1.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về công chức
Thực hiện pháp luật về công chức nhằm thực hiện các qui định của pháp luật về quản lý công chức, đưa các qui phạm pháp luật này vào thực tiễn cuộc sống, biến nó thành những hành vi xử sự thực tế góp phần phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về công chức.
Pháp luật về công chức được thực hiện trong đời sống xã hội thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Các qui phạm pháp luật về công chức của nước ta hiện nay được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì nội dung rất rộng, liên quan đến tất cả các mặt của lĩnh vực quản lý công chức.
Nội dung của pháp luật về chức được dựa trên các nội dung quản lý công chức. Bất kỳ nội dung quản lý cơng chức nào cũng cần có những thể chế tương ứng.
Căn cứ Luật CBCC 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nội dung về cơng chức hành chính bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức
Đây là nội dung quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đội ngũ công chức làm việc sau này của cơ quan hành chính. Tuyển dụng là việc thực hiện các quy trình chun mơn, nghiệp vụ để lựa chọn các ứng viên đủ tiêu chuẩn vào làm việc theo yêu cầu của từng vị trí việc làm và nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trong khung biên chế được giao sử dụng hàng năm.
Công tác tuyển dụng được tổ chức khách quan, công bằng, cạnh tranh theo hướng mở và phương thức tuyển dụng đa dạng, phù hợp là cách thức để chọn được người có khả năng làm việc trong bộ máy.
Hiện nay, công tác tuyển dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2010 NĐ-CP của Chính phủ. Trong tuyển dụng, UBND tỉnh có thẩm quyền quyết định việc tuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh. Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu, là thường trực Hội đồng tuyển dụng do UBND tỉnh thành lập, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện các quy trình chun mơn, nghiệp vụ để thực hiện việc tuyển dụng.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về nâng ngạch, chuyển ngạch và tiêu chuẩn ngạch, bổ nhiệm ngạch công chức
Nâng ngạch là việc chuyển công chức từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn theo tiêu chuẩn ngạch quy định tại Thông tư số 11/2014 TT-NV ngày 9/10/ 2014 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 05/2017 TT-NV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi một điều của Thông tư số 11/2014 TT-BNV.
Tại 02 văn bản trên, Bộ Nội vụ quy định cụ thể các ngạch công chức trong bộ máy hành chính gồm: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên. Ở mỗi ngạch có quy định cụ thể các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, chun mơn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 50; Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 24/ 2010 NĐ-CP thì UBND tỉnh có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch nhân viên lên cán sự và cán sự lên chuyên viên, xét chuyển ngạch công chức, bổ nhiệm ngạch cơng chức từ ngạch chun viên chính trở xuống.
Thứ ba, thực hiện pháp luật về đánh giá, phân loại công chức hàng năm
Đánh giá công chức là khâu quan trọng trong công tác quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức từ trung ương đến địa phương, góp phần thực hiện thành cơng nội dung cải cách hành chính nhà nước. Đánh giá cơng chức kịp thời, chính xác là cơ sở để thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, quy hoạch, quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cơng chức; rà sốt lại đội ngũ cơng chức về cơ cấu, năng lực thực thi cơng vụ, phẩm chất đạo đức, thể lực, trình độ chun mơn, thái độ thực thi cơng vụ... kết quả đánh giá cơng chức cịn giúp cho công tác đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật... để đánh giá cơng chức có hiệu lực, hiệu quả thì việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan là rất cần thiết.