Tổ chức thực hiện văn hóa cơng vụ tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện văn hóa công vụ tại văn phòng ủy ban nhân dân thành phố hà nội (Trang 55 - 64)

2.1. Tổng quan về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

2.2.1. Tổ chức thực hiện văn hóa cơng vụ tại thành phố Hà Nội

Hiện nay, việc thực hiện văn hóa cơng sở tại các cơ quan nhà nước đã đạt được kết quả khá tốt trên các mặt, như trang phục của công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm gọn gàng, lịch sự; khn viên các cơng sở, phịng làm việc của cơ quan được bài trí khoa học, hợp lý, có biển chỉ dẫn, sơ đồ phịng làm việc để thuận tiện cho tổ chức và cá nhân khi liên hệ công tác; Phong cách làm việc, giao tiếp ứng xử với công dân lịch sự, văn hóa, giảm tối đa hành vi hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn khi giải quyết TTHC… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện văn hóa cơng sở ở nhiều địa phương. Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 chỉ rõ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều điểm thiếu và yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới. Tình trạng cơng chức, viên chức đi làm muộn, trang phục không phù hợp khi đến công sở, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm trong cơng việc được giao vẫn cịn diễn ra ở một số nơi. Tinh thần tự quản, tự giác của một số cơng chức, viên chức cịn thấp, tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình, nhiệt huyết trong cơng việc. Tình trạng gây

khó khăn, cản trở người dân vẫn cịn diễn ra trong một bộ phận công chức, viên chức, làm giảm niềm tin của nhân dân với cơ quan nhà nước, giảm hiệu quả công việc, cản trở sự phát triển.

Là Thủ đô của cả nước, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa cơng vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. Sau 03 năm triển khai thực hiện Đề án văn hóa cơng vụ, Thành phố đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cụ thể:

- Về tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ công chức, tinh thần thái độ làm việc của đội ngũ công chức của Thủ đô đã được nâng lên, thể hiện bằng thước đo sự hài lòng của nhân dân và các chỉ số cải cách hành chính của Thành phố tiếp tục được cải thiện.

+ Năm 2021, điểm Chỉ số CCHC của thành phố Hà Nội đạt 88.54 điểm, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có 5/8 trục nội dung tăng điểm so với năm 2020 gồm: Công tác chỉ đạo điều hành; cải cách TTHC; Cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính; Đánh giá tác động của CCHC đến người dân, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

+ Đối với Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS năm 2021 của thành phố Hà Nội đạt

87,11%, tăng 1,96% so với năm 2020 (năm 2020: 85,15%); xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2020. 2021 cũng là năm thứ 4 liên tiếp, Chỉ số Hài lòng của Hà Nội đạt trên 80%, xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có Chỉ số Hài lịng bền vững (trên 85%) [1].

Người dân, doanh nghiệp giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC tại cơ quan thuộc Thành phố

- Cách thức, lề lối làm việc trong các cơ quan, tổ chức từng bước được đổi mới theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt, hiện đại và hiệu quả. Các cơ quan, tổ chức đã rà soát, sửa đổi hoặc ban hành Quy chế làm việc, quy định rõ nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm, quan hệ cơng tác, cách thức và quy trình giải quyết cơng việc.

- Kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cơng chức, viên chức thuộc Thành phố đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường quản lý đội ngũ công chức và người lao động; nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc trên các lĩnh vực công tác; khắc phục một bước tình trạng chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

- Thành phố đẩy mạnh việc xây dựng mơ hình Thành phố thơng minh, chính quyền điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp

nhận, xử lý, công việc của các cơ quan, đơn vị và làm tăng sự công khai, minh bạch trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ quan, đơn vị của Thành phố đã áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong điều hành công sở, giao ban, hội nghị, hội họp được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Thành phố với điểm cầu các quận, huyện, thị xã ... đảm bảo công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được duy trì bình thường, thơng suốt.

Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố giao ban trực tuyến với Sở Chỉ huy các quận, huyện, thị xã

- Về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của công chức

Quy chế văn hố cơng sở quy định rõ công chức khi giao tiếp với nhân dân phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết cơng việc. Cơng chức khơng được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, công chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Đồng thời, khi giao tiếp qua điện thoại, công

chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

- Về giao tiếp, ứng xử với nhân dân

Trong thi hành cơng vụ, giao tiếp có vai trị cực kỳ quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, công chức “Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta”.

Hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT tại UBND huyện Mỹ Đức

Nghị quyết Trung ương 5, khóa X cũng đã nhận định “Giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi cơng sở thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cơng chức, góp phần vào q trình cải cách nền hành chính nước nhà”.

Cơng chức Thành phố đã chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấp hành tốt nội quy, quy định về thời gian làm việc; tác phong làm việc văn minh, lịch sự; thái độ giao tiếp với công dân, tổ chức được ghi nhận là đúng mực, niềm nở, nhiệt tình góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính của Thành phố.

Tác phong làm việc, giao tiếp và ứng xử của cơng chức đã có nhiều tiến bộ cụ thể. Trong giao tiếp với người dân cũng như quan hệ hợp tác, hỗ trợ với đồng nghiệp, phần lớn công chức ln giữ tinh thần, thái độ lịch sự, hịa nhã. Nhiều cơ quan đã bố trí hịm thư góp ý tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và công khai số điện thoại để người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về thái độ phục vụ của công chức. Một số cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho công chức nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử trong thực thi công vụ.

Bộ Quy tắc ứng xử được dán tại khu vực văn thư các cơ quan, đơn vị

- Về chuẩn mực, đạo đức lối sống của công chức

Công chức, viên chức, người lao động đã có chuyển biến tích cực và duy trì nền nếp trong việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, nêu cao tinh thần học tập, gương mẫu về đạo đức, lối sống; chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, không tham gia các tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật. UBND Thành phố chỉ đạo việc tăng cường vai trò giám sát của quần chúng nhân dân, cấp ủy cơ sở đảng, mặt trận tổ quốc ở địa phương đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật của đội ngũ cơng chức nơi ở, nơi cư trú.

- Về trang phục của công chức

Thành phố đã ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố; trong đó quy định cụ thể trang phục, tác phong của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ. Các cán bộ, công chức cơ bản chấp hành nghiêm chỉnh quy định về trang phục trong hoạt động cơng vụ. Hình ảnh trang phục của đội ngũ cán bộ, công chức Thủ đô đảm bảo trang nhã, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025, đảng bộ, chính quyền Thành phố luôn quan tâm, chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020 về “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Năm 2017, bám sát yêu cầu thực tiễn, UBND Thành phố đã ban hành 02 quy tắc ứng xử: Quyết định số 1665/QĐ- UBND ngày 10/3/2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Sau 3 năm thực hiện, các quy tắc ứng xử đã từng bước đi vào cuộc sống, có những tác động tích cực, được dư luận nhân dân đồng tình hưởng ứng, đặc biệt đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong tác phong làm việc, phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức Thành phố. Văn phòng UBND Thành phố đã cơ quan tham mưu giúp việc của UBND Thành phố đã chủ động triển khai nghiêm túc, quán triệt các quy tắc, quy định về ứng xử với nhân dân tới tồn thể cơng chức, viên chức

người lao động trong cơ quan; phát hành tới từng phòng, ban, đơn vị bộ quy tắc ứng xử cần triển khai thực hiện.

Nhiệm kỳ 2021-2025, thực hiện Nghị quyết lần thứ XVII Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ xây dựng 10 chương trình cơng tác tồn khóa nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát triển tồn diện kinh tế - xã hội, văn hóa giai đoạn 2021-2025, trong đó có Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”. Mục tiêu của chương trình là phát triển văn hố và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; Thành phố vì hịa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Xác định rõ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đơ.

Lộ trình thực hiện được chia ra làm 3 giai đoạn. Cụ thể, năm 2021: Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chương trình đến các cấp ủy trực thuộc và các cơ quan, đơn vị trong toàn Thành phố. Thời gian hoàn thành trong quý II/2021. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo nhiệm kỳ. Xây dựng và ban hành Nghị quyết về phát triển cơng nghiệp văn hố trong Q III/2021. Triển khai nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án chuyên đề, chương trình cơng tác, cụ thể hố nội dung chương trình.

Từ năm 2021 đến năm 2024: Tập trung tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề án, dự án, chuyên đề, kế hoạch công tác. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Chương trình hằng năm. Tổ chức sơ

kết giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Chương trình theo Chương trình cơng tác tồn khóa của Thành ủy khóa XVII.

Năm 2025: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết Chương trình trước khi tổ chức Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Năm 2021, tổng số điểm chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) của Hà Nội đạt 44,45 điểm. Trong đó, chỉ số “tham gia của người dân ở cấp cơ sở” đạt 5,01/10 điểm; “công khai, minh bạch” đạt 5,93/10 điểm; “trách nhiệm giải trình với người dân” đạt 4,33/10 điểm; “kiểm soát tham nhũng trong khu vực cơng” đạt 7,08/10 điểm; “thủ tục hành chính cơng” đạt 7,54/10 điểm; “cung ứng dịch vụ công” đạt 7,79/10 điểm; “quản trị môi trường” đạt 3,16/10 điểm; “quản trị điện tử" đạt 3,61/10 điểm…

Từ kết quả trên cho thấy Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực khi chỉ cịn 01 chỉ số nội dung “quản trị mơi trường” vẫn nằm trong nhóm điểm thấp nhất (năm 2020 có “quản trị mơi trường” và “thủ tục hành chính cơng” nằm trong nhóm này).

Năm 2021, Thành phố cũng khơng cịn nhóm chỉ số nội dung nào nằm trong nhóm điểm trung bình thấp (năm 2020 có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm này); có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm trung bình cao là “tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, “trách nhiệm giải trình với người dân”, “kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng”, “cung ứng dịch vụ cơng” (năm 2020 có 2) và 3 chỉ số nội dung nằm trong nhóm cao nhất là “cơng khai, minh bạch”, “thủ tục hành chính cơng”, “quản trị điện tử” (năm 2020 khơng có chỉ số nội dung nào thuộc nhóm cao nhất).

Với kết quả này, chỉ số PAPI năm 2021 của Hà Nội tăng 39 bậc so với năm 2020 (năm 2020 đạt 41,629/80 điểm), nằm trong nhóm 15 tỉnh, Thành phố có điểm tổng hợp chỉ số PAPI cao nhất, đứng thứ 9/63 tỉnh, Thành phố và vượt chỉ tiêu đặt ra tại Kế hoạch số 179/KH-UBND, ngày 04/8/2021 của

UBND thành phố Hà Nội ban hành “Cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI) của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện văn hóa công vụ tại văn phòng ủy ban nhân dân thành phố hà nội (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)