trong Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng
Do điều kiện các số liệu chuyên môn của Cục Thi hành án BQP và Phòng Thi hành án cấp quân khu là tài liệu mật nên trong Luận văn, tác giả chỉ được phép sử dụng một số ít số liệu tương đối; tác giả xin phép được đưa
ra các đánh giá trên cơ sở đã được nghiên cứu các số liệu của các cơ quan cung cấp.
2.4.1. Ưu điểm, kết quả đạt được
2.4.1.1. Công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng thể chế; ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp về cơng tác pháp luật; Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ qn sự, quốc phịng gắn với cơng tác THADS.
Cục Thi hành án BQP đã tích cực, chủ động nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư pháp trình Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về THADS trong Quân đội và các văn bản QPPL quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành văn bản luật, pháp lệnh, nghị định về THADS trong Quân đội. Chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trình Bộ trưởng BQP ban hành các Thông tư, Quyết định về công tác THADS, như: Thông tư số 50/2017/TT-BQP ngày 08/3/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án BQP và Phòng Thi hành án cấp quân khu; Thông tư số 135/2017/TT-BQP ngày 26/5/2017 quy định quản lý, bảo quản vật chứng là chất độc và một số vật chứng cần có điều kiện bảo quản đặc biệt trong Quân đội; Thông tư số 01/2018/TT-BQP ngày 05/01/2018 ban hành Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội; Thông tư số 01/2019/TT-BQP ngày 03/01/2019 quy định chế độ báo cáo công tác của Ngành Thi hành án Quân đội; Thông tư số 14/2020/TT-BQP ngày 08/02/2020
quy định Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội...; tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng VBQPPL; tham gia ý kiến và soạn thảo 440 đề án, dự án, dự thảo Luật và văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tồn Ngành ln chú trọng thực hiện tốt công tác tổng kết thi hành pháp luật, thực tiễn hoạt động của ngành Thi hành án qua các giai đoạn, làm cơ sở để tham gia biên tập, soạn thảo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và các nghị định của Chính phủ về công tác thi hành án dân sự. Ban hành và triển khai thực hiện các Kế hoạch về Công tác THADS; cải cách tư pháp, cải cách hành chính, pháp chế; kiểm sốt thủ tục hành chính, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chế độ báo cáo công tác thi hành án dân sự với Chính phủ, Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự nói chung, trong Quân đội nói riêng được Cục Thi hành án BQP thực hiện nghiêm túc.
Tham mưu thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác THADS; triển khai thực hiện Đề án “Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động quản lý nhà nước”, đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo của Ngành; rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, văn bản quy phạm nội bộ do BQP ban hành và liên tịch ban hành về công tác THADS, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo quy định. Tham mưu đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng BQP chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến THADS, ví dụ như: việc thi hành án của Công ty M&C do Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý liên quan đến Tổng Cơng ty Ba Son, Tổng
Cục Cơng nghiệp Quốc phịng; việc thi hành án do Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình thành phố Hà Nội thụ lý liên quan đến Bộ Tư lệnh Công binh… Báo cáo Quân ủy Trung ương công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế năm và giai đoạn 2013-2019 và vụ án có tính chất phức tạp liên quan đến cán bộ Quân đội; báo cáo Thủ trưởng BQP kết quả thi hành án các vụ án tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Đối với công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, Cục Thi hành án BQP thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình cơng tác thi hành án trong toàn Ngành, tham mưu giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hoặc trực tiếp chỉ đạo, bảo đảm 100% bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực và tổ chức thi hành đúng pháp luật, thu về cho Nhà nước, tập thể và công dân hàng nghìn tỷ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp, ví dụ như: đương sự Phạm Thị B.M đang chấp hành hình phạt tù (Bản án sơ thẩm số 02/2016/HSST ngày 24/5/2016 của Tòa án quân sự Quân khu 1 và Bản án phúc thẩm số 03/2016/HSPT1 ngày 19/10/2016 của Tòa án quân sự Trung ương) phải thi hành hơn 7 tỷ đồng, Chấp hành viên cơ quan cơ quan thi hành
án đã phối hợp với Trại giam Quân khu kiên trì động viên, thuyết phục, đương sự và gia đình tự nguyện thi hành xong tồn bộ số tiền trên; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc H (Bản án sơ thẩm số 06/2017/HSST ngày
24/8/2017 của Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội và Bản án phúc thẩm số 01/2018/HSPT2 ngày 12/01/2018 của Tòa án quân sự Trung ương) phải bồi
thường số tiền hơn 700 triệu đồng để trả cho 05 đương sự; đương sự Phan Hữu P đang chấp hành hình phạt tù (Bản án sơ thẩm số 06/2019/HS-ST ngày 31/12/2019 của Tòa án quân sự Quân khu 7) phải thi hành án phí, tịch thu,
Thủ trưởng Cục Thi hành án BQP và các cơ quan nghiệp vụ, cùng nỗ lực của đơn vị đã tổ chức thi hành xong...; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, trong đó có các văn bản mang tính định hướng lâu dài; phối hợp với các cơ quan tư pháp trong Quân đội kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác THADS.
Bên cạnh đó, Cục Thi hành án BQP đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng trong hoạt động xác minh, bán đấu giá và giải quyết án liên quan đến tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực THADS và xây dựng các Chuyên đề về THADS, tổ chức tập huấn nghiệp vụ hằng năm.
2.4.1.2. Tổ chức bộ máy, chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự
Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, cử hàng trăm lượt cán bộ đi bồi dưỡng, đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội; đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm cải cách tư pháp ở nước ngồi theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phịng. Thơng qua tập huấn, thực tiễn thi hành án, toàn Ngành đã làm tốt cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên trong Ngành. Việc quy hoạch, bổ nhiệm chức danh tư pháp bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyển chọn cán bộ về Ngành công tác, bảo đảm đúng tiêu chí, 100% có trình độ đại học trở lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Cục Thi hành án BQP còn kịp thời báo cáo Bộ Quốc phòng xây dựng hoặc sửa đổi các văn bản về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ làm công tác thi hành án; từng bước đề xuất với trên xây dựng trụ sở, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nghiệp vụ theo nhu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính của Ngành.
Về cơ bản, nhân lực Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng được kiện tồn, bảo đảm trình độ chun mơn và một số kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành. Hầu hết nhân lực được đào tạo bài bản, chính quy, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó, phục vụ lâu dài vì sự phát triển của Ngành và có tinh thần tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trong đó, phần lớn nhân lực đã được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, có mơi trường làm việc thuận lợi, ngày càng có nhiều kinh nghiệm; được chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và tinh thần nhiệt huyết, hết lịng vì cơng việc, n tâm cơng tác và cống hiến. Bên cạnh đó, một phần đội ngũ nhân lực này có độ tuổi cịn trẻ (dưới 40 tuổi), có khả năng nắm bắt, lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới nhanh, có sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với cơng việc.
Việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí đáp ứng tốt cho hoạt động quản lý và tổ chức thi hành án. Các đơn vị quản lý, sử dụng, chấp hành thanh quyết tốn kinh phí nghiệp vụ theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Cải tạo, sửa chữa trụ sở, xây dựng, nâng cấp kho vật chứng trong toàn Ngành; đầu tư, mua sắm trang thiết bị để phục vụ công tác THADS.
2.4.1.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự
Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng trong những năm qua luôn đạt kết quả khá cao, làm giảm đáng kể lượng án tồn đọng, bảo đảm quyết định, bản án của Tịa án, cơ quan có thẩm quyền được thực thi trên thực tế, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Để có được kết quả này, Cục Thi hành án BQP và phòng Thi hành án cấp quân khu đã áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó cơng tác tun truyền pháp luật luôn được quan tâm thực hiện.
Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng và Kế hoạch của cấp quân khu; Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng đã quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm như: Tham gia lớp tập huấn Báo cáo viên chính trị, pháp luật của Bộ Quốc phòng; xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu và tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung chính trị, pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Chính phủ, Bộ Quốc phịng và các văn bản có liên quan đến THADS cho cán bộ, nhân viên trong toàn Ngành để nâng cao nhận thức, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (năm 2020, Phòng
Thi hành án Quân khu 3 thực hiện 9 lớp, thời gian ~60 giờ tại các Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình, Nam Định, Trường Quân sự quân khu, f395, Lữ 214, Lữ 454, Trường CĐN 19, Trường CĐN 20… với gần 4000 lượt cán bộ, nhân viên, chiến sĩ tham gia; Phòng Thi hành án Quân chủng Hải quân thực hiện 5 lớp, thời gian ~25 giờ với hơn 1500 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia); chỉ đạo
Chấp hành viên trong q trình thực hiện cơng tác, nhiệm vụ chuyên môn lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng là đương sự và quần chúng nhân dân, trong đó tập trung vào các ngành luật có liên quan đến công tác chuyên môn của ngành như Luật Hình sự, Luật dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Đất đai... Thơng qua cơng tác dân vận, cán bộ của Ngành tập trung giải thích, thuyết phục đối với cá nhân, tổ chức phải thi hành án nhằm tạo được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và làm chuyển biến nhận thức của các tập thể, cá nhân phải thi hành án về quyền và nghĩa vụ của họ, bảo đảm cho việc thi hành án đúng pháp luật, hiệu quả.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên, Chấp hành viên trong tồn Ngành tích cực phối hợp với chính quyền cơ sở chủ động tuyên truyền qua
những buổi làm việc, tiếp dân ở trụ sở cơ quan, chính quyền giúp nhân dân hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong việc thi hành án, nhiều vụ việc đương sự tự nguyện thi hành án, tự nguyện bàn giao tài sản để thi hành án.
Nhờ làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của người phải thi hành án đã được nâng lên rõ rệt thể hiện qua việc có nhiều người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành án; tình trạng đương sự quấy phá, chống đối quyết liệt trong suốt quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế giảm nhiều, số vụ việc cưỡng chế THADS không thành công về cơ bản là khơng có.
2.4.1.4. Cơng tác tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Trong những năm gần đây, hoạt động THADS trong Quân đội có nhiều chuyển biến, tiến bộ, đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao so với mặt bằng hoạt động THADS chung (Theo số liệu thống kê hằng năm, Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng đều đảm bảo số bản án, quyết định được thụ lý; ra quyết định THA theo đúng quy định của pháp luật và hoàn thành vượt chỉ tiêu giải quyết xong về việc và tiền so với chỉ tiêu chung của Ngành THADS đề ra).
Phòng Thi hành án cấp quân khu đã xây dựng kế hoạch giải quyết án, đề ra chỉ tiêu, biện pháp thực hiện và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Với phương châm kiên trì, thuyết phục để đương sự tự nguyện thi hành, quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án đã khắn phục khó khăn, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc điều kiện hoàn cảnh, tài sản của từng đương sự và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị nơi đương sự cư trú, làm việc để xác minh tài sản, thu nhập; vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành và động viên, thuyết phục gia đình, người thân của người phải thi hành án hỗ trợ để đương sự thi hành; tổ chức thi hành kịp
thời, dứt điểm đối với những vụ việc mới thụ lý có điều kiện thi hành; các trường hợp khơng có điều kiện thi hành được phân loại cụ thể, chính xác và xây dựng kế hoạch định kỳ xác minh theo quy định. Đề nghị Tòa án quân sự