- Sửa thành phần và đền bù tài sản: Đối với các loại địa chủ:
3.2. Một số bài học kinh nghiệm
3.2.1. Xác định đúng mục tiêu cách mạng và có biện pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và từng địa phương
Đặc điểm phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng mang những nét riêng biệt. Do đặc điểm đất chật người đơng, sản xuất mang tính tiểu nơng, sự phân hóa giai cấp diễn ra khơng lớn, bóc lột khơng nhiều. Giai cấp địa chủ Việt Nam nhỏ bé. Trong khi đó, là
nước thuộc địa, chịu ách thống trị thực dân, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược nổi lên hàng đầu. Cách mạng Việt Nam trước hết phải giải quyết được mâu thuẫn này, phải đánh đổ đế quốc thực dân, giành độc lập tự do cho dân tộc. Để làm được điều đó, cách mạng phải tập hợp được đông đảo các giai tầng cùng chiến đấu vì mục tiêu chung. Do vậy, chủ trương cải cách từng phần được thực hiện. Với phương châm “cải cách lần lần, nhiều cuộc cải cách ruộng đất cộng lại thành một cuộc cách mạng ruộng đất”, cải cách từng phần đã động viên được giai cấp nông dân, đồng thời củng cố được Mặt trận dân tộc thống nhất, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã cố ý duy trì chế độ bóc lột phong kiến làm cơng cụ bóc lột, phục vụ mưu đồ kinh tế - chính trị của chúng. Vì vậy, kẻ thù của nhân dân Việt Nam nói chung và giai cấp nơng dân nói riêng chính là thực dân Pháp, xét cả về mặt chính trị và kinh tế. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc đã hoàn thành cơ bản. Mục tiêu của cuộc cách mạng đã đạt được. Việc xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến, hoàn thành nốt nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân không cần phải phát động một cuộc cải cách rầm rộ như đã làm.
Trong khi đó, ở miền Nam, cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc vẫn cịn đang địi hỏi sức mạnh đồn kết của tồn thể dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hậu phương lớn miền Bắc phải đoàn kết, thống nhất để huy động được nhiều nhất, nhanh nhất về sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Việc thực hiện phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã làm ảnh hưởng đến đoàn kết nông thôn, ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp trong
quan hệ làng xóm, xã hội, gia đình, ảnh hưởng tới việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc.
Khi đã xác định được mục tiêu cách mạng, cần có biện pháp thực hiện phù hợp nhằm thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nhanh chóng đi đến thành công. Để thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng đã chủ trương cải cách ruộng đất từng phần, qua đó đã có tác dụng tích cực, vừa thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ, bồi dưỡng lực lượng cách mạng, không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc.
Tuy nhiên, đến những năm 1953 – 1956, việc thực hiện chủ trương phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất đã thể hiện tư tưởng nóng vội, tả khuynh, nguy cơ đi chệch mục tiêu cách mạng.
Xét theo ý nghĩa của khẩu hiệu “người cày có ruộng”, cải cách ruộng đất chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, đem lại ruộng đất cho nông dân, cho bộ phận người lao động chưa có tư liệu sản xuất, để họ phát triển sản xuất. Điều đó có tác dụng động viên lớn đối với lực lượng cách mạng, thúc đẩy nhiệm vụ kháng chiến.
Tuy nhiên, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở Bắc Ninh nói riêng và các địa phương tồn miền Bắc nói chung đã mang nặng yếu tố chính trị. Trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, việc xử lí, đấu tố, thanh thải, loại trừ được coi trọng. Trong khi chỉ nên chú trọng vào mục tiêu loại bỏ bóc lột, đem lại ruộng đất cho nông dân, cải cách ruộng đất lại đề cao việc xử lí những con người cụ thể, những cá nhân cụ thể. Thậm chí việc xử lí được tiến hành quá mức dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc xây dựng mặt trận đoàn kết toàn dân tộc để chiến đấu chống đế quốc xâm lược, giành hịa bình thống nhất cho đất nước.
Xét theo khía cạnh khác, bỏ qua ý nghĩa chính trị, việc tích tụ và tập trung ruộng đất trong tay một số ít người (trong giới hạn cho phép và có sự điều chỉnh loại bỏ chế độ bóc lột kiểu cũ) chính là một điều kiện khả quan cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Ruộng đất tập trung, không bị chia nhỏ, manh mún là điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch trong sản xuất, chun mơn hóa và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Sau cải cách ruộng đất, ruộng đất được chia cho các hộ gia đình, manh mún, bình qn; sản xuất nơng nghiệp lại tiếp tục phát triển theo hướng tự cung tự cấp; như vậy không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nền sản xuất lớn, hiện đại, đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Do vậy, sau cải cách ruộng đất, công cuộc tập thể hóa được tiến hành. Ruộng đất và tư liệu sản xuất lại được tập trung lại tuy nhiên dưới một hình thức khác - kinh tế tập thể. Nhưng hình thức này lại khơng trực tiếp gắn với lợi ích của người lao động, trong điều kiện tập quán của một nước lạc hậu, do vậy đã khơng giải phóng được sức lao động, kích thích được sự sáng tạo của người lao động trong sản xuất. Không những mục tiêu xây dựng nền sản xuất lớn, hiện đại vẫn chưa đạt được, thậm chí là một bước lùi của lịch sử. Sau một thời gian hoạt động, những hạn chế của kinh tế tập thể đã thể hiện. Công cuộc đổi mới với chủ trương chấp nhận và khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đó là sự tơn trọng quy luật khách quan của lịch sử, có lẽ nên được thực hiện ngay từ buổi đầu quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
3.2.2. Đảm bảo phát huy vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lí của chính quyền, tôn trọng pháp luật của Nhà nước
Từ khi ra đời, Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, từ đó đã quy tụ sức mạnh của nhân dân giành độc lập dân tộc và tiến hành thành công cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố quyết định đến thắng lợi
của cách mạng. Trong cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh cũng như các địa phương khác ở miền Bắc, các chi bộ Đảng đều bị gạt ra ngoài. Đội cải cách nắm hoàn toàn quyền lãnh đạo, tổ chức phong trào. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Chi bộ và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương bao gồm những cá nhân đã gắn bó với quê hương, trong sinh hoạt và công tác, họ là người vững về tình hình thực tiễn và lịch sử của địa phương. Không lấy tổ chức Đảng làm chỗ dựa cho thực hiện các nhiệm vụ cách mạng chính là xa rời thực tiễn. Khơng đánh giá được chính xác và đầy đủ tình hình thực tiễn địa phương sẽ dẫn đến những sai lầm trong chỉ đạo và thực hiện.
Thậm chí, các tổ chức Đảng, chính quyền đều bị đánh giá là bị địch lũng đoạn. Các đội cải cách ruộng đất đã quần chúng để vạch tội đảng viên cũ, dùng truy bức nhục hình đối với đảng viên, giao cho cán bộ của đội không phải là đảng viên làm nhiệm vụ xử trí đảng viên. Từ đó, dẫn đến đả kích tràn lan vào nội bộ Đảng, giải tán chi bộ bừa bãi, bắt bớ và xử trí cả những đảng viên tốt, xử bắn lầm một số đảng viên, chi ủy viên và Bí thư chi bộ có nhiều cơng lao. Do tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn đến hiện tượng đặt bần cố nông cao hơn Đảng. Đảng viên mới được kết nạp lên đến trên 99% là bần cố nơng. Các vị trí lãnh đạo Đảng hầu hết là đảng viên mới và là bần cố nơng.
Tổ chức chính quyền ở địa phương là đơn vị thực thi pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Đảm bảo quyền quản lý của chính quyền chính là đảm bảo thực thi pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã làm hệ thống chính quyền ở các địa phương hầu như bị tê liệt, ảnh hưởng đến vai trị quản lí của chính quyền. Do đó, hiện tượng vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến. Tình trạng bắt bớ, nhục hình bừa bãi; các vụ phá hoại, giết người xảy ra nhiều ở các địa phương.
Do đó, trong bất cứ giai đoạn, để hoàn thành mục tiêu cách mạng, trước hết cần có sự thống nhất về tư tưởng và sự chỉ đạo nhất quán của Nhà nước.
Yêu cầu phải luôn luôn đảm bảo và phát huy vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lí của chính quyền ở địa phương chính là yêu cầu cần thiết, trước tiên quyết định tới thành công của cách mạng.
Đối với đội ngũ cán bộ, phải có chính sách đãi ngộ, sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ. “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, việc đánh giá đúng, có chính sách đãi ngộ và sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng ở địa phương. Thêm vào đó, Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp thuộc vùng tạm chiếm, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã kiên trung, anh dũng trong chiến đấu, bảo vệ quê hương. Lòng trung với Đảng, ý chí chiến đấu ngoan cường của họ đã trải qua thử thách bởi sự khủng bố ác liệt, sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù. Sau khi kháng chiến giành thắng lợi, tinh thần đó, ý chí đó cần tiếp tục được phát huy vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hậu phương vững mạnh. Với kinh nghiệm lãnh đạo, năng lực cơng tác của mình, họ có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lí, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất, hầu hết cán bộ, đảng viên cũ đều bị xử lí, loại ra khỏi các tổ chức Đảng, chính quyền ở địa phương. Việc thực hiện cải cách ruộng đất đều do cán bộ cải cách, đội ngũ cốt cán tiến hành. Cải cách ruộng đất thực hiện đã huy động một số lượng lớn cán bộ các cấp ngành tham gia, được phân về các đội. Đội cải cách tiến hành bắt rễ sâu chuỗi chủ yếu vào bần cố nông. Đội ngũ cốt cán này tuy rất nhiệt tình cách mạng nhưng hạn chế về năng lực tổ chức lãnh đạo, trình độ giác ngộ, hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng vi phạm pháp luật, bắt bớ, nhục hình, vi phạm chính sách…trong cải cách ruộng đất.
Trong chỉnh đốn tổ chức, đội cải cách đã tiến hành củng cố đồng loạt các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể ở địa phương. Việc kết nạp đảng viên, cử vào ban lãnh đạo xã được thực hiện không thận trọng, thành phần chủ nghĩa và làm cho đủ số. Sau chỉnh đốn, hầu hết các cán bộ, lãnh đạo các tổ chức đều là bần cố nông, hạn chế về năng lực cơng tác nên đã xảy ra tình trạng nhiều chi bộ, chính quyền, đồn thể bị tê liệt.
Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là: Cần phải có chính sách đào tạo và sử dụng hợp lí. Phải tăng cường cơng tác đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, đồng thời tuyên truyền, giáo dục tốt về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ địa phương. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ cần tự mình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lí. Việc phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ chức, cá nhân phải dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực và tình hình cơng việc, đảm bảo đúng người đúng việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiểu kết chương 3
Bắc Ninh trong kháng chiến vốn là vùng tạm chiếm, du kích. Đặt trong hồn cảnh đó, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách từng phần trong kháng chiến tuy không được liên tục và đầy đủ nhưng đã thu được những kết quả tốt. Sau hịa bình, cũng chính bởi đặc điểm đó đã có tác động tiêu cực đến nhận định của các đồn đội cải cách về tình hình nơng thơn và tổ chức ở đây. Đồng thời, do ảnh hưởng của các địa phương đã qua cải cách ruộng đất trước. Do vậy, cải cách ruộng đất đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, làm hạn chế thắng lợi có được. Từ thực tế cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh có thể thấy
những sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức là những sai lầm từ cả chủ trương và q trình thực hiện, mang tính chất tả khuynh, rập khn, máy móc.
Việc thực hiện cải cách ruộng đất đã để lại những bài học lớn trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nơng dân nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Trong q trình lãnh đạo cách mạng, việc giải quyết vấn đề ruộng đất phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xác định mục tiêu của cách mạng và hình thành phương pháp thực hiện phù hợp, tránh mắc phải những sai lầm tả khuynh, nóng vội, dẫn tới đi trệch mục tiêu cách mạng. Đồng thời, để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, phải đảm bảo và phát huy vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền - những cơ quan chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc ở địa phương; phải đào tạo, sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ.
KẾT LUẬN
Sau khi hịa bình lập lại trên miền Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất, Bắc Ninh đã tiến hành 2 đợt giảm tô (đợt 7, 8) và 2 đợt cải cách ruộng đất (đợt 4, 5) trên địa bàn 146 xã của tỉnh. Cải cách ruộng đất đã tạo ra chuyển biến lớn trong sở hữu ruộng đất ở nơng thơn. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ, đồng thời vị thế chính trị của nơng dân được nâng lên. Tuy nhiên, những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài của cải cách ruộng đất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến ổn định xã hội và việc thực hiện hịa bình thống nhất đất nước.
Thực tế cho thấy, chủ trương cải cách ruộng đất đã đi quá xa so với đòi hỏi của nhiệm vụ dân chủ địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã thực hiện chính sách ruộng đất từng phần, lần lần qua nhiều cuộc cải cách nhỏ mà mang lại ruộng đất cho nơng dân. Đó chính là một chủ trương đúng đắn, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “ruộng đất dân cày” mà không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân, đế quốc. Trong những năm kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn do phần lớn tỉnh nằm trong vùng tạm chiếm nhưng Đảng bộ Bắc Ninh đã tích cực chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng. Khi kháng chiến giành thắng lợi điều kiện cho việc thực hiện chủ trương của Đảng về ruộng đất càng rộng mở. Sự kiểm soát của thực dân Pháp trên quê hương, trở ngại cho việc thực hiện chính sách