phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án văn hóa cơng vụ, tinh thần thái độ làm việc của đội ngũ công chức của Thủ đơ nói chung và Văn phịng UBND Thành phố nói riêng đã được nâng lên, thể hiện bằng thước đo sự hài lòng của nhân dân và các chỉ số cải cách hành chính của Thành phố tiếp tục được cải thiện.
Cách thức, lề lối làm việc trong cơ quan Văn phòng được đổi mới theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt, hiện đại và hiệu quả. Đã thực hiện rà sốt, sửa đổi, đang hồn thiện Quy chế làm việc của Văn phịng đảm bảo sát tình hình thực tế, phù hợp các văn bản có liên quan và Quy chế làm việc của UBND Thành phố; quy định rõ nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm, quan hệ cơng tác, cách thức và quy trình giải quyết cơng việc. Đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các phịng, ban, đơn vị và cơng chức làm việc phù hợp năng lực, trình độ chun mơn. Đây là cơ sở quan trọng để đội ngũ công chức thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời, thể hiện vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thể chế hóa các nội dung liên quan đến Đề án văn hóa cơng vụ vào thực tiễn hoạt động của cơ quan Văn phịng.
Kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cơng chức thuộc Văn phịng có nhiều chuyển biến rõ nét. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào thực chất. Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với lãnh đạo Văn phịng và cơng chức, viên chức, lao động hợp đồng tại cơ quan Văn phòng UBND Thành phố hằng tháng; nghiêm cấm
lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc trên các lĩnh vực cơng tác; khắc phục một bước tình trạng chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện hiệu quả quy trình xử lý cơng việc qua hệ thống Văn phòng điện tử tại cơ quan. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, xử lý, công việc của các cơ quan, đơn vị và tăng sự công khai, minh bạch trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan Văn phòng đã áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong điều hành công sở, giao ban, hội nghị, hội họp... đảm bảo công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được duy trì bình thường, thơng suốt.
Cơng tác kiểm tra cơng vụ tại Văn phịng được duy trì tốt góp phần đánh giá đúng tình hình thực tế tại các phịng, ban, đơn vị; Ủy ban kiểm tra đảng bộ cơ quan Văn phòng hoạt động hiệu quả, định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao tinh thần tự kiểm điểm, tự kiểm tra của các chi bộ. Duy trì lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ công chức, viên chức; kịp thời phát hiện những trường hợp có thiếu sót, khuyết điểm trong thực thi công vụ và kiến nghị biện pháp xử lý.
Đội ngũ công chức của cơ quan duy trì nền nếp trong việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hằng năm, cơng đồn các phịng, ban thực hiện ký cam kết phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cơ quan giao. Nêu cao tinh thần học tập, gương mẫu về đạo đức, lối sống; chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, không tham gia các tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật. Thái độ ứng xử của công chức trong việc tiếp dân, giải quyết các thủ tục
hành chính thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; có thái độ ứng xử đúng chuẩn mực với người dân. Các giá trị của văn hóa cơng vụ đã từng bước hình thành, phát triển; lan tỏa và tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ công chức trong triển khai nhiệm vụ, công vụ.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Văn phòng UBND Thành phố còn một số tồn tại sau:
- Trong một số trường hợp, một số phòng, ban chưa chấp hành đúng kỷ luật, kỷ cương hành chính (về giờ giấc làm việc theo quy định).
- Chưa xây dựng hệ thống các chế tài, quy định cụ thể xác định vi phạm về văn hóa cơng vụ, làm cơ sở cho việc xem xét, xử lý hành vi vi phạm do quy định việc xử lý hoặc xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm quy định văn hóa cơng vụ, vi phạm quy tắc ứng xử của công chức, viên chức chưa rõ ràng, cụ thể.
- Cịn tình trạng tồn đọng văn bản, văn bản chưa xử lý đúng hạn.
- Tuy đã triển khai có hiệu quả Quy chế theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố giao trên Hệ thống phần mềm, tuy nhiên vẫn còn tình trạng chậm, muộn tại các đơn vị, sở, ngành trong thực hiện nhiệm vụ giao.
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện văn hóa cơng vụ cần được chú trọng quan tâm thực hiện.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Khối lượng công việc Văn phòng phải tham mưu xử lý ngày càng nhiều, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tính chất ngày càng phức tạp, đan xen nhiều việc khó, mới, phát sinh đột xuất. Cùng
lúc, Văn phòng phải tập trung tham mưu giúp UBND Thành phố triển khai nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” và các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác.
- Khối lượng công việc ngày càng lớn, dẫn tới quá tải tại một số bộ phận (thiếu thời gian để xử lý hồ sơ trình; ảnh hưởng việc theo dõi, đôn đốc…).
- Công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát thực hiện ở một số bộ phận, lĩnh vực trọng tâm chưa đồng bộ, quyết liệt.
Tiểu kết Chương 2
Tác giả nghiên cứu, phân tích sâu về việc tổ chức thực hiện văn hóa cơng vụ tại Văn phịng UBND thành phố Hà Nội - cơ quan có những đặc điểm tương đối khác biệt so với Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc tổ chức thực hiện hiệu quả văn hóa cơng vụ khơng chỉ là u cầu bắt buộc mà còn là mục tiêu, định hướng phát triển của Văn phòng UBND Thành phố trở thành một cơ quan kiểu mẫu về văn hóa cơng vụ; xây dựng hình ảnh người cơng chức Thủ đơ có chun mơn cao, năng lực, hiệu quả, tinh thông, hiện đại, tinh tế trong hoạt động giao tiếp ứng xử với người dân. Để xây dựng và hồn thiện văn hóa cơng vụ tại Văn phịng UBND Thành phố trong thời gian tới, Văn phòng cần đề ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp thực hiện hiệu quả văn hóa cơng vụ đáp ứng tốc độ tăng trưởng của Thành phố trong thời đại công nghệ số, đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu quả hoạt động của chinh quyền các cấp.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HĨA
CƠNG VỤ TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng tổng quát về tổ chức thực hiện văn hóa cơng vụ
Văn hóa cơng vụ có vai trị rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước và quá trình thực thi cơng vụ của cơng chức, viên chức. Văn hóa cơng vụ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng; trụ sở, cảnh quan môi trường làm việc văn minh, hiện đại. Văn hóa cơng vụ ln gắn liền với đạo đức công vụ, tạo nên phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ công chức, là động lực tạo nên sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Qua 3 năm thực hiện Đề án của Chính phủ về văn hóa cơng vụ đã cho thấy sự quan trọng của văn hóa cơng vụ trong việc đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, Văn phịng UBND Thành phố nói riêng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức; xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, tận tụy, góp phần phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc và Nhân dân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Đây là những nội dung đặc biệt cần thiết đối với mỗi công chức, viên chức cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố và Văn phòng UBND Thành phố, hình thành nên phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong thực thi cơng vụ của mỗi cá nhân; xây dựng nên hình ảnh của cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại trong mắt người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả văn hóa cơng vụ tại các cơ quan nhà nước là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo
hành chính, áp dụng cho đối tượng là công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Đây sẽ là văn bản pháp lý quan trọng, kim chỉ nam giúp triển khai đồng bộ các nội dung, quy tắc về văn hóa cơng vụ trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Những chủ trương, chính sách, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đã khẳng định quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc quán triệt thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về văn hóa cơng vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đẩy lùi tiêu cực, nhũng nhiễu, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước vừa hồng vừa chuyên; để mỗi cơng chức hồn thiện về phẩm chất, có tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ thời kỳ mới.
Để xây dựng nền văn hố cơng vụ Việt Nam hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố cần tiến hành một số giải pháp cơ bản sau:
- Nghiêm túc quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có văn hóa cơng vụ đáp ứng u cầu bối cảnh của tình hình mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”...
- Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 21/9/2021 của Thành ủy về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”; Quy định số 08-Qđi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Xây dựng hệ tiêu chí văn hóa cơng vụ trong từng cơ quan, tổ chức nhà nước. Các tiêu chí đó cần dựa trên đặc điểm nghề nghiệp và nguyên tắc hoạt động công vụ, bảo đảm: 1- Mục đích là phục vụ nhân dân và xã hội, cung cấp nhiều dịch vụ mang tính phi lợi nhuận; tuân thủ, thực hiện đúng theo hiến pháp, pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, đơn vị, ngành, nghề, công dân và từng thành viên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 2- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền; hệ thống thứ bậc, đồng bộ, hiệu quả định tính và định lượng được; 3- Dân chủ, nhân văn, liêm chính, cơng bằng, trách nhiệm, chuyên nghiệp, thượng tôn pháp luật. Xác định giá trị và chuẩn mực cốt lõi của nền văn hóa cơng vụ: giá trị và chuẩn mực chung; giá trị và chuẩn mực xã hội; giá trị và chuẩn mực chính trị; giá trị và chuẩn mực ngành, nghề; giá trị và chuẩn mực đạo đức, nhân văn; giá trị và chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện văn hóa cơng vụ gắn với cải cách hành chính. Phát huy các điểm mạnh, tích cực trong thể chế gắn với địi hỏi của thực tiễn; loại bỏ các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, lỗi thời. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học về chế độ
cơng vụ, văn hóa cơng vụ, đạo đức cơng vụ. Tổng kết thực hiện Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cơng chức về vai trị quan trọng của việc xây dựng văn hóa cơng vụ đất nước. Tăng cường tun truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung của văn hóa cơng vụ nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho công chức, viên chức trong các cơ quan đơn vị về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu, hoàn thiện triển khai đồng bộ nội dung văn hóa cơng vụ trong Luật Cán bộ, cơng chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu, sửa đổi các quy định, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan nhằm tạo hành lang pháp lý, ngăn ngừa những vi phạm về văn hóa cơng vụ. Tham mưu, đề xuất sáng kiến, nỗ lực cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân.
- Tích cực thực hiện Đề án văn hóa cơng vụ. Đẩy mạnh các phong trào cơng chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa cơng sở; nhân rộng các mơ hình tiêu biểu và cách làm hay trong thực thi cơng vụ và xây dựng văn hóa cơng vụ.
- Triển khai hiệu quả, đồng bộ các quy định về văn hóa cơng vụ trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các cơ quan hành chính nhà nước từ Thành phố đến cơ sở. Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong hoạt động nội bộ của các cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển mơ hình Thành phố