu chi nhân)”, “两袖清风(liǎng xìu qīng fēng/lưỡng tụ thanh phong)”.

Nói về sức sáng tác con người “斗酒百篇(dǒu jǐu bǎi piān/đầu tửu bách thiên)”. Nói về hồn cảnh sinh sống con người “刀头活鬼(dāo tóu huó guǐ/đao đầu hoạt quỷ)”, “裙布荆钗(qún bù jīn chāi/quần bố kinh thoa)”.

Nói về tính cách con người “巧舌如簧(qiǎo shã rú huáng/xảo thiệt như

hoàng)”, “一簧两舌(yī huáng liǎng shé/nhất hoàng lưỡng thiệt)”, “板起面孔(bǎn qǐ miàn kǒng/bảng khởi diện khổng)”

Trên đây chỉ là những ví dụ tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật có nghĩa biểu trưng liên quan đến con người hoặc cuộc sống con người, thơng qua tìm hiểu nghĩa bóng của thành ngữ được thu thập, số lượng thành ngữ liên quan đến con người cịn rất nhiều, nhưng vì phần này chúng tơi khảo sát tính hồn chỉnh và cơ đọng của ngữ nghĩa vì vậy chúng tơi khơng đưa ra nhiều ví dụ.

2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật

Thành ngữ tiếng Việt có một phần nhỏ vay mượn từ thành ngữ tiếng Hán và các ngơn ngữ khác, ngồi ra xuất xứ từ truyện cổ tích, ca dao, dân ca cũng là một con đường chính. Trong q trình phát triển lịch sử, văn hóa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ Trung Hoa rất sâu sắc do trải qua thời gian lâu dài. Vì vậy về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt gốc Hán một phần nào đó có sự tương đồng về tính thời đại, tính dân tộc và tính biểu trưng. Tuy nhiên, vì hai dân tộc khác nhau, môi trường sinh sống khác nhau nên về văn hóa cũng có những đặc điểm khác nhau.

Trong cuốn sách Nhập mơn ngơn ngữ học do nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ chủ biên, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng và Bùi Mình Tốn biên soạn nêu ra một số đặc điểm về nghĩa của thành ngữ:

- Tính thành ngữ. Tính thành ngữ là một đặc điểm quan trọng về nghĩa của thành ngữ là tính ổn định, bền vững. nghĩa của thành ngữ không phải đơn thuần hợp lại nghĩa của các từ trong thành ngữ, mà phải hiểu một cách tổng thể theo thủ pháp tu từ

ẩn dụ hay là hoán dụ hoặc các thủ pháp khác, đồng thời phải kết hợp nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ.

- Tính biểu trưng. Tính biểu trưng của thành ngữ có được là do tính thành ngữ đem lại. Q trình suy luận nghĩa của thành ngữ thơng qua các phép chuyển nghĩa làm cho thành ngữ có tính biểu trưng. Tính biểu trưng của thành ngữ dẫn tới nghĩa biểu trưng của thành ngữ, ngữ nghĩa thành ngữ nằm ngồi lớp vỏ ngơn ngữ là nghĩa biểu trưng hoặc gọi là nghĩa bóng.

- Tính dân tộc. Việc biểu trưng hóa các đặc điểm miêu tả cụ thể cho các tình huống khái quát được thực hiện ở mỗi dân tộc mỗi khác. Nói cách khác, tính biểu trưng của thành ngữ gắn liền với tính dân tộc, tính cộng đồng.

- Tính biểu cảm. Thành ngữ có sắc thái biểu cảm rõ rệt. Sử dụng thành ngữ, người giao tiếp thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình. [3; 190]

Nhờ qua quá trình biểu trưng hóa của thành ngữ hình thành nghĩa biểu trưng hoặc nghĩa bóng của thành ngữ. Theo tác giả Hoàng Văn Hành, nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu trưng hóa: hình thái tỉ dụ và hình thái ẩn dụ. Để khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ, trong luận văn chúng tôi sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01002 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)