Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương và các bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 50)

và các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk

Huyện Krơng Pắc nằm ở phía đơng tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30km, có diện tích tự nhiên là 62.581 ha.

Huyện Krông Pắc được nối liền với trung tâm các huyện trong tỉnh bởi hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch... Nằm trên trục Quốc lộ 26, cách thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hịa

khoảng 160km, cách sân bay Bn Ma Thuột khoảng 30km, đây chính là điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện; có điều kiện tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển.

Với những điều kiện như trên, Krơng Pắc có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nơng, lâm nghiệp tồn diện, nhất là: cà phê, hồ tiêu, cacao, cao su và các loại cây đậu đỗ, cây lương thực và chăn ni, bên cạnh đó mở rộng khai thác du lịch sinh thái do hệ thống sông, suối phân bổ tương đối đều khắp và khá dày trên địa bàn huyện. Krơng Pắc là địa bàn có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh, đã góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thời gian qua.

Cơ cấu kinh tế được xác định là: công nghiệp - nông nghiệp. Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế cơng thương nghiệp, ngồi quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Chi cục Thuế huyện Krông Păc đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của huyện và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp trọng tâm để quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn thu; đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội thuế để triển khai nhiệm vụ thu ngân sách đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, chi cục cịn phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn tập trung đôn đốc, xử lý thu nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế và chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp...

Tuy nhiên nhìn tổng quan nền KT-XH của huyện Krơng Pắc trong những năm qua vẫn có sự phát triển khá ổn định và bền vững. Tốc độ phát triển kinh tế khá, đạt trên 20% / năm trong giai đoạn 2014-2016, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp – dịch vụ – công nghiệp. Năm 2016, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và thương mại dịch vụ đã đóng góp trên 80% trong tổng GDP của tồn huyện;

Những biện pháp tăng thu mà huyện Krông Pắc đã áp dụng: - Hướng đến thu bền vững

Bên cạnh việc xác định hợp lý cơ cấu nguồn thu, lãnh đạo huyện đã vào cuộc quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Huyện đã huy động mọi lực lượng để tham gia, tổ chức các tổ thu nợ các cấp, từ huyện đến cơ sở; thực hiện quyết liệt công tác thu nợ đọng, nhất là lĩnh vực liên quan đến đất đai.

Bên cạnh đó, huyện đã triển khai hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trụ vững, ổn định và vươn lên mở rộng hoạt động sản xuất như hỗ trợ tín dụng ưu đãi thơng qua hai nguồn quỹ “Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Quỹ Đầu tư và Phát triển”; giải quyết vướng mắc về mặt bằng, đất đai cho doanh nghiệp; hỗ trợ về khoa học công nghệ; tập trung quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong kê khai thuế, làm tốt công tác kê khai thuế qua mạng.

- Tăng cường đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp

Điểm mấu chốt để ni dưỡng nguồn thu bền vững chính là đồng hành, đối thoại để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chính sách thanh tốn bù trừ để doanh nghiệp có trách nhiệm cao hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết thu nợ đọng hiệu quả.

- Chống thất thu, không phát sinh nợ mới

Tập trung thực hiện tốt cơ chế, chính sách đã và đang triển khai đối với doanh nghiệp; nhất là hạ lãi suất cho vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng, cho thuê đất nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính gắn với “5 xây” và “3 chống”, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Tăng cường các biện pháp chống thất thu nợ đọng phù hợp với từng đối tượng, không để phát sinh nợ mới. Chú ý các lĩnh vực có nguồn thu lớn như bất động sản, san lấp mặt bằng, dịch vụ ăn uống, khách sạn… Có chính sách hỗ trợ, giúp người dân trả nợ tiền đất tái định cư. Tiếp tục thực hiện thanh toán bù trừ đối với doanh nghiệp. Đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất thông qua bán đấu giá.

Các cơ quan, đơn vị lập dự toán thu sự nghiệp hàng năm gửi cho cơ quan tài chính, thuế và cơ quan cấp trên phải đúng theo mẫu biểu, thời gian quy định đã được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Dự tốn thu sự nghiệp phải đảm bảo phản ánh đầy đủ chi tiết các nguồn thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ tài chính quy định.

Q trình tổ chức thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúng mức thu, đối tượng thu, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tồn bộ khoản thu phí, lệ phí,… vào sổ kế tốn, báo cáo tài chính.

Trích tạo nguồn thực hiện cải cách theo đúng chế độ quy định, nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và khơng được sử dụng cho mục đích khác.

Đối với các khoản thu khơng đúng chế độ bị kiến nghị hồn trả cho người nộp hoặc thu hồi nộp cho NSNN, phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm sai quy định.

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách trên.

1.4.1.2. Kinh nghiệm huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Cư Jút là một huyện của tỉnh Đăk Nông. Huyện nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách trung tâm Bn Ma Thuột khoảng 20km. Có 8 xã và 1 thị trấn, địa hình bằng phẳng, nơng nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện, bên cạnh đó huyện có một hệ thống sơng ngịi phù hợp cho phát triển du lịch, cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công tác tăng thu NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Thực hiện chỉ đạo của cục thuế cấp trên về triển khai công tác ủy nhiệm thu thuế cho các xã triển khai thực hiện đến nay đều đã hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Việc quan trọng là làm tốt công tác tun truyền có trình tự, phổ biến các chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp, hợp đồng tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ đảm nhiệm làm tốt hơn công tác chuyên môn. Cùng với phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã làm cho cấp ủy, chính quyền, đồn thể qn triệt coi cơng tác

thuế thực sự là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của xã. Hiện nay nguồn thu đã được cân đối vào ngân sách xã, miễn giảm sai, bỏ sót nguồn thu là tự điều tiết vào ngân sách của mình, từ đó chính quyền xã có trách nhiệm cao hơn, tăng cường công tác quản lý thu đúng, thu đủ.

Tất cả các xã đều thực hiện niêm yết cơng khai quy trình tại trụ sở làm việc của UBND xã, thường xuyên phát trên sóng phát thanh của xã về các chế độ chính sách liên quan đến các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong cơng tác thu nộp thuế, các mức đóng cụ thể để người dân biết tham gia, giám sát bảo đảm đóng góp cơng bằng, bên cạnh đó cũng động viên kịp thời những hộ kinh doanh nộp thuế đủ và đúng thời hạn, nhắc nhở các hộ chấp hành chưa tốt. Thể hiện sức mạnh của dân khi được phát động vào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện cơng bằng xã hội.

Ngồi ra cơ quan thuế và chính quyền các xã phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ việc nộp thuế của các đối tượng SXKD. Ví dụ như: phối hợp với cơ quan công an giao thông đăng ký phương tiện thu thuế trước bạ để nắm chắc được số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh đóng góp vào phần tăng thu ngân sách một cách đáng kể. Phối hợp với phịng tài ngun mơi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu thuế sát đúng và kịp thời. Phối hợp với cơ quan tài chính cân đối các khoản thu thuế, phí và lệ phí … đảm bảo mọi khoản thu đều được quản lý và nộp đầy đủ vào NSNN qua Kho bạc Nhà nước hoặc các Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước đã ký ủy nhiệm thu để điều tiết kịp thời đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, khơng có tình trạng để ngồi ngân sách.

Nhờ cơng tác ủy nhiệm thu cho xã nên đã khắc phục được tình trạng một cán bộ thuế đảm nhiệm nhiều công việc, phụ trách nhiều xã, không sâu sát hết được dẫn đến bỏ nguồn thu, từ đó giảm được biên chế hoặc chuyển cán bộ chuyên quản quả công tác khác như hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra. Có thể khẳng định ủy nhiệm thu thuế cho xã là chủ trương đúng đắn có hiệu quả góp phần tăng thu cho NSNN.

1.4.1.3. Kinh nghiệm huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị

định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krơng Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 105.016 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,89%, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng.

Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây cơng nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sơng Krơng Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dịng chảy bình qn 125 m3/s, đổ vào sơng Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngồi ra cịn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Easim… cung cấp nguồn nước lớn cho huyện.

Trong những năm qua, công tác quản lý thu NSNN của huyện Cư Kuin đã đạt được những kết quả khả quan, tốc độ tăng thu cao qua các năm. Công tác quản lý thu ngân sách đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Cư Kuin đến năm 2022. Cụ thể trong quản lý thu NSNN ở huyện Cư Kuin đã đạt được những kết quả sau: Công tác lập dự tốn thu NSNN trên địa bàn huyện nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của huyện; Việc phân cấp nguồn thu cho NSĐP còn được điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng được với nhiệm vụ mới phát sinh trong điều kiện KT-XH đang phát triển; Các biện pháp thu đã được áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các Luật thuế đã ban hành; Có sự phân cơng cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm cho các ngành và các đơn vị quản lý thu ngân sách để đảm bảo có sự quản lý các nội dung thu thống nhất và tránh chồng chéo lẫn nhau giữa các ngành, các cấp; Ngành thuế và các ngành có liên quan thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương các cấp để có sự chỉ đạo từ chính quyền địa phương trong cơng tác thu…

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Cư Kuin trong thời vừa gian qua vẫn cịn nhiều hạn chế:

- Thứ nhất, dự tốn thu chưa sát thực tế, một số khoản thu còn thấp so với dự toán giao;

- Thứ hai, cơ cấu thu ngân sách còn nhiều bất cập chưa mang tính bền vững. Trong thu nội địa có những biểu hiện hạn chế về cơ cấu thu ngân sách;

- Thứ ba,thất thu thuế còn lớn và xảy ra trong nhiều nội dung thu cho ngân sách đặc biệt là thu thuế CTN-NQD và thu thuế TNCN;

- Thứ tư, nhiều khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu, tính nghiêm minh của pháp luật và thất thu cho NSNN;

- Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, chưa khuyến khích được phát triển sản xuất để bồi dưỡng, tạo mới nguồn thu cho ngân sách, tỷ lệ động viên vào ngân sách so với GDP còn thấp;

- Thứ sáu, tập trung các khoản thu chưa kịp thời vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương.

1.4.2. Những bài học kinh nghiệm

Sau khi nghiên cứu tình hình phân cấp quản lý thu NSNN ở các huyện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, do thu NSNN chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố nên cần phải có

định hướng quản lý thu NSNN một cách đúng đắn như tiết kiệm tối đa chi phí để nâng cao hiệu quả thu, chú trọng vào việc điều hành phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội khi đó mức sống và nhận thức về việc nộp thuế người dân nâng cao đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động thu NSNN.

Hai là, việc quản lý thu NSNN phải đảm bảo bắt đầu từ một dự tốn thu tốt.

Chính quyền các cấp phải có cái nhìn khách quan và chính xác về tình hình kinh tế - xã hội để từ đó xây dựng nên một dự toán mang khả thi cao.

Ba là, tăng cường tính chủ động cho các địa phương trong các khoản thu thuế.

Giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm cho từng địa phương để công tác thu ngân sách được chú trọng, đẩy mạnh hơn nữa để mang lại hiệu suất tốt nhất.

Bốn là, mọi khoản thu đều được quản lý qua ngân sách, khơng có tình trạng

Năm là, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được

thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thực hiện nguyên tắc cơng khai, chính quyền các cấp đều phải cơng khai công bố trên các phương tiện đại chúng.

Sáu là, nâng cao chất lượng cơng tác quyết tốn ngân sách với việc nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)