Quy hoạch lưới điện trong nước xét đến nguồn năng lượng sinh khối và các dạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống từ thủy động lực sử dụng năng lượng sinh khối (Trang 28 - 29)

1.3. Một số đặc điểm và sự khác nhau của nhà máy điện sinh khối kết hợp từ thủy động

1.3.4. Quy hoạch lưới điện trong nước xét đến nguồn năng lượng sinh khối và các dạng

các dạng năng lượng khác

Ở trong nước, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011–2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) được Viện Năng lượng bắt đầu lập từ cuối năm 2009 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011. Đây là văn bản có tính định hướng cho sự phát triển của toàn bộ chuỗi giá trị ngành điện Việt Nam trong tương lai.

Theo đó, những điểm chính trong phát triển nguồn điện tại Việt Nam trong tương lai là ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,…), phát triển nhanh, từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo:

- Đưa tổng cơng suất nguồn điện gió từ mức khơng đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030.

- Phát triển điện sinh khối, đồng phát điện tại các nhà máy đường, đến năm 2020, nguồn điện này có tổng cơng suất khoảng 500 MW, nâng lên 2.000 MW vào năm 2030; tỷ trọng điện sản xuất tăng từ 0,6% năm 2020

Luận văn tốt nghiệp

Trang 29

lên 1,1% năm 2030.

Năng lượng tái tạo chưa được áp dụng rộng rãi cho phát triển điện năng ở nước ta. Trong 30.597 MW tổng công suất nguồn điện năm 2013, chỉ có 1.722 MW đến từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo. 03 loại năng lượng tái tạo được sử dụng chính để sản xuất điện năng tại Việt Nam là thủy điện nhỏ (chiếm đến 92,3% tổng công suất điện tái tạo), điện gió (3%) và điện từ năng lượng sinh khối (4,7%).

Chỉ 0,4% tổng sản lượng điện cả nước đến từ điện gió và điện sinh khối. Hầu hết các nhà máy điện sinh khối là từ các nhà máy mía đường ở miền Trung, Tây Nguyên và chủ yếu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ một số ít được nối lưới và bán cho EVN.

Trong năm 2013, theo thống kê, thì cơng suất nguồn điện Việt Nam trong lĩnh vực sinh khối là 150 MW, và dự kiến sẽ phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống từ thủy động lực sử dụng năng lượng sinh khối (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)