Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo bền

bền vững đối với ở huyện Cƣ kuin

Giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo bền vững đối với DTTS là nhiệm vụ quan trọng, làm tiền đề bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư kuin nói riêng. Nghèo đói của người dân nói chung, người DTTS nói riêng và q trình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững chịu tác động của nhiều yếu tố, với tính chất và mức độ khác nhau. Các yếu tố này có thể có sự tương tác lẫn nhau và tác động mạnh mẽ đến quá trình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững được chia thành hai nhóm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

2.1.1 Yếu tố khách quan Điều kiện địa lý, tự nhiên

- Vị trí địa lý của huyện Cư kuin có ảnh hưởng trực tiếp lên các nguồn lực phát triển của huyện như khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, thị trường. Địa hình khá hiểm trở, phức tại đi lại khó khăn cách trở ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thơng vận tải, an ninh quốc phòng, thị trường trao đổi hàng hóa, khoa học kỹ thuật cơng nghệ.

- Đất đai cằn cỗi khó làm ăn, thiếu đất canh tác dẫn đến cảnh túm thiếu của người dân. Vấn đề thiếu đất sản xuất lương thực ngày càng mang tính trầm trọng đồng thời dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm cho rất nhiều hộ DTTS không đủ tiềm lực để phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện thiên nhiên, khí hậu và thời tiết cịn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Cư kuin (thiên tai, lũ lụt, gây xói mịn đất, sâu bệnh) thường xuyên xảy ra vào mùa mưa do phá rừng làm đất canh tác. Điều này ảnh

hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững đối với người dân ở nơi đây.

- Mức độ tàn phá rừng, ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ và phạm vi của đói nghèo. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nặng ảnh hưởng đến sức lao động, giảm thu nhập. Các tình trạng thiên tai như bão, lũ, hạn hán,…khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân bị ảnh hưởng trong nuôi trồng phát triển kinh tế. Các chính sách hỗ trợ vay vốn cũng không thực sự hiệu quả.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân số: Việc tăng dân số tự nhiên quá nhanh, quy mô dân số lớn, DTTS nhận thức kém trong việc kế hoạch hóa gia đình sẽ tạo nên sức ép của đời sống xã hội, việc làm và chính sách hoạt động giảm nghèo.

- Lao động: người lao động là lực lượng sản xuất xã hội. Do đó sự phân bố và phân bổ nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng đến việc phân bố và phát triển sản xuất. Việc cải thiện đời sống của DTTS nâng cao sức mua của nhân dân trên địa bàn huyện cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.

- Lịch sử: Cư kuin là một huyện nhỏ thuộc tỉnh Đắk Lắk, được tách ra từ huyện Krông Ana năm 2007. Những ngày đầu thành lập, huyện Cư kuin cịn gặp nhiều khó khăn bởi sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như kết cấu hạ tầng, mọi thứ hầu như chưa có gì, kinh tế kém phát triển nên đời sống của người dân ở đây rất thấp, tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn này rất cao. Thế nhưng với sự lãnh đạo tài tình của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cán bộ và nhân dân huyện Cư kuin đã đoàn kết, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và tỉnh để từng bước vươn lên, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, huyện đã có những bước tiến rõ rệt tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực được khơi dậy và phát huy hiệu quả đã đưa Cư kuin trở thành một trong những huyện khá của tỉnh và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện rõ nét hơn.

Do đó cơng tác thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ở nơi đây có điều kiện để được thực hiện hiệu quả.

- Văn hóa: Trình độ của các DTTS ở đây thấp gây rào cản đối với cơng cuộc giảm nghèo. Đói nghèo làm nảy sinh các vấn đề xã hội, tư tưởng tha hóa dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, văn hóa và nhân cách con người. Huyện Cư kuin với 16 dân tộc sinh sống ở 113 thơn, bn (chiếm 32% dân số tồn huyện), huyện Cư kuin được xem là địa phương có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau, cần được bảo tồn. Việc phục dựng các nghi lễ, lễ hội gặp khó khăn khi những người am hiểu về phong tục cịn rất ít, kinh phí thực hiện cơng tác này còn hạn hẹp đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống tại địa phương. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến q trình thực hiện chính sách giảm nghèo cho DTTS ở nơi đây,bởi sự đa dạng của nền văn hóa chi phối nhận thức của DTTS ở nơi đây gây khó khăn cho cơng tác thực thi chính sách giảm nghèo.

- Cơ sở hạ tầng: Cư kuin chú trọng xây dựng hạ tầng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng được quan tâm xây dựng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương để cơng tác thực thi chính sách giảm nghèo bền vững hiệu quả cao. Hệ thống lưới điện đảm bảo được kỹ thuật của ngành điện và tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an tồn từ các nguồn khơng dưới 99%. Huyện Cư kuin đã chú trọng công tác phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, chủ động nước tưới cho gần 78% diện tích đất canh tác, nhiều cơng trình hồ chứa, đập dâng, kênh mương dẫn nước được xây dựng, nâng cấp.

Hệ thống giao thông được xây dựng đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Những thôn, bản ở vùng sâu vùng xa cũng được chú trọng đầu tư đường xá. Cơng tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ được quan tâm, nhất là việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống an tồn giao thơng. Phối hợp tốt với Ban chỉ đạo, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã xây dựng phương án bảo đảm giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Hệ thống trường học cũng được đầu tư nâng cấp nhằm cải thiện, nâng cao dân trí của người dân nói chung và DTTS nói riêng, do đó hệ thống giáo dục ở đây cần được chú trọng quan tâm để nhận thức của người dân càng được nâng cao. Do đó cơng tác thực thi chính sách giảm nghèo bền vững đối với DTTS được nâng cao hơn và hiệu quả cao hơn.

Điều kiện kinh tế không phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng khơng có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo các các hộ DTTS trên địa bàn. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương, cống đập, hệ thống tưới tiêu còn hạn chế (tạm bợ, xuống cấp) tác động trực tiếp đến sản lượn năng suất cây trồng. Cơ sở hạ tầng( như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ huyện….), thị trường( lao động, vốn, hàng hóa) cũng là của sự chậm phát triển. Đặc biệt là các nhóm DTTS càng có ít cơ hội tiếp cận với những dịch vụ trên ngân hàng. Điều này có thể thấy rõ ở các vùng khơng có đường giao thơng hoặc giao thơng đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường.

Nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Trong năm, trước tình hình thực hiện giãn cách xã hội, một số lĩnh vực dịch vụ: như lưu trú, vận chuyển… bị ảnh hưởng. Tình hình cung cấp hàng hóa thị trường trên địa bàn huyện tương đối ổn định, nguồn lương thực thực phẩm phong phú đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Điều kiện kinh tế không phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng khơng có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo các các hộ DTTS trên địa bàn ảnh hưởng đến q trình thực thi chính sách.

Tình hình chính trị của Cư kuin, an sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo; quốc phịng tồn dân được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

Đầu tiên phải kể đến quan điểm, nhận thức của các cơ quan nhà nước ở các địa phương nói chung và cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể huyện Cư kuin nói riêng trong việc đề xuất, xây dựng các chính sách, chương trình giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn huyện cũng như việc thực hiện các chính sách, chương trình đó cụ thể là: nhận thức của huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện trong việc xây dựng chỉ tiêu, tổ chức, hướng dẫn và điều phối quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện. Chỉ có nhận thức đúng đắn, thống nhất của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền hoạch định và thực thi chính sách mới tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả chính sách trong thực tiễn. Nhận thức của các địa phương về giảm nghèo bền vững khác nhau dẫn đến cơ chế thực hiện khác nhau, mức độ quan tâm, ưu tiên khác nhau.

Với nhiều giải pháp và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, chính sách giảm nghèo của huyện thực sự đã đi vào cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Cư kuin giảm đáng kể, nhiều hộ đã vươn lên thốt nghèo, thậm chí có đời sống khấm khá. Tuy nhiên, nhận thức về chính sách giảm nghèo bền vững, vươn lên thoát nghèo và trong việc thụ hưởng chính sách của một bộ phận không nhỏ DTTS trên địa bàn huyện Cư kuin còn hạn chế, chưa thực sự muốn thoát nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng vẫn muốn được là hộ nghèo để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Khi người nghèo, DTTS khơng muốn thốt nghèo, lười lao động thì đồng nghĩa họ cũng khơng nỗ lực thốt nghèo.

Người nghèo nói chung và DTTS nói riêng trên địa bàn huyện nói riêng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, chay lười lao động sa vào các tệ nạn xã hội. Câu chuyện giảm nghèo ở huyện cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn. Bởi cơng tác xóa đói giảm nghèo nếu chỉ có nỗ lực các cấp chính quyền và các ngành chức năng thì chưa đủ mà cần sự tự lực vươn lên từ chính hộ nghèo. Thế nhưng, ở một bộ phận không nhỏ DTTS vẫn cịn nặng tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên khơng muốn thốt nghèo. Thậm chí, một số xã nơng thơn mới của huyện Cư kuin tình trạng này vẫn cịn diễn ra.

Tìm hiểu thực tế tại địa phương, sở dĩ khơng ít hộ dân DTTS có tư tưởng khơng muốn thốt nghèo, là khi thốt nghèo rồi, họ sẽ khơng được hưởng nhiều thứ như: Không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, con cái sẽ khơng được miễn giảm học phí, khơng được vay vốn với lãi suất ưu đãi... gây ảnh hưởng rất xấu trong cộng đồng, tạo tâm lý không lành mạnh, ganh đua nhau để được là "hộ nghèo". Hỗ trợ giảm nghèo là điều kiện cần phải đi kèm với việc tăng cường vai trò chủ động thoát nghèo của chính người nghèo đó là điều kiện tiên quyết thì cơng tác giảm nghèo mới thực sự có hiệu quả. Giảm nghèo bền vững cho DTTS, cần thay đổi mạnh mẽ từ suy nghĩ đến cách làm. Khi đó, cơng tác giảm nghèo mới thật bền vững.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đó là đảm bảo được các nguồn lực thực hiện chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo. Kinh phí để thực hiện giảm nghèo được cân đối chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Đồng thời huyện Cư kuin huy động các nguồn khác từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ từ thiện trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện Cư kuin có vai trị rất quan trọng đối với nguồn lực giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu ngân sách tăng là một trong những yếu tố tài chính đảm bảo cung cấp cho giảm nghèo góp phần cải thiện được cuộc sống của DTTS ở nơi đây. Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống các chương trình giảm nghèo huyện Cư kuin, cần có đội ngũ cán bộ có chun mơn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, công việc phải được phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)