khu vực Cư Jút – Krông Nô
2.1.1. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội của huyện Cư Jút
Vị trí địa lý
+ Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 trên cơ sở một phần từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đắk Mil tách ra và nằm trong tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nơng.
+ Phía Đơng của Cư Jút giáp với thành phố Bn Ma Thuột, phía Nam Cư Jút giáp với huyện Đắk Mil, phía Tây Cư Jút giáp với tỉnh MunDunKiri, Vương quốc Campuchia và phía Bắc Cư Jút giáp với huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk.
Huyện cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 20 km về phía Tây nam và nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 110 km, có đường biên giới dài 20 km giáp với tỉnh Mundunkiri của Campuchia.
- Điều kiện tự nhiên
+ Huyện Cư Jút chịu sự chi phối bởi kiến tạo địa chất của cao nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam đến Bắc, độ cao trung bình khoảng 330m.
+ Huyện Cư Jút mang đặc điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát mẻ, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 44.411,5 ha, trong đó: diện tích đất có rừng: 39.950,68 ha (rừng trồng: 1.286,3 ha và rừng tự nhiên: 38.664,42 ha) bao gồm: rừng sản xuất: 35.212,48 ha; rừng phòng hộ: 1.464,7 ha; rừng đặc dụng: 2.794 ha.
+ Trên địa bàn huyện Cư Jút có đến 25 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn, nên mang đậm bản sắc văn hóa của
nhiều vùng miền, dân tộc. Tồn huyện có 3 tơn giáo chính gồm Cơng giáo, Tin lành và Phật giáo.
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Cư Jút
- Những tiềm năng và lợi thế
Khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện như: Đất sét phân bố trên địa bàn các xã: Cư Knia, Trúc Sơn, Đắk Drơng, có thể khai thác sản xuất gạch, ngói phục vụ xây dựng các cơng trình và xây dựng dân dụng. Ngồi các khống sản trên cịn có đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt. Huyện cịn có hàng triệu mét khối đá, cát tập trung ở các xã: Ea Pô, Nam Dong, Đắk Wil, Đắk Drông… để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng ở tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk. Cư Jút có dịng sơng Sêrêpok chảy qua với hơn 40 km qua địa bàn huyện, sơng có nhiều thác ghềnh hùng vĩ. Đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm và ngắn ngày.
Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng trong những năm qua đang phát huy tác dụng và sẽ tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện có lợi thế về tài nguyên và lao động như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản đang phát triển ở mức cao.
Quỹ đất chưa sử dụng cịn nhiều, diện tích đất gị đồi ở khu vực phía Tây và Tây Bắc có điều kiện để phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại kết hợp với du lịch sinh thái.
Xu hướng tồn cầu hố, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Đây là cơ hội để Cư Jút đón nhận các dịng vốn đầu tư, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển Kinh tế - Xã hội. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho sản phẩm, hàng hoá của thành phố thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong và ngồi nước.
Sau khi có Nghị quyết của Tỉnh ủy Đắk Nơng, đã tạo ra cơ hội để Cư Jút có được các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp của tỉnh, tạo động lực phát triển KT- XH với tốc độ nhanh hơn. Các lĩnh vực xã hội và đời sống nhân dân ngày càng nâng cao là cơ hội để đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí
- Những hạn chế, khó khăn
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều vùng đất khơ hạn gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nên Cư Jút đã tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, cải thiện hồ đập, xúc tiến đầu tư lĩnh vực năng lượng, thủy điện, điện mặt trời nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, trên địa bàn đã xây dựng hai dự án điện năng lượng mặt trời với công suất 95 Mwp; sáu dự án thủy điện đang hoạt động; nhiều cơng trình, dự án về cơng nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến được triển khai góp phần đưa tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 10,2%/năm.
Quy mô nền kinh tế còn ở mức thấp; chuyển dịch kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn chậm; đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chưa đáp ứng với tình hình mới... Cư Jút có điểm xuất phát thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp, sản phẩm có thương hiệu và hàm lượng kỹ thuật cao cịn ít, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh không cao, thiếu các bước, các lĩnh vực đột phá trong phát triển.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn yếu và chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý đơ thị cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý và khai thác tài nguyên mơi trường cịn nhiều hạn chế.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp (năm 2018 chiếm 49%), lực lượng cán bộ kỹ thuật cịn thiếu và yếu. Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. Nguồn thu ngân sách chưa vững chắc, thu từ SXKD dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao, hiện tại nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc này sẽ ngày càng giảm trong tương lai gần.
Xu thế hội nhập và phát triển đem lại nhiều cơ hội, song cũng đan xen khơng ít thách thức.
Là vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước nên Cư Jút cũng đứng trước thách thức thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư lớn, các dự án lớn.
DN tư nhân đa số có qui mơ nhỏ, nguồn lực hạn chế nên khó có thể vươn nhanh ra chiếm lĩnh thị trường bên ngồi.
Trình độ tay nghề lao động, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các cơ sở SXKD nhìn chung đang cịn thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và chuyển giao khoa học công nghệ mới.