Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.1.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

- Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con cịn có nhiều tồn tại, bất cập như:

Chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về những hành vi của cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Chưa có văn bản quy định cụ thể về mức cấp dưỡng của cha mẹ đối với con nhất là trường hợp cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, hay việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi cha mẹ sống ly thân, quy định còn mang tính chung chung. Tịa án cơng nhận mức cấp dưỡng dựa vào sự thỏa thuận của cha và mẹ. Việc quy định như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của con, bởi lẽ trên thực tế có những trường hợp cha mẹ thỏa thuận mức cấp dưỡng quá thấp so với nhu cầu thiết yếu của con, không đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung.

Mức xử phạt đối với người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng chống tệ nạn xã hội; phịng cháy chữa cháy; phịng chống bạo lực gia đình là quá thấp, thiếu tính răn đe.

- Nhận thức của các gia đình, cộng đồng về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con còn hạn chế. Nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và cịn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người. Hay do sự khiêu khích, sự dồn nén tâm lý hoặc vì sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc cho đến những sự khó khăn về kinh tế đều dẫn đến việc vi phạm các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Nhận thức của gia đình, cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa được coi trọng: Các kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng cịn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lơi kéo vào con đường phạm tội.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cịn thiếu và yếu về chun mơn, nghiệp vụ, các kỹ năng đặc biệt là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại các thơn, tổ dân phố trình độ cịn hạn chế, khơng ổn định vì vậy chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về HN&GĐ; Luật phòng chống BLGĐ; Luật bình đẳng giới; Luật trẻ em…về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con cịn mang tính hình thức, nội dung, phương thức tun truyền còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu tính thuyết phục, hiệu quả chưa cao, vai trị của các tổ chức, đồn thể quần chúng chưa được đề cao, chưa phát huy hết vai trị của mình trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về HN&GĐ.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về lĩnh vực HN&GĐ, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ BLGĐ còn chưa kịp thời.

- Sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền đặc biệt giữa vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn với vùng đồng bằng; vùng đơ thị và nông thôn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con cịn hạn chế. Tại các vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí… dẫn đến sự phát triển của các vùng miền có sự khác nhau, làm cho sự chênh lệch về thu nhập cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau rõ rệt. Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

cuộc sống, ảnh hưởng tới việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tình trạng trẻ em phải lao động sớm, thậm chí sống lang thang, bụi đời hay sa vào các tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng nhiều không chỉ ở khu vực thị thành mà ở cả các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)