Kinh nghiệm kiểm tra thuế của một số cơ quan Thuế và bài học rút ra cho ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 37 - 43)

chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

1.5.1. Kinh nghiệm của một số cơ quan Thuế

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế Cầu Giấy, Hà Nội

Năm 2015, Chi cục Thuế Cầu Giấy Hà Nội đã phát hiện 5 doanh nghiệp chuyển giá thu hơn 300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2015 đến nay, phát hiện 2 doanh nghiệp chuyển giá và cơ quan này đang tiến hành xử lý. Trong 2 tháng cuối năm, Chi cục Thuế tỉnh tiếp tục điều tra chuyển giá ở 2 doanh nghiệp lớn; trong đó, 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 1 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Chi cục trưởng Chi cục Thuế Cầu Giấy Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tiến hành kiểm tra trước ở những doanh nghiệp lớn của các ngành trọng điểm như: Dệt may và điện tử. Với ngành dệt may, việc điều tra chuyển giá sẽ thuận lợi hơn vì ngành thuế đã có cơ sở dữ liệu. Những ngành khác, Tổng cục Thuế đang xây dựng cơ sở dữ liệu làm căn cứ hỗ trợ công tác chống chuyển giá. Trường hợp phát hiện chuyển giá doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính, truy thu thuế. Những doanh nghiệp có tên tuổi bị phát hiện chuyển giá sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu và có thể làm giá cổ phiếu của cơng ty trên sàn giao dịch chứng khốn giảm.

Mới đây, Chi cục Thuế triển khai các nội dung của hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS như: Quản lý hồ sơ, xử lý tờ khai, quản lý tuân thủ và khai thác dữ liệu ứng dụng... Đồng thời tiến hành cài đặt, tạo tài khoản và phân quyền cho người sử dụng ứng dụng TMS; rà soát dữ liệu, chuẩn hóa các dữ liệu sai lệch trong các ứng dụng cũ, chốt dữ liệu trên các ứng dụng hiện hành, chuyển đổi và đối chiếu dữ liệu trên ứng dụng mới.

Năm 2015, Quận đã kiểm tra 872 DN, đạt 102% kế hoạch năm; 100% DN kê khai qua mạng; 90,19% DN nộp thuế điện tử.

Để đạt được kết quả như trên, toàn thể đội ngũ Lãnh đạo Chi cục, Cán bộ công chức Chi cục Thuế đã thi đua phấn đấu, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế. Đồng thời bám sát tình hình thu, tình hình kinh tế trên địa bàn để chỉ đạo quản lý, đưa ra những giải pháp kịp thời triển khai thực hiện trong toàn ngành. Ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế đã tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đẩy mạnh kiểm tra chống thất thu, huy động kịp thời nguồn thu vào NSNN, tích cực triển khai các biện pháp quản lý thu nợ, tỷ lệ nợ chiếm 3% tổng thu - đạt chỉ tiêu của Cục Thuế giao (thấp hơn 5%). Đây là tỷ lệ nợ thấp nhất trong những năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, Chi cục Thuế ln quan tâm đến xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức, chú trọng đào tạo về chuyên môn cũng như đạo đức, tác phong nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế; cơ sở vật chất cũng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi, thân thiện cho người nộp thuế đến giao dịch với cơ quan thuế.

1.5.1.2. Kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Quận 1 thuộc Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Do số lượng các DN NQD do Chi cục Thuế Quận 1 quản lý rất lớn với số lượng cơng chức cịn hạn chế nên Chi cục Thuế đã phân công các đội kiểm tra thuế theo dõi các DN NQD theo ngành nghề kinh doanh đồng thời tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra theo các chuyên đề như: Chuyên đề kiểm tra về hoạt động kinh

doanh vận tải, kinh doanh ăn uống, kinh doanh xây dựng, kinh doanh điện tử, điện lạnh …

Việc kiểm tra theo chuyên đề mang lại hiệu quả cao, tăng thu cho NSNN đồng thời nâng cao ý thức chấp hành các quy định về thuế của NNT.

1.5.2. Bài học rút ra cho Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

1.5.2.1. Bài học về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra thuế Thứ nhất, lập kế hoạch kiểm tra thuế chi tiết đề ra theo từng năm.

Thứ hai, phân bổ chỉ tiêu cụ thể đối với cơng tác kiểm tra của các đồn kiểm tra

và cơ cấu lại lực lượng kiểm tra, đẩy mạnh công tác kiểm tra tại DN theo hướng kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào những chuyên đề trọng tâm, theo kế hoạch công tác năm.

Thứ ba, thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ người nộp thuế, phân loại

giám sát chặt các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế… để kịp thời ngăn chặn các dạng tội phạm.

Thứ tư, tăng cường xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức, chú trọng

đào tạo về chuyên môn cũng như đạo đức, tác phong của cán bộ.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế;

cơ sở vật chất cũng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi, thân thiện cho người nộp thuế đến giao dịch với cơ quan Thuế.

1.5.2.2. Bài học về đào tạo và đào tạo lại cán bộ kiểm tra thuế

Về lực lượng cán bộ kiểm tra cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cán bộ kiểm tra chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu, kiến thức kế toán doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính và khả năng sử dụng ứng dụng CNTT, ứng dụng quản lý thuế, ngoại ngữ trong việc phân tích, khai thác thơng tin và quản lý kiểm tra thuế. Ngoài ra, cần tăng cường công tác giáo dục cán bộ công chức quản lý thuế nói chung và cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế nói riêng có phẩm chất đạo đức tốt, tránh gây phiền hà cho NNT.

1.5.2.3. Bài học về xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm

hoạch kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc không đưa vào kế hoạch những đơn vị đã có kế hoạch kiểm tra của cấp trên như: Cơ quan Kiểm tra Nhà nước, cơ quan Kiểm tốn Nhà nước, đã có trong kế hoạch kiểm tra của Cục thuế tỉnh Đắk Nông.

- Ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra các trường hợp sau:

+ Đối tượng nộp thuế phải kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của cơ quan Thuế cấp trên.

+ Đối tượng nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, được phát hiện từ bên thứ ba.

+ Đối tượng nộp thuế mới thành lập nhưng có biểu hiện kinh doanh bất thường, có dấu hiệu của đơn vị chỉ thành lập để kinh doanh hóa đơn.

+ Đối tượng nộp thuế có thực hiện giao dịch liên kết; có nhiều chi nhánh trực thuộc; ĐTNT hoạt động kinh doanh lỗ; hoàn thuế GTGT lớn, nhiều kỳ.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Công tác xây dựng kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế; nguồn nhân lực và định hướng chương trình cơng tác của ngành.

+ Để đảm bảo yêu cầu minh bạch trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối tượng được đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm phải là những đối tượng có điểm rủi ro cao nhất tính từ trên xuống (được phân tích trên ứng dụng phân tích rủi ro (TPR)).

1.5.2.4. Một số bài học khác

Phải xây dựng cụ thể các chuyên đề về kiểm tra cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp, đúc kết kịp thời các hành vi vi phạm của NNT để có sơ sở cho những lần kiểm tra tiếp theo.

Việc phân tích sâu hồ sơ của doanh nghiệp tại cơ quan Thuế trước khi kiểm tra phải được phân tích sâu rộng và chặt chẽ, có so sánh với các loại hình doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh giống nhau từ đó đưa ra được các lỗi mà doanh nghiệp vấp phải để tiến hành kiểm tra nhằm loại trừ các rủi ro về thuế mà doanh nghiệp đã và đang vi phạm.

các huyện. Trong công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp nhằm chỉ ra những sai phạm của đối tượng nộp thuế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tại Chương 1 của luận văn đã hệ thống được một số nội dung cơ sở lý luận chung và thực tiễn về kiểm tra thuế từ những cơng trình nghiên cứu trước đây. Tác giả tập trung đi sâu vào khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc kiểm tra thuế, các hình thức kiểm tra thuế, nội dung của công tác kiểm tra thuế như: xác định đối tượng kiểm tra, mục tiêu cần kiểm tra, áp dụng các phương pháp kiểm tra, lựa chọn nội dung cần kiểm tra tại đơn vị, đánh giá các kết quả kiểm tra bằng các phương pháp mang tính chất định lượng và định tính. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế như: các yếu tố ảnh hưởng từ phía cơ quan Thuế, từ người nộp thuế, từ hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan, các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế. Cuối cùng tác giả nghiên cứu kinh nghiệm kiểm tra thuế của một số cơ quan Thuế trong và ngồi nước làm tốt cơng tác kiểm tra thuế, cung cấp bài học bổ ích vận dụng vào cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ.

Nói tóm lại, việc xây dựng cơ sở lý luận và các quy định hiện hành về kiểm tra thuế nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu về thực trạng công tác kiểm tra thuế được thực hiện trong Chương 2 và những giải pháp hoàn thiện đề ra trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)