Sai lầm trong cải cách ruộng đất và việc thực hiện sửa sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ năm 1954 đến năm 1957 (Trang 52 - 66)

2.2.1. Một số sai lầm

Sai lầm trong phân định thành phần giai cấp

Khi tiến hành phân định thành phần giai cấp, đội cải cách đã không dựa trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tế địa phương mà máy móc theo tỉ lệ. Tỷ lệ địa chủ theo quy định là 4 - 5%, địa chủ cường hào gian ác là 25% tổng số địa chủ. Trong khi tiến hành phân định thành phần, nếu đội nào quy địa chủ tỉ lệ ít hơn thường bị đánh giá là khơng gian khổ phát động quần chúng, để địa chủ lọt lưới nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng các đội chỉ chú trọng quy cho đủ tỉ lệ địa chủ. Việc nâng lên hay hạ thành phần xuống cũng chỉ vì tỉ lệ quy định. Thậm chí nhiều đội quy vượt 5 - 6%. Trong đợt 5 cải cách ruộng đất của 76 xã Bắc Ninh, tới bước 3, có tới 42 xã đã quy tỷ lệ địa chủ trên 5%. Sau khi Đoàn ủy chỉ thị cho các đội sửa chữa chỉ giảm đi phần nào. Tuy nhiên, chỉ đội nào có tỉ lệ địa chủ cao vượt quá 5% thì mới được chỉ thị thẩm tra lại thành phần. Có những đội khơng kiên quyết sửa chữa khi đã quy sai hoặc sửa chữa không đáng kể. Ở xã Bình Định (huyện Gia Lương) tỷ lệ địa chủ là 6,6%, Đoàn ủy chỉ thị phải sửa lại, lần thứ nhất sửa lại tỷ lệ cịn 5,9%, sau Đồn ủy thấy tỉ lệ vẫn cịn cao, bắt sửa lại nữa thì lại thẩm tra tìm ra một số trung nơng, phú nơng bị quy nhầm là địa chủ.

Trong khi tiến hành phân định thành phần giai cấp, Đoàn ủy đã phần nào thấy được sai lầm khi các đội chỉ dựa vào chỉ tiêu mà quy thành phần. Tuy nhiên, Đoàn ủy chỉ phê phán trên khía cạnh sai lầm về cách thực hiện “không gian khổ phát động quần chúng để phát hiện địa chủ” mà không thấy rằng đó là sai do máy móc theo tỉ lệ và không dựa trên thực tiễn địa phương. Báo cáo về tình hình cải cách ruộng đất đợt 5, Đồn ủy đã đánh giá về hoạt động của các đội là:

Không gian khổ phát động tư tưởng quần chúng để phát hiện địa chủ mà chỉ họp cốt cán nhận xét rồi phân công nhau đi lấy nhân công thuê mướn để lên biểu địa chủ, thậm chí một số đội khi lên biểu khơng tìm được nhân cơng đã căn cứ vào ruộng rồi nhân lên với số công phải làm, từ đó quy là địa chủ, phú nơng như Phù Chẩn, Đông Thọ… [30, tr31].

Tổng số địa chủ quy trong giảm tô và cải cách ruộng đất là 5.540 hộ. Khi sửa sai đã hạ thành phần cho 3.926 hộ. Sau sửa sai quy là 2008 địa chủ. Tỷ lệ địa chủ các loại trong cải cách ruộng đất quy sai là 64%.

Đối với thành phần địa chủ thường, đã quy trong cải cách ruộng đất là 4.221 hộ, sau sửa sai đã hạ thành phần cho 2.835 hộ. Số địa chủ thường đúng là 1.534 hộ, trong đó có 123 hộ từ địa chủ cường hào gian ác hạ xuống và 25 hộ lọt lưới trong cải cách ruộng đất, trong sửa sai quy lên. Tỷ lệ sai là 65%.

Địa chủ cường hào gian ác quy là 1.257 hộ, chiếm 22,7% địa chủ. Sửa sai hạ thành phần cho 1.074 hộ, số địa chủ cường hào gian ác trong sửa sai quy là 185 hộ (kể cả 2 hộ trong sửa sai quy lên), tỷ lệ sai là 85,3%.

Địa chủ kháng chiến, trong cải cách ruộng đất chỉ quy 1 hộ, trong sửa sai quy 194 hộ, chiếm 9,7% tổng số hộ địa chủ.

Địa chủ kiêm công thương, trong cải cách ruộng đất quy 61 hộ, sai 17 hộ, trong sửa sai quy 95 hộ.

Nhìn chung, tỷ lệ địa chủ các loại như sau: Tỷ lệ địa chủ so với tổng số hộ là: 1,88% ( tỉ lệ nhân khẩu là 2,03%); tỷ lệ địa chủ cường hào gian ác so với tổng số địa chủ là: 9,2%; tỷ lệ địa chủ kháng chiến so với tổng số địa chủ là: 9,6%; tỷ lệ địa chủ kiêm công thương so với tổng số hộ là 1,30% (tỉ lệ nhân khẩu 1,56%) [2, tr109].

Việc quy thành phần phú nơng cũng khơng chính xác. Trong cải cách ruộng đất đã quy 2.724 hộ phú nông, sai 2.031 hộ; tỷ lệ quy sai 74,5%. Phần

lớn những hộ bị quy sai là trung nơng, ít ruộng đất phát canh, thậm chí cả bần cố nơng [68, tr5].

Do khơng nắm vững chính sách và đặc điểm tình hình của địa phương quy nhiều thành phần ít ruộng đất cho phát canh. Ở một số địa phương là thị trấn, bn bán và có nghề phụ, cán bộ chỉ nhìn vào sinh hoạt mà khơng căn cứ vào điều lệ chính sách nên đã quy nhiều thành phần ít ruộng đất cho phát canh hoặc quy bần cố nông lên trung nông, dân nghèo. Trong cải cách ruộng đất đã quy 1.678 hộ ít ruộng đất phát canh, sai 1.350 hộ, tỷ lệ sai 80,4% [68, tr5].

Quy thành phần bóc lột khác: Đối tượng đấu tranh của cải cách ruộng đất đã nêu trong Luật cải cách ruộng đất năm 1953 là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác và chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất, cả phú nơng, người có ít ruộng đất cho th người làm đều bị coi là phần tử địch, thậm chí cịn quy thành phần “bóc lột khác”. Những hộ bị quy là bóc lột khác thực chất đều là ít ruộng đất cho phát canh, trung nơng. Những đối tượng bị quy là bóc lột khác bị đối xử như “địch”, bị trưng thu, trưng mua ruộng đất, thối tơ. Họ bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền lợi kinh tế và chính trị. “Đối với thành phần ít ruộng đất thuê người làm có đội vạch quá nhiều như Phá Lãng lúc đầu đã vạch tới 17 trường hợp và phổ biến gọi họ là bóc lột, thái độ đối xử gần như thù địch” [30].

Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn, đặc biệt không phân biệt đối đãi với các loại địa chủ, nhất là địa chủ kháng chiến

Đối với bần cố nông, các đội cải cách ruộng đất chưa thực sự tin tưởng

ở bần cố nông, không quan tâm bồi dưỡng cốt cán mà bao biện làm thay, không lắng nghe ý kiến của quần chúng. Cũng do không tin tưởng ở cốt cán nên họ đã gò ép cốt cán và bần cố nông phải báo tăng diện tích làm ảnh

hưởng đến quyền lợi của bần cố nơng. Ví dụ: Ở xã Giang Biên nhận mức trên giao về, đem sổ thuế ra so thấy hụt 213 mẫu, cán bộ chia ra số diện tích đã có, tìm thấy tỉ lệ phải tăng 33% nên đặt mức thẻ là nhất loạt phải tăng 33%, đội giao xuống các xóm, cán bộ xóm gom ép các cốt cán báo tăng, cốt cán đẩy quần chúng báo tăng.

Ngược lại, trong quá trình thực hiện, do sợ bị đánh giá là “hạn chế quần chúng”, một số cán bộ đã “theo đi quần chúng”. Trong khi đó, cốt cán là bần cố nơng đã lợi dụng đấu tố để thỏa mãn hiềm khích cá nhân. Diện đấu tố đã bị mở rộng ra quá mức. Do vậy, hiện tượng làm sai chính sách diễn ra phổ biến. Vai trò lãnh đạo của Đảng bị hạ thấp.

Đối với trung nông, trong q trình giảm tơ và cải cách ruộng đất,

nhiều cán bộ tỏ ra thành kiến với trung nông. Do vậy, việc thăm nghèo hỏi khổ trung nông không được chú trọng. Trung nông chậm được xâu chuỗi, vào tổ chức vào nông hội.

Trên thực tế các đội đã không đảm bảo tỉ lệ 1/3 trung nông tham gia các tổ chức lãnh đạo ở xã. Một số xã, tuy các tổ chức cấp xã có đảm bảo được 1/3 là trung nơng nhưng phổ biến là không giao những việc quan trọng cho trung nông, khơng chú ý bồi dưỡng trung nơng. Ví dụ như ở cụm Giang Biên: Tồn cụm có 299 tổ nơng hội thì chỉ có 25 tổ trưởng là trung nông, tỷ lệ là 8,3% và 88 tổ phó là trung nơng, tỷ lệ là 27,3%. Riêng xã Hạnh Phúc có 58 tổ nơng hội thì khơng có trung nơng nào làm tổ trưởng, chỉ có 20 trung nơng làm tổ phó, cán bộ cho rằng lãnh đạo tổ nơng hội phải là bần cố nông.

Trong chỉnh đốn, việc kết nạp trung nông vào Đảng không được đề ra. Trong đợt 5 tuy có 3 trung nơng được kết nạp vào Đảng nhưng cũng chỉ là do kết nạp “nhầm” vì trước đó họ được coi là bần cố nơng [30, tr31]. Xã Tồn Thắng, trong khi cứu đói, cán bộ đã trưng vay cả thóc của một trung nơng. Trong khi chia quả thực, nhiều nơi khơng chú ý chia cho trung nơng. Xã Đình

Bảng, xóm Thịnh Lãng khơng có trung nông nào được chia quả thực. Khi thực hiện chia ruộng đất, nếu quỹ đất khơng đủ để chia, Đồn cho phép các Đội được rút ruộng của trung nông để chia cho bần cố nông. Do vậy, việc rút ruộng của trung nông được thực hiện tràn lan.

Nhiều trung nông bị quy nhầm lên phú nông và địa chủ, tài sản của họ bị tịch thu, trưng thu, trưng mua. Quyền lợi kinh tế và chính trị của trung nông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc không nghiêm chỉnh chấp hành chính sách đồn kết với trung nơng là khơng nhìn thấy lực lượng to lớn của trung nông, không thấy rõ rằng khơng đồn kết được trung nơng thì bần cố nơng sẽ bị cô lập và đánh địch không thể thu được kết quả tốt.

Cũng do nhận thức về “địch” “ta” của cán bộ còn mơ hồ nên các đội cải cách ruộng đất đã đả kích, trấn áp lẫn lộn, đánh trệch vào nội bộ nơng dân, gây khơng khí hoang mang và căng thẳng ở nông thôn. Họ không thấy rằng một nông dân bị bắt nhầm sẽ gây ra tác hại to lớn về chính trị, khơng những người đó hoang mang, cịn gia đình họ hàng của họ. Trên thực tế, chính việc nơng dân nghi ngờ chính sách của Đảng, Chính phủ, đẩy họ vào tình trạng bất mãn, lo lắng. Trong trấn áp “phá hoại hiện hành” đợt 5 cải cách ruộng đất có tới 1.268 người là nơng dân lao động bị bắt, tỷ lệ 78%.

Đối với phú nông, hầu hết cán bộ đều coi phú nông là “địch”, bị

phân biệt trong đối xử. Nhiều nơi khơng cho phú nơng đi họp xóm, có nơi cho phú nơng đi họp xóm nhưng lại để ngồi riêng, đi dự cuộc đấu tranh với địa chủ cường hào gian ác cũng để phú nơng ngồi riêng. Có nơi tập trung phú nơng lên Ủy ban chưa giải thích chính sách đã trưng vay thóc của họ. Một số đội đã trưng mua cả ruộng tự canh của phú nông. Nhiều phú nơng cịn bị quy nhầm lên địa chủ, bị tịch thu trưng thu, trưng mua tài sản. Đó là biểu hiện của việc chưa thật thà liên hiệp với phú nông, chưa

thấy rõ phú nông là bạn đồng minh của cách mạng nên đã coi phú nông như thù địch.

Đối với giai cấp địa chủ, cán bộ đã không thực hiện đúng chính

sách đánh đổ giai cấp địa chủ có phân biệt. Giai cấp địa chủ là đối tượng của cách mạng cần đánh đổ. Tuy nhiên, trong giai cấp địa chủ cũng có từng loại khác nhau cũng có người tham gia kháng chiến, có người ít tội, người nhiều tội. Do vậy, phải phân biệt đối xử để phân hóa các tầng lớp địa chủ. Tuy nhiên chính sách phân hố ít được quan tâm thực hiện. Các đội chỉ tập trung đánh đổ giai cấp địa chủ, ít phân biệt đối xử với các hạng địa chủ. Thậm chí mở quá rộng diện vạch địa chủ cường hào gian ác, khắt khe trong việc phân định thành phần địa chủ kháng chiến. Nặng về tịch thu, trưng thu, trưng mua; khắt khe trong việc cho hiến ruộng. Diện trưng thu, trưng mua nhà cửa lương thực, tài sản khác của địa chủ quá rộng.

Cán bộ thường quá cường điệu thế lực về kinh tế, chính trị và sức chống đối của giai cấp địa chủ. Đây cũng chính là một biểu hiện của tư tưởng tả khuynh trầm trọng. Do quá đề cao địch, quá cường điệu về thế lực và sức chống đối của địa chủ nên càng phát động mạnh mẽ đấu tranh với địa chủ, sợ để địa chủ lọt lưới.

Sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức

Nhận định khơng đúng về tình hình chi bộ nơng thơn vùng mới giải phóng: Đánh giá quá thấp chi bộ nơng thơn vùng mới giải phóng, thành kiến

nhất loạt với đảng viên cũ. Báo cáo sơ kết công tác chỉnh đốn tổ chức trong

bước 2 đợt 5, Đoàn ủy Bắc Ninh đã nêu: “Kinh nghiệm những đợt trước đã

cho chúng ta thấy chi bộ ở vùng mới giải phóng phức tạp một cách nghiêm trọng, khơng những bọn phú nơng bóc bột khác ẩn lấp trong Đảng ta mà bọn

phản cách mạng chui vào Đảng ta để phá hoại Đảng, khống chế chi bộ, nắm quyền lãnh đạo tối cao ở nông thôn” [31, tr16].

Chính do suy nghĩ đó nên các cán bộ đã thành kiến với đảng viên, đả kích vào đảng viên, gặp đảng viên không hỏi, không đến nhà đảng viên, thái độ với đảng viên như với địch, truy bức đảng viên bắt họ phải nhận là Quốc dân đảng để xử trí. Trước tình hình đó, hầu hết đảng viên hoang mang lo sợ, có đảng viên phải xưng con với cán bộ cải cách ruộng đất. Một số khác thì bất mãn, “địch” lợi dụng lơi kéo tham gia các vụ phá hoại như đốt nhà, giết người như ở các xã Cộng Lạc, Chi Lăng, Song Giang…[23, tr6-8].

Cán bộ cải cách ruộng đất thành kiến với đảng viên nên không giáo dục mà chỉ tìm cách đả kích đảng viên. Ra hội nghị không cho đảng viên phát biểu. Cho du kích, cốt cán đến dị xét, bao vây nhà đảng viên. Xem xét lí lịch đảng viên khơng nhắc đến những thành tích mà chỉ chỉ ra những sai lầm, từ đó suy diễn quy chụp tội cho họ, truy bức bắt họ phải nhận rồi quy là bao che, là Quốc dân đảng, là gián điệp rồi xử trí.

Truy bức Quốc dân Đảng lung tung, xử trí đảng viên bừa bãi, khơng đúng chính sách. Do tư tưởng thành kiến với đảng viên cũ, coi đảng viên cũ vùng mới giải phóng là xấu hết, có liên quan đến địa chủ, nằm trong đảng phái chính trị phản động, nên đối với đảng viên nào cán bộ cải cách ruộng đất cũng nghi ngờ và chỉ đi tìm tài liệu chứng minh đảng viên đó là Quốc dân đảng để xử trí. Phát động quần chúng khơng ra thì truy bức đảng viên bắt phải nhận, hoặc nghe theo lời khai, dư luận quy tội cho đảng viên để xử trí.

Tư tưởng thành phần chủ nghĩa, quá đề cao bần cố nông

Là một Đảng ra đời và trưởng thành trong một nước thuộc địa, giai cấp cơng nhân cịn nhỏ bé, nơng dân và tiểu tư sản chiếm số đơng. Do đó, trong Đảng số đảng viên xuất thân từ cơng nhân rất ít, đa số đảng viên xuất

thân từ nông dân, tiểu tư sản và một số ít xuất thân từ các giai tầng bóc lột. Mặc dù thành phần xã hội đó có tác động nhất định đến cơng tác tư tưởng, tổ chức của Đảng nhưng về cơ bản Đảng đã tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết đi theo đường lối giai cấp công nhân và đã đào tạo, giáo dục đảng viên trong suốt mấy chục năm đấu tranh kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Vì khơng nắm vững đặc điểm đó, khơng đánh giá đúng sự trưởng thành của đảng viên nên trong chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất, các Đoàn, Đội cải cách ruộng đất đã phạm phải chủ nghĩa thành phần; nhiều nơi đã cường điệu vấn đề thành phần xuất thân của cán bộ, đảng viên; khơng chú trọng phát huy vai trị, tác dụng của tổ chức Đảng, của đảng viên trong các tổ chức Đảng.

Báo cáo Sơ kết công tác chỉnh đốn tổ chức của Đoàn ủy Bắc Bắc nhận định: “Khu Đại Tân 105 đảng viên mà tỷ lệ đảng viên bần cố nơng chỉ có 27%, chất lượng nịng cốt đấu tranh của chi bộ rất yếu. Chưa thật đúng với tính chất giai cấp của Đảng” [23,tr9]. Như vậy, tính chất giai cấp được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ năm 1954 đến năm 1957 (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)