Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trong Hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trong hệ thống cơ quan thi hành án bộ quốc phòng việt nam (Trang 69 - 86)

dân sự trong Hệ thống cơ quan thi hành án Bộ Quốc phòng

3.2.1. Nghiên cứu, tham gia xây dựng, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện thể chế pháp lý nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất pháp luật về THADS

Triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp về cơng tác THADS, đặc biệt là Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về cơng tác phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tịa án nhân dân và cơng tác thi hành án. Trọng tâm là tiếp tục triển khai thi hành Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ; Thơng tư số 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo thống kê THADS, theo dõi thi

hành án hành chính; Thơng tư số 14/2020/BQP ngày 08/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội; Kế hoạch số 584-KH/QUTW ngày 23/9/2021 của Quân ủy Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (năm 2021, Cục

Thi hành án BQP đã chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan chức năng trình Quân ủy Trung ương ban hành để triển khai thực hiện trong hệ thống chính trị tồn qn) và các văn bản mới được ban hành.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan về cơng tác phịng, chống tham nhũng trong toàn Ngành như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phịng về thực hiện chương trình phịng, chống tội phạm; phịng, chống ma túy; phịng, chống mua bán người, phịng, chống tham nhũng, chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Đồng thời ban hành kế hoạch, hướng dẫn, triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường Nhà nước; công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động THADS; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác cải cách tư pháp, hành chính; pháp chế; báo cáo, thống kê thi hành án dân sự… đáp ứng yêu cầu tham mưu Quân ủy Trung ương, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về công tác thi hành án, thực hiện quản lý chuyên ngành về THADS trong Quân đội và tổ chức hoạt động THADS theo quy định pháp luật.

Chủ trì xây dựng Báo cáo cơng tác THADS của Bộ Quốc phịng; chủ động kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL, văn bản quy phạm nội bộ

do Bộ Quốc phòng ban hành và liên tịch ban hành về công tác THADS, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo quy định; lập danh mục văn bản QPPL về quân sự, quốc phòng thuộc ngành, lĩnh vực THADS cần được sửa đổi, bổ sung; kiểm sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực THADS; tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản QPPL theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị.

Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về THADS và quy định pháp luật liên quan:

- Đối với các vấn đề chuyển sổ theo dõi riêng

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về vấn đề chuyển sổ theo dõi riêng theo hướng:

+ Quy định rõ trách nhiệm của Chấp hành viên, cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ việc chưa có điều kiện theo dõi riêng về định kỳ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của đương sự; chủ động giữ liên lạc với Ủy ban nhân dân, Công an phường, xã - nơi cư trú của người phải thi hành án, hoặc Ban quản lý Trại giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù, nhằm sát sao với thực tế biến động tài sản của đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được thi hành án một cách có hiệu quả, tránh trường hợp đương sự có thái độ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.

+ Luật thi hành án dân sự cần được bổ sung quy định về ra quyết định chuyển sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án, gửi quyết định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, thực hiện thông báo cho đương sự hoặc niêm yết công khai tại UBND phường, xã nơi thực hiện xác minh.

+ Liên ngành trung ương cần xem xét, sửa đổi để có sự thống nhất về cách thức thống kê số liệu thi hành án đối với việc chưa có điều kiện thi hành chuyển sổ theo dõi riêng trong biểu thống kê của mỗi ngành và liên ngành để tạo sự nhất quán, đồng bộ, góp phần cho cơng tác thống kê, báo cáo thi hành án dân sự, kiểm sát thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao.

- Đối với vấn đề tương trợ tư pháp về thi hành án dân sự

+ Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp trong thi hành án dân sự, đặc biệt là bổ sung đầy đủ các quy định về căn cứ thực hiện ủy thác tư pháp; trình tự thủ tục, chi phí và các vấn đề khác có liên quan. Đồng thời, giảm bớt thời gian thực hiện ủy thác tư pháp để rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án.

+ Đảm bảo nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước; tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy thác tư pháp ra nước ngoài thực hiện các việc liên quan đến xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án. Đồng thời, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá, tổng kết toàn diện và thường xuyên đối với công tác thực hiện tương trợ tư pháp từ nước ngoài tại Việt Nam.

- Đối với vấn đề xác minh và phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng

+ Cần phải sửa đổi thời điểm phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội theo hướng: Ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi lệnh yêu cầu các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng nhà nước rà sốttrên tồn quốc, cung cấp thông tin tất cả các tài khoản của người bị buộc tội trên hệ thống, tổ chức của mình (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh việc người bị buộc tội không trung thực trong khai báo và tẩu tán tài sản, tiền trong tài khoản.

+ Quy định cụ thể trong mọi trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS có quy định hình phạt tiền, có thể tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải điều tra, xác minh, truy tìm tài sản của bị can, bị cáo là yêu cầu bắt buộc. Có như vậy, vụ án mới được xét xử một cách toàn diện, khách quan. Đảm bảo bản án sau khi tuyên được thi hành một cách hiệu quả, đảm bảo quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

+ Cần có quy định hướng dẫn cụ thể tài sản nào cần phải kê biên, đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế, ma túy phải kịp thời phong tỏa tài khoản,

kê biên tài sản ngay và đối với tài sản nhỏ nhưng giá trị rất lớn, đề xuất giao cho cơ quan trung gian như ngân hàng hoặc Công ty vàng bạc đá quý quản lý, giữ hộ, đảm bảo tài sản khơng bị tẩu tán, gây khó khăn cho thi hành án.Đối với bất động sản, tài sản có giá trị lớn phải đăng ký, chứng minh rõ nguồn gốc, cần có cơ quan (trung tâm) kiểm sốt những tài sản đó.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành trong công tác thi hành án dân sự

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ theo hướng sâu sát, cụ thể và xác định rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành; thường xuyên báo cáo những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác THADS.

Chỉ đạo thực hiện việc ra quyết định đúng thời hạn đối với 100% bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi, xác minh định kỳ các vụ việc chưa có điều kiện thi hành, bảo đảm phân loại việc thi hành án chính xác, đúng quy định pháp luật. Tập trung rà soát những vụ việc khơng có điều kiện thi hành án nhưng đủ điều kiện xét miễn, giảm để lập hồ sơ xét miễn giảm, giảm tiền thi hành án; chỉ đạo, phối hợp tổ chức thi hành hiệu quả các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, vụ việc phức tạp, kéo dài; các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, án tham nhũng, nhất là vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

3.2.3. Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án đảm bảo hiệu lực, hiệu quả

Chủ động triển khai, tổ chức thi hành án với nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo, khắc phục khó khăn, nhất là khó khăn do dịch bệnh, thiên tai

gây ra. Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, hồ sơ ủy thác đến, yêu cầu thi hành án, ra các quyết định về thi hành án cần đảm bảo 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành; chú trọng nâng cao chất lượng, công tác xác minh, phân loại án chính xác; tập trung giải quyết các vụ việc mới thụ lý, vụ việc khó khăn, phức tạp đạt hiệu quả; giảm án tồn, không để xảy ra vi phạm pháp luật, phấn đấu kết quả thi hành án đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác THADS: Thực hiện tốt công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương; với các cơ quan Tư pháp như cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử; cơ quan quản lý Nhà nước như tài nguyên và môi trường, ngân hàng… trong tổ chức thi hành án các vụ việc trọng điểm liên quan đến tín dụng, ngân hàng để thu hồi tiền, tài sản cho ngân sách Nhà nước.

Công tác giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; hồ sơ, sổ sách về thi hành án cần phải lập đầy đủ, quản lý chặt chẽ, ghi chép rõ ràng, dễ tra cứu.

3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành; bảo đảm cơ sở vật chất

Thực hiện tốt việc kiện toàn, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ Ngành và thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ vững mạnh về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Cử cán bộ đi đào tạo tại các trường trong và ngoài Quân đội để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác, gắn với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên toàn Ngành, nhất là số cán bộ mới ra trường cũng như mới vào Ngành.

Có thể mở rộng diện bố trí cán bộ làm công tác THADS, cán bộ làm công tác quản lý THADS trong Quân đội theo hướng bao gồm cả quân nhân

chuyên nghiệp; nâng chức danh tương đương trong hệ thống chức danh của quân đội đối với cán bộ làm công tác THADS, quản lý THADS trong Quân đội nhằm đáp ứng nguyện vọng phấn đấu, phát triển của đội ngũ cán bộ.

Bổ sung quy định về việc luân chuyển cán bộ Ngành THA trong toàn quân theo hướng thuận lợi hơn, đồng thời tạo điều kiện hơn nữa cho công tác bảo đảm đời sống cho đội ngũ cán bộ.

Tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng trong công tác THADS nhằm tạo động lực khuyến khích Chấp hành viên, cán bộ, nhân viên cơ quan thi hành án hăng hái hoàn thành nhiệm vụ.

Lập, quản lý, sử dụng kinh phí đáp ứng tốt cho các hoạt động quản lý và tổ chức thi hành án. Các đơn vị quản lý, sử dụng, chấp hành thanh quyết tốn kinh phí nghiệp vụ theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Cải tạo, sửa chữa trụ sở, xây dựng, nâng cấp kho vật chứng trong toàn Ngành; đầu tư, mua sắm trang thiết bị để phục vụ công tác THADS.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự

Thường xuyên quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; thực hiện nghiêm các văn bản, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Ngành và Nhân dân, nhất là đương sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác THADS trong Quân đội.

Tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; pháp luật về THADS

và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp luật mới ban hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động THADS (ví dụ: Luật Tố cáo; Luật Phịng, chống tham nhũng; Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Luật An ninh mạng; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa;…) và các văn bản khác như: Bộ luật Dân sự; pháp luật về đất đai; pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước…; các nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong THADS.

Thông qua hoạt động thi hành án, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự cần tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL, tích cực động viên thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành, xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền, thuyết phục để có biện pháp tuyên truyền phù hợp, tránh sự lặp lại dẫn đến nhàm chán, tạo sự lôi cuốn của công tác tuyên truyền. Khi thực hiện, Chấp hành viên phải nắm rõ nội dung vụ việc, bản án đã tun, tìm hiểu kỹ hồn cảnh người phải thi hành án, có vụ việc cần phải thấm nhuần nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” để thuyết phục người phải thi hành án và gia đình họ tự nguyện thi hành án...

Để làm tốt công tác này, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm cơng tác THADS cần tích cực học tập để nâng cao trình độ lý luận, thường xuyên trau dồi đạo đức, tác phong, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, tích lũy kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đúng pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án.

Để nâng cao nghiệp vụ cho Chấp hành viên, cán bộ làm cơng tác THADS, tồn Ngành cần chủ động phối hợp với Hội đồng phổ biến, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trong hệ thống cơ quan thi hành án bộ quốc phòng việt nam (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)