Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.1.2. Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con

Bên cạnh những mặt tích cực về thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì vẫn cịn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đó là hệ quả của rất nhiều yếu tố xã hội như: Lối sống thực dụng của các bậc cha mẹ; sự coi trọng giá trị vật chất hơn là chăm lo gia đình; sự tác động tiêu cực của các nền văn hóa khác khi du nhập vào Việt Nam làm xói mịn các chuẩn mực đạo đức; mặt trái của sự phát triển kinh tế, tốc độ đơ thị hóa làm gia tăng gánh nặng “cơm áo, gạo, tiền” dẫn đến thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc con trẻ; nạn phân biệt giữa các con do tàn dư của xã hội cũ để lại; sự thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền, của xã hội, tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng tiêu cực

tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ dẫn đến sự phát triển không lành mạnh của con, nhiều trẻ lớn lên trong mặc cảm do bị đối xử thô bạo hoặc bị hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần từ chính cha, mẹ chúng, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, ngồi ra cịn có rất nhiều vụ án đau lòng đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ mà nạn nhân chính là trẻ em – đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay ngày càng đáng báo động. Số vụ bạo lực gia đình diễn gia trong cả nước từ năm 2011 đến năm 2018 được thống kê trong Bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Bảng thống kê số vụ bạo lực gia đình từ năm 2011 đến 2018.

Tổng hợp theo Quyết định 238/QĐ- VHTTDL Tổng hợp theo Thông tư 23/2011/TT-BVHTTDL và Thông tư 07/2017/TT-BVHTTDL Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số vụ 53.206 54.403 45.264 40.973 29.289 21.848 19.274 14.790 13.221 10.366

Nguồn: Báo cáo sơ kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 – Bộ Tư pháp

Bảng 3.2: Bảng thống kê số vụ bạo lực gia đình từ năm 2019 đến 2021.

Năm 2019 2020 2021

Số vụ 8176 7831 4967

Nguồn: Báo cáo thống kê số vụ bạo lực gia đình từ năm 2019 đến năm 2021 – Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

Bảng 3.3: Bảng số liệu về biện pháp xử lý BLGĐ giai đoạn 2012 - 2021

Nguồn: Báo cáo kết quả 14 năm thi hành Luật Phịng chống BLGĐ – Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

Qua bảng thống kê trên cho thấy, số vụ bạo lực gia đình trên cả nước tuy có giảm theo từng năm, thể hiện sự chuyển biến tích cực nhưng tình trạng bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực giữa cha mẹ và con vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nước ta. Cha mẹ có hành vi bạo lực với con chưa thành niên diễn ra

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Biện pháp đã xử lý người gây BLGĐ 33275 26826 19622 18024 12211 12005 2629 7476 7474 4853 Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư 24523 19426 14638 13319 9430 9174 685 5602 5681 3357 Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc 977 1084 505 440 232 580 170 212 193 82 Áp dụng các biện pháp giáo dục 5532 4173 2801 2817 1378 975 774 967 685 357 Tạm giữ xử phạt hành chính 1893 1864 1488 1325 1066 1511 785 697 838 707 Xử lý hình sự 350 279 190 123 105 125 215 98 77 80

khá phổ biến. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy có đến gần 70% trẻ em thừa nhận bị cha mẹ đánh đập dưới nhiều hình thức. Từ tháng 6 năm 2018, nhiều vụ trẻ em bị đánh đập dã man được đưa lên các phương tiện thơng tin, trong đó có khơng ít trường hợp do cha mẹ thực hiện hành vi bạo lực. Câu chuyện xảy ra năm 2017 với bé trai Trần Nguyên K (10 tuổi, cư trú tại Hà Nội) khi em bị chính cha ruột là Trần Hoài Nam (35 tuổi) và mẹ kế là Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi) bạo hành trong thời gian dài đến mức gãy xương sườn, rạn sọ não khiến ông bà nội và mẹ ruột không thể nhận ra được con cháu của mình đã gây phẫn nộ với dư luận. Hoặc vụ việc xảy ra ngày 5/3/2020 tại Hà Nội, cháu Nguyễn Ngọc M (sinh năm 2017) bị mẹ đẻ là Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1991) và cha dượng là Nguyễn Minh Tuấn (sinh năm 1991) bạo hành dã man gây chấn thương sọ não nặng dẫn đến tử vong. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tuấn tử hình, bị cáo Lan Anh bị phạt tù chung thân cùng về tội giết người. Vụ việc xảy ra ngày 16/9/2021 tại Hà Nội, cháu Hà A (sinh năm 2015) bị bố là Lê Thành Công (43 tuổi) dùng đũa gỗ, que tre, cán chổi bạo hành khi dạy học dẫn đến tử vong. Hay vụ việc diễn ra ngày 22/12/2021, cháu N.T.V.A (sinh năm 2013) tại thành phố Hồ Chí Minh bị mẹ kế là Nguyễn Võ Quỳnh Trang (sinh năm 1995) bạo hành, cháu A bị tổn thương vùng ngực, bụng, vùng đầu dẫn tới cháu N.T.V.A đã tử vong. Vụ việc cháu bé gái Đ.N.A (3 tuổi) tại huyện Thạch Thất, Hà Nội bị Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi) liên tục bạo hành, đóng 9 chiếc đinh vào đỉnh đầu của cháu A. Ngày 12/3/2022, cháu Đ.N.A đã tử vong. Hay vụ việc tại Quỳnh phụ, Thái Bình, do mâu thuẫn vợ chồng, Nguyễn Văn Mạnh (35 tuổi) dùng dao cứa vào cổ hai con nhỏ (4 và 5 tuổi) dẫn đến rách da cổ.

Khơng chỉ cha mẹ có hành vi bạo lực với con mà con cũng có hành vi bạo lực với cha mẹ. Ngày 26/2/2020 tại xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang xảy ra vụ việc bà Võ Thị D (88 tuổi) bị vợ chồng con trai là Võ Quốc Tuấn (56 tuổi) và con dâu là Phạm Thị Loan (57 tuổi) đánh đập dã

man. Theo Tuấn và Loan khai thì nguyên nhân là do bà D tuổi cao, đãng trí, mọi việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày không theo ý muốn của vợ chồng họ. Ngày 8/4/2017, dư luận bàng hoàng trước vụ án con trai giết mẹ ở xã Xuân Hưng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bà Lê Thị H (sinh năm 1973) đã bị chính con trai là Bùi Xuân Cường (sinh năm 1994) dùng cuốc đập nhiều nhát vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi bị bắt, Cường khai nguyên nhân dẫn đến hành vi giết mẹ của hắn là do trong lúc làm việc, hắn vừa làm, vừa chơi nên bị mẹ mắng. Năm 2018, ông K (sinh năm 1950, cư trú tại Hải An, Hải Phòng) sống cùng con gái và con rể, bị con rể đánh đập tàn nhẫn, chửi mắng nhiều lần khiến cuộc sống của ông khốn khổ.

Trên đây chỉ là một số vụ việc để chứng minh cho tình trạng bạo lực gia đình giữa cha mẹ và con xảy ra phổ biến hiện nay.

Từ những ví dụ trên có thể thấy, thực tế rất khó xác định các trường hợp cha mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con hoặc phá tán tài sản của con hoặc có lối sống đồi trụy. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, chăm sóc, ni dưỡng con; con có bổn phận u q, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Tuy nhiên, trong thực tế khơng ít trường hợp cha mẹ ngược đãi con và ngược lại nhưng lại khơng có chế tài đủ mạnh để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật trong vấn đề này.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Đồng thời, khoản 1 Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế

của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết”.

Quy định về cấp dưỡng này còn chung chung, chưa cụ thể nên khó khăn cho Tịa án trong việc xác định mức cấp dưỡng khi các bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng. Trong thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi ly hôn, hầu hết việc cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của con sau khi ly hôn. Việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế cịn nhiều khó khăn, bất cập, ngay cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà Tịa án đã tun thì cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”. Cụ thể, việc vận dụng các quy định về cấp dưỡng cho con khi ly hơn vẫn cịn những hạn chế như:

Có nhiều trường hợp sau khi ly hơn có sự thỏa thuận của vợ chồng về việc một bên trực tiếp nuôi con và một bên không trực tiếp nuôi con không phải cấp dưỡng cho con được Tòa án công nhận. Thực chất đây là sự thỏa thuận tuy không trái pháp luật, nhưng khơng đảm bảo quyền lợi của con, Tịa án vẫn phải chấp nhận vì đây là sự tự nguyện của các bên đương sự. Thực tế, xuất phát từ mong muốn được nuôi con nên họ chấp nhận không yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho con.

Mức cấp dưỡng như thế nào cho phù hợp cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng; mới chỉ quy định nguyên tắc chung trước hết là do hai bên đương sự thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì Tịa án căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng nhất định. Như vậy, sẽ khó khăn cho Tịa án quyết định mức cấp dưỡng như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho con.

Trong trường hợp ly hơn do một bên mất tích hoặc một bên vắng mặt thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con thuộc diện cần được cấp

dưỡng chưa thực sự thỏa đáng. Khi giải quyết ly hơn, Tịa án chỉ quyết định giao con cho bên có mặt trực tiếp ni mà không quyết định bên kia phải cấp dưỡng. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của con khơng được đảm bảo. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cần phải có những biện pháp thích hợp đối với tình huống này.

Thực tiễn xét xử cho thấy, Tịa án đã cơng nhận nhiều trường hợp người trực tiếp nuôi con khơng u cầu bên kia cấp dưỡng do họ có điều kiện về kinh tế, nhưng việc từ chối cấp dưỡng sẽ khơng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người con bởi lẽ quyền nhận cấp dưỡng là quyền của người con khi cha mẹ ly hôn nên người trực tiếp ni dưỡng khơng có quyền từ chối cấp dưỡng. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về vấn đề này.

Việc cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể từ Điều 107 đến Điều 120. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc tìm cách tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì pháp luật vẫn chưa có biện pháp cưỡng chế thỏa đáng và hiệu quả.

Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và nghĩa vụ chậm thi hành đối với số tiền cấp dưỡng nuôi con nên có nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau. Đối với vụ án HN&GĐ khi vợ chồng đã sống ly thân và không cùng chung sống với nhau, vợ hoặc chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ni con chung (chưa có Bản án hoặc quyết định của Tịa án) thì vợ hoặc chồng có phải cấp dưỡng nuôi con chung từ thời điểm vợ chồng sống ly thân không?

Tuy pháp luật có quy định về quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con, nhưng thực tế xét xử có rất ít u cầu khởi kiện thay đổi mức cấp dưỡng ni con. Cũng có nhiều trường hợp Tịa án tuyên cấp dưỡng nuôi con, nhưng thực tế bên nuôi con không nhận được tiền cấp dưỡng từ

người có nghĩa vụ cấp dưỡng bởi rất nhiều lý do khó khăn như người phải cấp dưỡng khơng có thu nhập, hoặc thu nhập quá thấp, hoặc cố tình khơng chịu cấp dưỡng… dẫn đến khó khăn khi thực hiện các quy định về cấp dưỡng nuôi con trong thực tế.

Mặt khác, Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì u cầu Tồ án giải quyết” quy định về “tạm ngừng cấp dưỡng” để bảo đảm tính khả thi của việc cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc tạm ngừng cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người được cấp dưỡng nên cần được Tòa án xem xét thận trọng và chỉ nên cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi khó khăn về kinh tế là có lý do chính đáng.

Về việc thay đổi người trực tiếp ni con: Trường hợp Tịa án đã quyết định giao con cho một trong hai bên ni dưỡng và bên cịn lại được quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn khơng thể dàn xếp nên bên được giao nuôi con đã thay đổi nơi cư trú (cố tình giấu địa chỉ) mà không thông báo cho bên còn lại làm ảnh hưởng đến quyền thăm nom chăm sóc con. Vì pháp luật chưa quy định nghĩa vụ của bên nuôi con phải thông báo nơi cư trú của con chung nên chưa đưa vào thực tế làm căn cứ không cần phải chứng minh cho việc hay đổi người trực tiếp nuôi con. Vấn đề này cần được quy định cụ thể hơn trong Luật.

Thực tế có trường hợp cha mẹ ly hơn, nhưng do điều kiện khách quan cả cha và mẹ không thể trực tiếp nuôi con mà thỏa thuận giao cho một người thứ 3 trực tiếp ni dưỡng thì Tịa án có chấp nhận khơng? Do vậy, cần có quy định về vấn đề này theo hướng chỉ những người như ông bà, cơ bác ruột của đứa trẻ… mới được Tịa án chấp nhận để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 83)